Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

02/11/2024
Lý Thông
Lý Thông
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được mục đích nhất định. Trong quan hệ quản lý hành chính, nhà nước đề ra quy phạm pháp luật - khuôn mẫu xử sự chung cho cá nhân, tổ chức trong tình huống được dự liệu trước, lặp lại nhiều lần.

1- Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính

Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật hành chính cho phép.

Ví dụ: Công dân sử dụng quyền đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh; quyền làm việc, học tập, tự do cư trú, tự do đi lại…; cơ quan hành chính nhà nước sử dụng quyền hạn theo quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Chủ thể, quản lý hành chính nhà nước sử dụng quy phạm pháp luật hành chính nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được trao.

Đối tượng quản lý hành chính nhà nước sử dụng quy phạm pháp luật hành chính nhằm mục đích bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính

Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thể hiện quy phạm pháp luật hành chính, theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính không cho phép (nghiêm cấm).

Ví dụ, trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, cá nhân không được thực hiện hành vi sau đây:

- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

- Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

- Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;

Trong lĩnh vực quản lý thuế, cơ quan quản lý có thẩm quyền không được thực hiện hành vi sau đây:

 - Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

 - Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

 - Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính

Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi thực hiện.

Ví dụ: Cá nhân thực hiện (chấp hành) nghĩa vụ đóng thuế, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Sự khác nhau giữa chấp hành và tuân thủ ở chỗ, nếu như tuân thủ là sự kiềm chế không thực hiện hành vi nhất định, thì chấp hành là sự chủ động thực hiện hành vi mà quy phạm pháp luật hành chính trù liệu cho chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

4- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chỉ được thực hiện bởi chủ thể quản lý hành chính nhà nước.

Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bàn hành văn bản áp dụng pháp luật hoặc thực hiện hành vi hành chính để tổ chức thực hiện pháp luật hành chính một cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lý.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử; Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chỉ được thực hiện bởi chủ thể quản lý hành chính nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đáp ứng yêu cầu sau:

 - Áp dụng quy phạm pháp luât hành chính phải đúng với mục đích, nội dung của quy phạm pháp luật hành chính được áp dụng;

 - Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền;

 - Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;

 - Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định;

 - Kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện thông báo công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản (trừ trường hợp có quy định khác).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20050 sec| 960.195 kb