Luật sư tiếp nhận vụ việc của khách hàng
1- Luật sư tiếp xúc với khách hàng
Trên thực tế, đây là giai đoạn đầu tiên khách hàng và luật sư tiếp xúc với nhau. Trong đó luật sư, trước hết phải thực hiện trách nhiệm xã hội - nghề nghiệp của mình. Dưới góc độ đạo đức, giống như ngành y, bác sỹ phải cứu người, luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản... khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
Đến với luật sư nhà cung cấp dịch vụ pháp lý để cứu chữa con bệnh “pháp lý”, khách hàng rất mong muốn được luật sư tiếp nhận và thực hiện dịch vụ , kỳ vọng về dịch vụ pháp lý của luật sư nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý của mình. Trong khi đó luật sư cũng giống như nghề y, có bác sỹ đa khoa và chuyên khoa, có bác sỹ hành nghề lâu năm, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và bác sỹ mới bào nghề , không phải yêu cầu nào của khách hàng đều nằm trong khả năng chuyên môn của một luật sư, Do vậy, quy tắc tiếp nhận vụ việc của khách hàng đặt ra nhằm minh bạch hóa quan hệ “nhờ” và “nhận” của luật sư và khách hàng.
Thứ nhất, khi được khách hàng yêu cầu tiếp nhận vụ việc, luật sư cần nhanh chóng trả lời cho khách hàng biết về việc có tiếp nhận vụ việc hay không.
Thứ hai, luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo , tuổi tác, sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản của khách hàng. Khi pháp lý miễn phí thì luật sư thông báo cho họ biết. Trường hợp biết khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp:
Tình huống: Cùng một thời điểm đến với Văn phòng luật sư A có 4 người. Người thứ nhất nhờ tư vấn về chính sách xã hội về người khuyết tật đối với mình, người thứ hai là người nghèo đến nhờ tư vấn và khiếu kiện vì đang bị thu hồi đất, người thứ ba là người khó khăn ( không có đủ tiền chi / trả cho dịch vụ của luật sư ) nhờ khởi kiện chia di sản thừa kế , người thứ tư là doanh nhân đến nhờ tư vấn hợp đồng kinh doanh thương mại. Trong khi Văn phòng luật sư A chỉ có hai luật sư. Là luật sư Á - Trưởng Văn phòng luật sư A, bạn sẽ xử sự như thế nào? Không phân biệt đối xử thể hiện ở chỗ tất cả các khách hàng đến với luật sư thì luật sư không có quyền từ chối ai dù họ xuất thân như thế nào, đến từ đâu, giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản ra sao.
Trong tình huống nói trên, trước hết luật sư tự mình tiếp và phân công luật sư tiếp nhận tất cả đề nghị dịch vụ pháp lý và các tài liệu kèm theo của cả bốn người, xem xét tính cần thiết và cấp bách của từng việc theo quy định của pháp luật. Yêu cầu nào là cần thiết và cấp bách thì phải ưu tiên nhận trước theo thứ tự ưu tiên, nếu người là đối tượng được trợ giúp pháp lý có vụ việc cấp thiết, cấp bách sẽ nhận và tư vấn trước, sau đó người khác có việc cần thiết và cấp bách, sau đó đến việc không cần thiết và những cấp bách và việc không cần thiết và chưa cấp bách. Tuy nhiên luật sư phải lưu ý việc của các khách hàng đối với họ đều là rất cần thiết đối với thách hàng thì việc nào cũng cần nhanh và ngay nên luật sư phải giải thích để khách hàng nếu chưa được tiếp nhận ngay cũng hiểu và chấp nhận đề nghị lịch hẹn của luật sư.
Luật sư không được phép từ chối khách hàng nào, trừ trong trường hợp luật sư không đủ năng lực để thực hiện hoặc theo các quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong khi tiếp và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đầu tiên, luật sư cần có giấy hẹn đối với khách hàng theo thứ tự ưu tiên tiếp theo đến làm việc vào thời gian gần nhất có thể. Đối với khách hàng thứ nhất và thứ hai, do họ thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí nên luật sư phải thông báo cho họ biết.
Thứ ba, luật sư chỉ nhận vụ việc theo điều kiện, khả năng chuyên môn của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Chuyên môn và điều kiện là hai yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ pháp lý. Quy định này của quy tắc đảm bảo dịch vụ pháp lý của luật sư được cung cấp cho khách hàng có chất lượng, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trên thực tế, tạo ra điều kiện để khách hàng được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất. Yêu cầu của quy tắc cũng đặt ra việc luật sư thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Tức là, chỉ được quyền cung cấp dịch vụ pháp lý trong giới hạn yêu cầu của khách hàng và yêu cầu đó phải hợp pháp.
Tình huống:
Công ty luật TNHH A đăng ký hoạt động tất cả các phạm chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại và đầu tư. Công ty luật TNHH A không hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng và tranh tụng hình sự. Gia đình ông Trần Quang A - Giám đốc của một công ty thuộc đối tượng khách hàng thân thiết bị khởi tố về hình sự, bị bắt tạm giam đến nhờ Công ty luật TNHH A bào chữa từ giai đoạn điều tra. Là Giám đốc Công ty luật TNHH A, bạn phải xử sự như thế nào? Nhận hay từ chối khách hàng? Giới thiệu khách hàng đến tổ chức hành nghề luật sư khác chuyên về tranh tụng hình sự hay cố gắng cung cấp dịch vụ bào chữa cho khách hàng?
Thứ tư, luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư, về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý ; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư. Quy tắc này quy định nghĩa vụ và thái độ ứng xử về mặt đạo đức của luật sư khi nhận vụ việc của khách hàng để luật sư thấy được bổn phận của mình trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Thực tiễn có một số quan điểm chưa đúng đắn về vai trò của luật sư. Hoặc tuyệt đối hóa vai trò của luật sư, đó là luật sư có thể làm được tất, thậm chí đứng trên cả hệ thống tố tụng và pháp luật, luật sư có thể biến cái không thể thành có thể, khách hàng chỉ cần lo chi phí thỏa đáng cho luật sư, mọi việc luật sư đều có thể giải quyết. Quan điểm khác lại hạ thấp vai trò của luật sư, cho rằng luật sư là khâu trung gian, cầu nối với các cơ quan nhà nước, người tiến hành tố tụng để “chạy”.
Quy tắc này giúp luật sư minh bạch hóa trọng trách của mình, tránh cho khách hàng cái nhìn lệch lạc về luật sư và nghề luật sư, qua đó họ nhận thức đúng đắn về luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư cung cấp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chỉ khi khách hàng có quyền, lợi ích hợp pháp, luật sư mới có thể bảo vệ được. Với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, luật sư cần trao đổi với khách hàng về các khả năng có thể xảy ra theo pháp luật và sự suy luận diễn biến của vụ việc, kể cả khả năng xấu nhất, dự liệu được đưa ra trên cơ sở đánh giá khách quan, đầy đủ các dữ liệu của tình phân tích các khó khăn, thuận lợi để khách hàng thấy rõ thực trạng về pháp lý, vụ việc của khách hàng.
Quá trình trao đổi về vụ việc, luật sư cần. của mình để cùng luật sư đánh giá đúng đắn vấn đề và hợp tác tốt với nhau với dịch vụ pháp lý của luật sư là quyền của khách hàng và thủ tục giải quyết trong quá trình thực hiện dịch vụ. Luật sư cần giải thích rõ việc khiếu nại đối khiếu nại của khách hàng để khách hàng có thể thực hiện khi thấy cần thiết, thể hiện sự công khai, minh bạch, qua đó nâng cao trách nhiệm của luật sư khi thực hiện vụ việc của khách hàng.
Thứ năm, khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội dung chính khác mà hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng trải qua quá trình trao đổi giữa khách hàng và luật sư để đi đến có nhận dịch vụ hay không. Việc tiếp nhận dịch vụ được hoàn tất bằng việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng. Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức của luật sư.
Là nghĩa vụ pháp lý bởi luật sư phải thực hiện theo Luật Luật sư, luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý trừ trường hợp luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tham gia tố tụng theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Là nghĩa vụ đạo đức của luật sư bởi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, ngoài các điều khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật, đòi hỏi có sự cụ thể , sự rõ ràng, minh bạch hơn nữa về các điều khoản trong hợp đồng mà pháp luật không thể quy định chi tiết, cần trách nhiệm đạo đức của luật sư để ràng buộc nghĩa vụ của luật sư. Quy tắc này tránh trường hợp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, luật sư sử dụng lợi thế, sự chuyên nghiệp của mình, kỹ năng nhà nghề của mình để ký kết hợp đồng hoặc thiết kế các điều khoản có lợi cho mình và bất lợi cho khách hàng.
Trước hết, luật sư là chủ thể ký kết hợp đồng, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, luật sư được quyền ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý nếu luật sư không phải là đại diện hợp pháp của tổ chức hành nghề hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Điều quan trọng hơn trong hợp đồng dịch vụ pháp lý luật sư không những cần xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong vụ, việc mà còn thể hiện được trách nhiệm đạo đức của luật sư trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Một hợp đồng dịch vụ pháp lý minh bạch, xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của luật sư và khách hàng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để khách hàng đặt niềm tin vào luật sư, tránh cho luật sư gặp các rắc rối với khách hàng và ngược lại. Hợp đồng giải động dịch vụ pháp lý là cơ sở để đánh giá dịch vụ, trả thù lao.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest
2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Luật sư tiếp nhận vụ việc của khách hàng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Luật sư tiếp nhận vụ việc của khách hàng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm