Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

24/10/2024
Đoàn Phi
Đoàn Phi
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là tội phạm dễ bị nhầm lẫn với Tội nhận hối lộ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại tội phạm này trong bài viết dưới đây.

1-Cấu thành tội phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

[a] Chủ thể của tội phạm

Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS 2015) quy định: "Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận..." thể hiện chủ thể của tội phạm này được pháp luật quy định phải là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, chủ thể của tội phạm này phải thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự.

[b] Khách thể của tội phạm

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và uy tín của các cơ quan, tổ chức đó

[c] Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (vật chất hoặc tinh thần). Quy định về đối tượng đòi, nhận hoặc sẽ nhận đã được mở rộng hơn so với quy định của BLHS năm 1999. Ngoài lợi ích vật chất, các nhà làm luật đã đưa thêm lợi ích tinh thần (phi vật chất) vào cấu thành tội phạm.

Thủ đoạn nhận tiền, tài sản... có thể nhận trực tiếp từ người đưa hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian, có thể nhận trước hoặc nhận sau khi thực hiện yêu cầu của bên đưa. 

Dấu hiệu xác định hành vỉ được quy định là tội phạm
Đối với trường hợp nhận lợi ích vật chất, hành vi được qui định cấu thành tội phạm trong các trường hợp sau:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; 
+ Chủ thể đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích bất kì được thực hiện là do chủ thể đã dùng ảnh hưởng từ chức vụ, quyền hạn của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa (nhận sau) hoặc sẽ dùng ảnh hưởng từ chức vụ, quyền hạn cửa mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa (nhận trước).
Từ phân tích trên đây cho thấy hành vi nhận hối lộ và hành vi khách quan được quy định tại Điều luật này có điểm khác nhau. Nếu như ở Tội nhận hối lộ, chủ thể trực tiếp làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì ở tội này, chủ thể lại dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác íàm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa lợi ích bất kì. Trong thực tế, người có ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn thường là người có chức vụ cao hơn nhưng đó không phải là bắt buộc.

[d] Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Cụ thể, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội của tội phạm này là vụ lợi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2-Hình phạt đối với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

Người phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm trong các trường hợp

+ Trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung như: bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest  

3-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17739 sec| 952.766 kb