Vấn đề bảo vệ môi trường theo bộ luật Hình sự 2015
Nội dung bài viết
1- Khái quát chung
Việc thi hành BLHS 1999 trong thời gian vừa qua cho thấy, việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác đấu tranh chống các tội phạm về môi trường, mà một trong những nguyên nhân chính là do những bất cập trong kỹ thuật lập pháp đối với nhóm tội này.
BLHS năm 2015 đã khắc phục các hạn chế của BLHS năm 1999 trong quy định các tội phạm về môi trường qua việc định lượng hóa các hành vi vi phạm theo hướng có thể truy cứu TNHS đối với người hoặc pháp nhân thương mại ngay khi có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 2015 được chia thành 4 nhóm và sắp xếp theo trật tự sau:
- Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (các điều 235, 236,237 và 239);
- Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật (Điều 240 và Điều 241);
- Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường (Điều 242 và Điều 243);
- Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường (Điều 238, Điều 244, Điều 245 và Điều 246).
2- Các yếu tố của các tội phạm về môi trường
[a] Hành vi
Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng như hành vi chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật các chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật như:
-
Các loại nước thải, khí thải có chứa chất phóng xạ, chất thải rắn hoặc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ làm môi trường bị ô nhiễm (Điều 325);
-
Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường (Điều 236);
-
Lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất... hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Điều 239).
Nhưng cũng có những hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người và động vật, thực vật như
-
Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh cho người (Điều 240);
-
Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh (Điều 241).
Bên cạnh đó lại có những hành vi
-
Sử dụng chất độc, chất nổ, hoá chất, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242);
-
Đốt phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng (Điều 243)
-
Săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 244);
-
Cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246)...
[b] Hậu quả
-
Gây thiệt hại cho môi trường, ví dụ: diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm;...
-
Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người;
-
Gây thiệt hại về tài sản bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí để khắc phục hậu quả đã xảy ra.
[c] Lỗi
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý hoặc chỉ là lỗi cố ý đổi với hành vi vi phạm; động cơ phạm tội tương đối đa dạng nhưng không được quy định trong CTTP.
[d] Chủ thể
Chủ thể bình thường hoặc là chủ thể cổ dấu hiệu đặc biệt. Trong nội dung trình bày về dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trình bày khi chủ thể của tội phạm có dấu hiệu đặc biệt.
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể nhưng chủ thể phải chịu TNHS đối với một số tội phạm về môi trường còn có thể là pháp nhân thương mại.
3- Hình phạt
Hình phạt chính được quy định cho các tội phạm về môi trường có nhiều loại khác nhau với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Đó là hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù.
-
Hình phạt tiền (với tính chất là hình phạt chính đối với người phạm tội) được quy định với mức tiền phạt thấp nhất là 50 triệu đồng, cao nhất là 03 tỉ đồng (khoản 3 Điều 235).
-
Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm là hình phạt bổ sung được quy định đối với người phạm tội cho tất cả các tội phạm được quy định trong chương này.
-
Hình phạt tiền (với tính chất là hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự) được quy định với mức tiền phạt thấp nhất là 300 triệu đồng, cao nhất là 20 tỷ đồng (điểm c khoản 3 Điều 235).
-
Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực từ 01 năm đến 03 năm là hình phạt bổ sung được quy định đối với pháp nhân-thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Ngành luật hình sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm