Vì sao sinh viên luật thường thực tập, học việc không lương?

29/09/2022
Có nhiều sinh viên Luật hay kể cả sinh viên ngoài ngành cũng rất thắc mắc về câu hỏi “ Vì sao sinh viên luật chấp nhân học việc hay đi làm không lương?” Có rất nhiều yếu tố, yêu cầu riêng biệt mà chỉ có ở ngành Luật mới có. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này.

1. Tại sao nhà tuyển dụng không muốn tuyển người chưa có kinh nghiệm

(i)  Đa phần các ứng viên mới tốt nghiệp ngành luật hiện nay học kiến thức pháp luật nhiều môn, nhưng chưa được tổng hợp và hệ thống lại được trong đầu, tư duy pháp lý yếu, đa phần chưa thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết được một tình huống pháp lý khi tình huống đó cần áp dụng kết hợp nhiều văn bản pháp luật.

(ii) Hiện nay, tại doanh nghiệp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý kể cả

văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, để nhận một nhân sự chưa biết làm việc, thì phải đào tạo, trong thời gian đào tạo thì doanh nghiệp cần chi trả rất nhiều chi phí: Tiền chi phí mặt bằng cho vị trí nhân viên mới ngồi, bàn ghế,...

(iii) Doanh nghiệp phải cử người hướng dẫn, còn tốn thêm rất nhiều thời gian, công sức, chi phí của người hướng dẫn, vì việc hướng dẫn cũng là công việc, mà công việc trong doanh nghiệp, nếu không hướng dẫn, đào tạo, thì nhân sự này làm việc khác và ngay lập tức có sản phẩm cho việc sản xuất, kinh doanh.

(iv) Khi hướng dẫn một nhân sự mới, nơi làm việc tốn rất nhiều tâm sức, từ khâu chỉ dẫn, theo dõi người mới thực hiện, nhận kết quả công việc, phân tích kết quả, sửa sản phẩm, hướng dẫn điều chỉnh, theo dõi điều chỉnh,.. Như vậy mất rất nhiều công sức, thời gian, chi phí.

(v) Một số nhân sự khi được tuyển dụng để đào tạo hướng dẫn đến chi khi thạo việc nhưng sau khi có kinh nghiệm, chưa kịp sử dụng lao động để bù đắp chi phí bỏ ra đào tạo thì họ đã nhảy việc tìm môi trường mới, khiến người nơi tuyển dụng, hướng dẫn bị thiệt thòi.

2. Thực trạng về năng lực làm việc của cử nhân luật mới tốt nghiệp

(i)  Dù khá, giỏi nhưng khả năng hiểu biết, tổng hợp của ứng viên về hệ thống pháp luật, hệ thống cơ quan nhà nước, cũng như phân ngành theo từng lĩnh vực đều rất hạn chế.

(ii) Tác phong của ứng viên không chuyên nghiệp, còn rụt rè, chậm chạp, sợ sệt, thiếu tự tin trong giao tiếp

(iii) Các kỹ năng làm việc còn hạn chế, nếu tuyển dụng và giao việc cũng không thể làm việc được ngay, kỹ năng soạn thảo văn bản chưa tốt, về cả nội dung, hình thức, kỹ thuật trình bày.

(iv) Có nhiều ứng viên chưa định hướng được nghề nghiệp cho tương lai, không hiểu bản thân mình đang muốn theo đuổi công việc gì, phát triển nghề nghiệp theo hướng nào. Do đó, sự quyết tâm, tinh thần học hỏi chưa cao.

(v) Nhiều ứng viên có tư duy pháp lý chưa tốt, không phù hợp với thực tế, quá lý tưởng trong suy nghĩ, hành động.

(vi) Nhiều ứng viên không chịu khó, chịu đựng được áp lực công việc, không nhìn thấy được điều tốt đẹp trong tương lai.

3. Hệ quả cung, cầu nhân sự ngành Luật hiện nay

(i) Nhiều sinh viên luật mới tốt nghiệp không tìm được việc ngay. Trong trường hợp này, thường sẽ tìm cơ hội công việc khác, từ bỏ công việc nghề luật, hoặc hạ chuẩn yêu cầu công việc khác, chọn công việc chân tay hoặc có điều kiện thì chuyển sang học ngành khác.

(ii) Hiện nay, nhiều nơi nhận thực tập sinh, lợi dụng mong muốn học việc, đã nhận và giao cho sinh viên thực hiện các công việc về đăng ký doanh nghiệp, giao nhận hồ sơ, đại diện thực hiện các thủ tục hành chính, lặp đi lặp lại và làm việc liên tục trong một thời gian dài, không trả lương hoặc phụ cấp, trong khi công việc phải làm như là một công việc của nhân viên

(iii) Một số khác lại bị sử dụng như nhân viên, giao thực hiện công việc thường xuyên về thủ tục, không có cơ hội học hỏi nhiều về chuyên môn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Vì sao sinh viên luật thường thực tập, học việc không lương?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21521 sec| 950.383 kb