Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Những nhà lãnh đạo kinh doanh tốt tạo ra tầm nhìn, xác định rõ tầm nhìn, mạnh mẽ nắm lấy tầm nhìn và không ngừng thúc đẩy nó tới khi hoàn thiện".
Thomas Hardy, diễn viên, nhà sản xuất, người mẫu, Anh
Tổ chức lại doanh nghiệp là thiết lập cách thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp phù hợp hoạt động quản trị của doanh nghiệp và mô hình đã chọn.
Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: việc chia công ty, tách công ty, hợp nhất công ty, sáp nhập công ty và chuyển đổi doanh nghiệp.
Cả 04 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đều chỉ thực hiện được đối với công ty, mà không thực hiện được đối với doanh nghiệp tư nhân, vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, không có tư cách pháp nhân, tức chịu trách nhiệm vô hạn và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp, nên không thể chia, tách thành nhiều doanh nghiệp, cũng như không thể hợp nhất, sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp tư nhân.
Tư vấn pháp luật về tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp (còn gọi là tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc cơ cấu lại doanh nghiệp hay sắp xếp lại doanh nghiệp ) là loại kỹ năng không thể thiếu của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật doanh nghiệp, trong đó gồm hai mảng sau:
Thứ nhất, tư vấn về tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp (M&A) và việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (hay còn lại là chuyển đổi hình thức pháp lý, trong đó có việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước).
Thứ hai, tư vấn về chấm dứt doanh nghiệp, bao gồm việc tư vấn về giải thể và phá sản doanh nghiệp.
Hợp tác xã, tuy không phải là doanh nghiệp, nhưng là một tổ chức kinh tế tập thể, có một số điểm tương tự như doanh nghiệp, nên cũng được đề cập đến trong một số kỹ năng tư vấn tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: việc chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp
Cả 04 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đều chỉ thực hiện được đối với công ty, mà không thực hiện được đối với doanh nghiệp tư nhân, vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, không có tư cách pháp nhân, tức chịu trách nhiệm vô hạn và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp, nên không thể chia, tách thành nhiều doanh nghiệp, cũng như không thể hợp nhất, sáp nhập nhiêu doanh nghiệp thành một doanh nghiệp tư nhân.
Có 03 phương thức chia một công ty thành hai hoặc nhiều hơn hai công ty, gồm:
Thứ nhất, một phần phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp hoặc một số cổ phần của cổ đông công ty cổ phần, cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
Thứ hai, toàn bộ phần vốn góp của một hoặc một số thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp của họ, hoặc toàn bộ cổ phần của một hoặc một số cổ đông, cùng với tài sàn tương ứng với giá trị cô phần của họ được chuyến sang cho các công ty mới;
Thứ ba, kết hợp cả hai trường hợp trên.
Có 03 phương thức để tách một công ty thành một hoặc một số công ty, gồm:
Thứ nhất, một phần phần vốn góp cùa các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp hoặc một sô cô phần của cố đông công ty cổ phần cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng với giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
Thứ hai, toàn bộ phần vốn góp của một hoặc một sổ thành viên, cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp của họ hoặc toàn bộ số cổ phần của một hoặc một số cổ đông, cùng với tài sản tương ứng với giá trị cồ phần của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
Thứ ba, kết hợp cả hai trường hợp trên.
Các công ty ban đầu được gọi là công ty bị hợp nhất, công ty mới dược hình thành được gọi là công ty hợp nhất.
Sau khi hợp nhất, công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại.
Một hoặc một số công ty ban đầu nhập vào công ty khác được gọi là công ty bị sáp nhập, công ty ban đầu được một hoặc một số công ty khác nhập vào được gọi là công ty nhận sáp nhập. Việc sáp nhập được thực hiện bằng cách thức chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Sau khi sáp nhập, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại.
Trên thực tế, khái niệm M&A, tức là sáp nhập và mua lại (sáp nhập và mua bán) doanh nghiệp được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm kinh tế, mà không phải là một khái niệm pháp lý chính thức. Sáp nhập doanh nghiệp trong trường hợp này dùng để chỉ các hoạt động hợp nhât, sáp nhập như trinh bày ở trên. Còn mua bán doanh nghiệp thì dùng để chỉ hai hoạt động:
Thứ nhất, mua bán cả doanh nghiệp;
Thứ hai, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần của công ty cổ phần.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyên giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. Và người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
Doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác trong 04 trường hợp sau đây:
Thứ nhất, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;
Thứ hai, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Thứ ba, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Thứ tư, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngoài ra, còn một số trường hợp khác dựa trên cơ sở 04 trường hợp này.
Thứ nhất, chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm cá nhân, pháp nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho cá nhân, pháp nhân khác;
Thứ hai, chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm cá nhân, pháp nhân khác góp vốn;
Thứ ba, chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số cá nhân, pháp nhân khác;
Thứ tư, chuyển đổi thành công ty cồ phần bằng cách kết hợp các phương thức nói trên.
Công ty cổ phần sau khi được chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gôm cả nợ thuê, hợp đông lao động và các nghĩa vụ khác của công ty trách nhiệm hữu hạn trước khi được chuyển đổi.
Thứ nhất, một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phân vôn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
Thứ hai, một cá nhân hoặc pháp nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
Thứ ba, công ty chỉ còn lại 1 cổ đông (pháp luật chưa quy định trường họp chỉ còn lại 2 cổ đông), mà đã vượt quá 15 ngày phải bảo đảm số lượng tối thiểu 03 cổ đông.
Công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi được chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích họp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, họp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty cổ phần trước khi được chuyển đổi.
Theo Luật Doanh nghiệp, một công ty cổ phần có thể được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo một trong 04 phương thức sau:
Thứ nhất, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân, pháp nhân khác;
Thứ hai, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm cá nhân, pháp nhân khác góp vốn;
Thứ ba, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyền nhượng toàn bộ hoặc một phần cùa toàn bộ hoặc một phân cô phần cho cá nhân, pháp nhân khác góp vốn;
Thứ tư, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn bằng cách kết hợp các phương thức nói trên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi được chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm vê các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty cổ phần trước khi được chuyển đổi.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
Thứ nhất, có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
Thứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thực hiện xong về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi có nghĩa vụ tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
Thứ năm, chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó, “cổ phần hoá” được quy định là một trong các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Một công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần theo một trong 03 hình thức như sau:
Thứ nhất, giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
Thứ hai, bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết họp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
Thứ ba, bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Các trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp xảy ra trong quá trình chia, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp, trong đó mỗi hình thức pháp lý có ít nhất một doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động.
Doanh nghiệp bị giải thể trong 04 trường hợp sau đây:
Thứ nhất, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Thứ hai, theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp;
Thứ ba: công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiêu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng lien tục mà không làm thủ tục chuyên dổi loại hình doanh nghiệp;
Thứ tư, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phá sản doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp (xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh) bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp đế thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán (không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán).
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp - Học viện Tư Pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm