Ảnh hưởng của số lượng cổ đông và quy mô hoạt động
Có nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý nội bộ doanh nghiệp. Số lượng cổ đông và quy mô hoạt động cũng là 2 vấn đề quan trọng.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Ảnh hưởng của số lượng thành viên/cổ đông - chủ sở hữu đối với tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp
Bên cạnh yếu tố vốn, yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mô hình và chất lượng quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Luật sư cần nắm được các yêu cầu của Luật Doanh nghiệp 2014 về cơ cấu chủ sở hữu đối với từng loại hình doanh nghiệp để tư vấn cho các chủ sở hữu thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Số lượng chủ sở hữu quyết định mô hình công ty và đồng thời cũng là mô hình quản trị điều hành doanh nghiệp. Trong trường hợp có một chủ sở hữu duy nhất (có thể là pháp nhân, có thể là cá nhân) Luật sư tư vấn cho chủ sở hữu thành lập công ty TNHH một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp số lượng thành viên nâng lên đến hai, Luật sư có thể tư vấn cho doanh nghiệp thành lập công ty TNHH hai thành viên (pháp nhân hoặc cá nhân). Công ty cổ phần chỉ được thành lập khi có tối thiểu 3 cổ đông trở lên. Khi số lượng thành viên/cổ đông lớn trên 50 người thì công ty TNHH phải chuyển đổi thành công ty cổ phần vì công ty TNHH không được có số lượng thành viên quá 50 người, trong khi đó số lượng cổ đông công ty cổ phần không giới hạn.
Luật doanh nghiệp 2014 quy đinh rất rõ trường hợp nào công Luật Doanh nghiệp 2014 quy định ra cân có Ban kiểm soát dựa trên số lượng thành viên/cổ đông của công Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty TNHH có từ 1 thành viên trở lên; công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoá, cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải thành lập Ban kiểm soát. Ngoài ra, công ty TNHH có ít hơn 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công (Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2014). Chủ sở hữu công ty TNHH thành viên là tổ chức phải bổ nhiệm kiểm soát viên với nhiệm kỳ khô, quá 5 năm (Điều 78, 82 Luật Doanh nghiệp 2014).
Quy mô hoạt động
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp quyết định mô hình quản trị điều hành của doanh nghiệp. Các công ty có quy mô hoạt động lớn, hoạt động trên nhiều lãnh thổ, quốc gia khác nhau hay lựa chọn các mô hình tập đoàn kinh tế dựa trên mối quan hệ của các thành viên trong tập đoàn và sự liên kết giữa các thành viên và công ty mẹ. Lợi thế về quy mô giúp các tập đoàn có thể thực hiện được các kế hoạch mà các công ty nhỏ đơn lẻ không thể thực hiện được như đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn, phân tán rủi ro, tận dụng tối đa và hiệu quả các năng lực sẵn có như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý... Tập đoàn kinh tế có thể mở rộng quy mô, phát triển thông qua chiến lược liên kết mở rộng (có thể liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết hỗn hợp hay tham gia liên minh chiến lược với một số tập đoàn hay công ty khác để mở rộng quy mô về thị trường, bổ sung năng lực kinh nghiệm). Nhờ lợi thế về quy mô các tập đoàn kinh tế có thể áp dụng chiến lược đa dạng hóa như đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Ở Việt Nam hiện nay có hai mô hình kinh tế tập đoàn là mô hình tập đoàn công ty nhà nước và mô hình tập đoàn công ty tư nhân. The Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ ( nay được thay thế bằng Nghị định số 69/2014/ND-CP) về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng chính phủ thành lập trong các nghành, nghề kinh doanh như: Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin: đóng mới, sủa chữa tàu thủy; sản xuất, truyền tải phân phối và kinh doanh điện năng; khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến than và khoáng sản, dệt may, trồng, khai thác và chế biến cao su....
Ngoài ra một số tập đôàn kinh tế tư nhân hoạt động the Luật Doanh nghiệp của Việt Nam như Tập đoàn Vincom- Tập đoàn kinh tế đa nghành hàng đầu Việt Nam, lấy hoạt động đầu tư, kinh dianh bất động sản làm trọng tâm chiến lược, hay Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đồ gỗ nội thất, trồng và chế biến cao su, kinh doanh đầu tư bất động sản, thể dục thể thao...
Với quy mô tập đoàn lớn như vậy mô hình quản trị điều hành trong đó quản lý nội bộ đặc biệt, thể hiện được mối liên hệ giữa các công ty con và công ty mẹ, giữa các thành viên trong tập đoàn, bảo đảm sự tự chủ của các thành viên, công ty con và sự tập trung thống nhất của công ty mẹ đối với công ty con.
Đối với các công ty có quy mô hoạt động nhỏ hơn tại các công ty đơn lẻ, mô hình quản trị điều hành vi quản lý nội bộ được xây dựng theo mô hình quản trị điều hành của từng loại doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014, Các quy định này của Luật Doanh nghiệp 2014 đã tham khảo và áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới.
Năm 2004, OECD ban hành tài liệu hướng dẫn về 6 nguyên tắc quản trị công ty như: Thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả của thị trường và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý, Cường chỉ thực thi; bảo vệ, tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông,thành viên công ty, bảo đảm sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông thành viên công ty...
Chuyên ngành và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài các Quy định nêu trên, các quy định về quản lý nội bộ đặc thù còn được quy định căn cứ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, công chứng, luật sư...Nhìn chung, các luật chuyên ngành thường quy định dẫn chiếu để áp dụng khung pháp lý về quản trị theo quy định của Luật Doanh thu đồng thời, có những quy định tiếng về vấn đề này. Chẳng hạn. Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện. Với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị,hoặc Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên kinh, doanh dịch vụ kiểm toán phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có 2 thành viên góp vốn
Chế tài tạm ngưng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm