Tính chuẩn mực khi tiếp xúc với cơ quan báo chí là gì?

25/07/2021
Trong bối cảnh nêu trên, để đảm bảo tính chuẩn mực trong tiếp xúc với các cơ quan báo chí, Thẩm phán, Kiểm sát viên cần lưu ý một số vấn đề như vấn đề pháp lý, phạm vi thông tin hay nguyên tắc bảo mật, việc phân tích câu hỏi hay về hình ảnh bản thân (khi lên sóng truyền hình) và sử dụng ngôn ngữ

 

 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

1- Để đảm bảo tính chuẩn mực cần lưu ý về vấn đề pháp lý

Theo các quy định của ngành, Thẩm phán, Kiểm sát viên trước khi tiếp xúc với báo chí về vụ án mình đang được phân công giải quyết phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Thẩm phán, Kiểm sát viên cần phải trao đổi trước với phóng viên xem nội dung của cuộc tiếp xúc là những nội dung gì, quá trình tiếp xúc có ghi âm, ghi hình hay không; nội dung mà phóng viên đề nghị có vượt quá giới hạn mà Thẩm phán, Kiểm sát viên được phép cung cấp hay không để chủ động từ chối hoặc chuẩn bị, giới hạn phạm vi thông tin sẽ cung cấp.

2- Về phạm vi thông tin cũng cần đảm bảo tính chuẩn mực khi tiếp xúc với cơ quan báo chí 

Cũng như các lĩnh vực khác, trong lĩnh vực hoạt động tố tụng của những cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán và Kiểm sát viên thì những thông tin mới có thể xuất hiện một cách vô cùng đa dạng, phong phú trong mọi hoạt động của quá trình tố tụng. Phạm vi thông tin mà Thẩm phán, Kiểm sát viên trao đổi với cơ quan báo chí muốn đảm bảo được tính chuẩn mực có thể lưu ý một số nhóm vấn đề như:

(i) Những Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến tư pháp, hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động của các Thẩm phán, Kiểm sát viên nói riêng;

(ii) Những văn bản pháp luật mới hoặc được bổ sung, điều chỉnh liên quan đến hoạt động tố tụng và công việc của Thẩm phán, Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án;

(iii) Những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của hệ thống Tòa án, Kiểm sát và của các Thẩm phán, Kiểm sát viên.

(iv) Những vụ án hình sự chấn động thu hút dư luận, những hành vi nguy hiểm cho xã hội ảnh hưởng đến các mặt đời sống của cộng đồng, gây bức xúc trong dân chúng…

Đối với những vấn đề chung về quy định pháp luật, thực tiễn, kinh nghiệm nghề nghiệp, Thẩm phán, Kiểm sát viên có thể trao đổi khá cởi mở, trên cơ sở hiểu đúng và đầy đủ về các quy định pháp luật và quá trình tích lũy kinh nghiệm của bản thân. Trường hợp này, nội dung trao đổi cần được nhấn mạnh là quan điểm cá nhân (trừ trường hợp Thẩm phán, Kiểm sát viên là lãnh đạo, đại diện cho đơn vị trả lời phỏng vấn) và cần hết sức chừng mực, hạn chế những bình luận, nhận xét về việc giải quyết một vụ án cụ thể. Đối với vụ án đang giải quyết, việc cung cấp thông tin cần hết sức chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin (như sẽ nêu chi tiết dưới đây).

3- Về nguyên tắc bảo mật và việc phân tích câu hỏi

Đối với các Thẩm phán, Kiểm sát viên tiến hành giải quyết các vụ án theo luật định nói chung và các vụ án hình sự nói riêng, thì theo nguyên tắc bảo mật và danh mục bí mật nhà nước, khi truyền tải thông tin cho báo chí, cần xác định được tính chất quan trọng của từng vụ án, từng thời điểm cũng như từng giai đoạn hoạt động của tố tụng mà có những thông tin chính xác nhưng cũng phải có sự lựa chọn phù hợp, bảo đảm tính bảo mật trong hoạt động tố tụng. Không thể tùy tiện thông tin tất cả những tỉnh tiết của vụ án khi chưa có kết luận cụ thể.

Đối với vấn đề thông tin và truyền tải thông tin, báo chí chỉ được lựa chọn thông tin chung nhất về vụ án khi chưa có bản án xét xử của Tòa án và cũng chỉ được nêu cụ thể khi đã có bản án của Tòa án, đồng thời không được xâm hại đến quyền con người, lợi ích của quốc gia. Do vậy, đối với Thẩm phán hay Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án nếu có tiếp xúc với báo chí cũng chỉ là việc cung cấp thông tin liên quan đến vụ án mà không thể có sự bình luận, đánh giá hoặc thể hiện quan điểm của mình đối với vụ án khi chưa có cáo trạng truy tố hoặc chưa được đưa ra xét xử công khai, để tránh có những suy đoán hay nhận định không chính xác về vụ án.

Đối với việc phân tích câu hỏi: Trong quá trình tiếp xúc, các Thẩm phán, Kiểm sát viên cần chú ý tới các câu hỏi của phóng viên xem câu hỏi nào là chính, câu hỏi nào là phụ, câu hỏi mang tính hỏi thẳng vào vấn đề hay câu hỏi để đón nhận câu trả lời một cách chung nhất. Khi trả lời cần rõ ràng, đủ ý từng câu hỏi, không trả lời theo định hướng của phóng viên

4- Về hình ảnh bản thân (khi lên sóng truyền hình) và sử dụng ngôn ngữ

Khi lên sông truyền hình, hình thức, diện mạo bên ngoài của người trả lời phỏng vẫn rất quan trọng, tạo sự tự tin cho bản thân và ấn tượng tốt với khán giả. Vì vậy, tốt nhất nên mặc đồng phục của ngành; trường hợp mặc thưởng phục thì tránh mặc lòe loẹt, nên mặc kiểu dáng đơn giản, chỉnh chu, đảm bảo thoải mái, tự tin khi lên hình.

Về sử dụng ngôn ngữ: Người nghe, người xem là nhân dân cả nước, vì vậy cần dùng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, tránh dùng tiếng địa phương. Tuy nhiên, các câu tử, thuật ngữ pháp lý phải dùng chính xác, cần phân biệt sử dụng chính xác giữa thuật ngữ khoa học pháp lý và pháp luật thực định.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tính chuẩn mực khi tiếp xúc với cơ quan báo chí là gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.35909 sec| 954.672 kb