Xác định tâm lý người bị buộc tội khi tham gia các hoạt động điều tra khác

14/05/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, Luật sư không những được tham gia lấy lời khai, hỏi cung người bị tạm giữ, bị can được quyền tham gia vào các điều kiện hoạt động khác như điều tra thực nghiệm, khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, tài sản kê khai, khám bệnh, địa điểm, đối chất, nhận dạng ...

yêu cầu với luật sư                           Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527

 

Khi tham gia vào các hoạt động nói trên, Luật sư vừa thu nhận được những thông tin cần thiết về vụ án, quan sát và cảm nhận thái độ của người bị buộc tội khi thực hiện lại các hành vi, diễn lại các động tác theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, đồng thời Luật sư cũng giám sát hoạt động của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng như: Thành phần những người tham gia khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi có đúng không; Các yêu cầu về thực nghiệm điều tra đã đủ chưa (đặc biệt phải diễn lại theo những chiều hướng khác nhau nếu lời khai có mâu thuẫn).

Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, nếu Luật sư nắm được kế hoạch thực hiện các hoạt động điều tra của Điều tra viên, Luật sư cần sắp xếp thời gian để tham gia bởi sự có mặt và chứng kiến, giám sát của Luật sư trong những hoạt động này không những làm cho Cơ quan điều tra, Điều tra viên phải thực hiện công việc đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mà còn kịp thời phát hiện ra những sai sót của Cơ quan điều tra (nếu có) để có những kiến nghị kịp thời đề nghị Cơ quan điều tra, Điều tra viên khắc phục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng mình nói riêng và pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung, qua đó khách hàng yên tâm và tin tưởng. Việc tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với khách hàng; Tham gia các hoạt động lấy lời khai, hỏi cung; Xác định được trạng thái tâm lý của khách hàng,... từ đó, Luật sự có được phán đoán, nhận định về diễn biển hành vi phạm tội phù hợp.

Tâm lý chung của người bị buộc tội khi phải tham gia các hoạt động điều tra do Cơ quan điều tra chủ động tiến hành và yêu cầu là rất sợ, đặc biệt đối tượng lần đầu phạm tội thì run rẩy và lo lắng đến nỗi không nói ra lời, nói trước quên sau, ấp úng, lúng túng, không nhớ và không diễn tả được hành vi của mình (đặc biệt các khách hàng phạm tội liên quan đến tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm... thì việc diễn lại hành vi đối với họ rất khó khăn, xấu hổ). Thái độ đó khiến cho Cơ quan điều tra nhiều lúc thấy khó chịu và gắt gỏng, việc này khiến cho khách hàng của Luật sư càng rơi vào trạng thái mất tự tin, sợ hãi tột độ, tay chân lập cập và thực hiện các động tác máy móc trước mọi yêu cầu của phía Cơ quan điều tra, điều đó rất bất lợi cho khách hàng. Hiểu được trạng thái tâm lý này, Luật sư rất cần có mặt trong các hoạt động điều tra mà Cơ quan điều tra thông báo và mời Luật sư tham gia, sự tham gia của Luật sư một mặt giám sát quá trình tiến hành các hoạt động điều tra công khai theo của pháp luật của Cơ quan điều tra, nhằm tránh sai sót, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng của mình. Mặt khác sự xuất hiện của Luật sư trong những hoạt động này, khiến cho khách hàng hoàn toàn yên tâm, trấn an được tinh thần của họ và giúp họ vững vàng hơn trước các yêu cầu từ phía Cơ quan điều tra.

Đối với khách hàng là người dưới 18 tuổi, khi tham gia diễn lại một số hoạt động điều tra theo yêu cầu của Cơ quan điều tra thường họ thực hiện khá chuẩn xác, thậm chí còn diễn lại các hành vi khác mà Cơ quan điều tra không yêu cầu. Điều này cũng gây nhiều bất lợi cho khách hàng của Luật sư. Tuy nhiên, một số đối tượng khác thì tỏ ra lì lợm, không chịu diễn lại hành vi, lý do không diễn lại là không nhớ vì quá lâu hoặc cho là “ mình có thực hiện hành vi phạm tội đâu ” mà phải diễn lại , việc này cũng gây bất lợi cho khách hàng , bởi lẽ nếu khách hàng cho rằng mình bị oan , mình không thực hiện hành vi thì biết gì mà diễn , điều đó có nghĩa việc diễn lại rất quan trọng nó quyết định lời khai của người bị buộc tội là chính xác hay không . Qua đây cho thấy diễn biến tâm lý đối tượng rất phức tạp, cùng lứa tuổi người dưới 18 tuổi có vài đặc điểm tâm lý chung , thì mỗi cá nhân lại có những đặc điểm tâm lý đặc thù. Đặc điểm tâm lý từng đối tượng phụ thuộc vào lứa tuổi, trình độ học vấn, mối quan hệ xã hội, giáo dục từ gia đình, nhà trường và đặc biệt là nhân thân của đối tượng. Tùy từng đối tượng là khách hàng mà Luật sư có những phương pháp tiếp xúc, trao đổi và lên phương án bào chữa khác nhau cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất .

0 bình luận, đánh giá về Xác định tâm lý người bị buộc tội khi tham gia các hoạt động điều tra khác

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.03396 sec| 939.289 kb