Yêu cầu chung trong ứng xử và giao tiếp với báo chí

26/07/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Những nguyên tắc chung và một số vấn đề mà luật sư cần lưu ý khi tiếp xúc, làm việc với báo chí

Trong một xã hội mà thông tin trở nên quan trọng và truyền tải dễ dàng hơn bao giờ hết như hiện nay, cách ứng xử và giao tiếp với báo chí, truyền thống và mạng xã hội vừa có thể đem lại những hiệu ứng tích cực, vừa có thể tạo nên những cuộc khủng hoảng truyền thông.

1- Yêu cầu chung trong ứng xử và giao tiếp với báo chí

Với đặc thù nghề nghiệp của mình, người hành nghề luật cần có ứng xử, giao tiếp một cách phù hợp với các cơ quan báo chí. Trong một xã hội mà thông tin trở nên quan trọng và truyền tải dễ dàng hơn bao giờ hết như hiện nay, cách ứng xử và giao tiếp với báo chí, truyền thống và mạng xã hội vừa có thể đem lại những hiệu ứng tích cực, vừa có thể tạo nên những cuộc khủng hoảng truyền thông. Về nguyên tắc, quan hệ với cơ quan báo chí phải thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, vì báo chí là diễn đàn để thực hiện quyền tự do ngôn luận của người dân. Các cơ quan tư pháp vừa phải phối hợp với cơ quan báo chí, vừa phải cần trọng trong việc phát ngôn, vừa phải chuyên nghiệp hoá trong mối quan hệ với cơ quan báo chí. Người hành nghề luật cần lưu ý phát ngôn đúng thời điểm, đúng nội dung thông tin được phép công bố, tránh có thái độ thách thức, coi thường báo chí, trốn tránh báo chí hoặc sử dụng báo chí như một hình thức để quảng bá, “đánh bóng tên tuổi, hình ảnh cá nhân. Nếu được phân công phát ngôn hoặc phải trả lời phỏng vấn, cần thực hiện đúng trình tự công bố thông tin, báo cáo xin ý kiến người, cơ quan có thẩm quyền về nội dung phát ngôn để đảm bảo những nội dung truyền thông đến xã hội có sự chuẩn bị và cần trọng, tránh những phát biểu mang cảm tính cá nhân hoặc thiếu thận trọng, thiếu chừng mực. Thẩm phán, Kiểm sát viên trước khi phát ngôn với báo chỉ cần có dự liệu thêm các cách trả lời phù hợp.(đọc về: dịch vụ thành lập công ty)

Có linh một trong số những cách giao tiếp, trả lời phỏng vấn như trả lời trực diện vào vấn trọng tâm hoặc hẹn trả lời vào thời gian khác nhằm tìm hiểu thêm thông tin để đảm bảo sự chính xác, chuẩn mực thông tin đưa ra công chúng; từ chối trả lời vì vượt quá thẩm quyền phát ngôn, sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn như đề nghị chuyển sang vẫn để có thể trả lời ngay.

Đối với những trường hợp phóng viên có biểu hiện quá khích hoặc có dấu hiệu hướng câu trả lời của người được hỏi theo quan điểm của người phỏng vấn, cần cương quyết yêu cầu được tôn trọng tính toàn vẹn của câu trả lời, không được cắt xén, tách khỏi bối cảnh cụ thể. Người được hỏi cần chủ động lưu ý với phóng viên về tuân thủ nghĩa vụ đối với cung cấp thông tin trung thực và phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, có nghĩa vụ phản ảnh và hướng dẫn dư luận xã hội để đưa tin đúng, đủ và phù hợp. Trong trường hợp nhạy cảm, chỉ phát ngôn, trả lời bằng văn bản và yêu cầu phóng viên ký xác nhận vào nội dung trả lời, vào bản tuyên bố chính thức của cơ quan tiến hành tố tụng để lưu lại, có cơ sở đối chiếu với nội dung được thể hiện trên báo chí sau này.

2- Một số vấn đề mà người hành nghề luật cần lưu ý khi tiếp xúc với báo chí

Những tai nạn nghề nghiệp, khủng hoảng truyền thông khi tiếp xúc với báo chí thường do các cách giao tiếp, ứng xử sai lầm sau đây của người hành nghề luật:

Phát ngôn, trả lời sai nhưng không dũng cảm, không kịp thời sửa sai, đính chính hoặc sửa cái sai này bằng cái sai khác, sau đó bị báo chí, dư luận xã hội phản ứng; Đưa ra các bình luận vội vàng về vụ án hoặc suy đoán về nội dung vụ án khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về vụ án; Mắc phải “bẫy truyền thông" khi phóng viên đưa thiếu thông tin nhưng yêu cầu bình luận hoặc khi trả lời đã nêu các giả thiết, giả sử nhưng khi lên báo, phần giả thiết, giả sử đã bị lược, bị cắt;(xem thêm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

Đưa ra nhận xét về người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong những vụ án khác như: bình luận về cách giải quyết vụ án, về tính trung thực của người làm chứng, về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của tội phạm do hành vi của bị can, bị cáo đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự gây ra mà chỉ dựa vào thông tin một chiều, thông tin chưa được kiểm chứng; Cổ ý tiết lộ các thông tin mật hoặc thông tin không mật nhưng cố ý mách nước, chỉ dẫn cho báo chí tiếp cận những vấn để gây bất lợi cho người tiến hành tố tụng, làm lộ danh tính cần được giữ bí mật của người tiến hành tổ tụng, người tham gia tố tụng;

Vô ý tiết lộ thông tin với báo chí trong những không gian, những quan hệ không chính thức, không thuộc phạm vi phỏng vấn (trong lúc ngồi nhậu, cà phê, nói chuyện với phóng viên như anh em, bạn bè, sau đó thông tin này được đưa lên báo chí, trở thành phát ngôn chính thức); Trả lời phỏng vấn trong lúc không tập trung (lúc đang vội đi chuyển, lúc đang bận suy nghĩ việc khác, lúc môi trường xung quanh quá ồn ào, lúc đang bức xúc, cáu giận...) dẫn đến không nghe rõ câu hỏi, không cân nhắc kỹ câu trả lời.(tìm hiểu: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Yêu cầu chung trong ứng xử và giao tiếp với báo chí

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.87686 sec| 950.523 kb