Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Thứ nhất, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Luật sư lưu ý trường hợp xử lý tài sản bảo đảm phổ biến nhất là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trường hợp thứ hai là bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. (đọc thêm: hợp đồng vay tiền home credit)
Ví dụ:
Ngân hàng A ký hợp đồng tín dụng với công ty B. Thời hạn trả nợ tiền vay là 3 năm. Hợp đồng có thoả thuận trả tiền nợ gốc và tiền lãi thành 5 kỳ, mỗi kỳ 6 tháng. Để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán, Công ty B đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của công ty cho ngân hàng A. Công ty B vi phạm nghĩa vụ trả nợ, cụ thể là không trả được kỳ hạn nào. Mặc dù chưa hết thời hạn vay là 3 năm, luật vẫn có thể tư vấn cho khách hàng thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm vì Công ty B đã vi phạm nghĩa vụ.
Thứ hai, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
Luật sư cần kiểm tra trong hợp đồng nghĩa vụ bảo đảm bao gồm những nghĩa vụ gì. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì phạm vi bảo đảm được coi là bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, trình tự xử lý tài sản bảo đảm
Một là , trước khi xử lý tài sản bảo đảm, luật sư tư vấn cho khách hàng thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Trường hợp không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. (quan tâm thêm: mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất)
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Hai là, yêu cầu giao tài sản bảo đảm để xử lý.
Luật sư tư vấn cho khách hàng yêu cầu người đang giữ tài sản bảo đảm giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Trường hợp người đang giữ tài sản bảo đảm không giao thì bên nhận có quyền yêu cầu Toà án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Ba là, xử lý tài sản bảo đảm.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành có 9 biện pháp bảo đảm: Cẩm có tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cấm giữ tài sản. Có thể phân thành nhóm khác biệt nhau về việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Nhóm biện pháp bảo đảm nếu có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm sẽ được quyền sở hữu tài sản bảo đảm. Cụ thể, bên nhận đặt cọc, ký cược và ký quỹ sẽ được quyền sở hữu tài sản đặt cọc, ký cược và ký quỹ;
Nhóm biện pháp bảo đảm nếu có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể, bên nhận cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp và bảo lãnh theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật;
Nhóm biện pháp bảo đảm còn lại thì không bao giờ có việc xử lý tài sản bảo đảm. Gồm có: tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu (chỉ có tài sản của chủ sở hữu trong quan hệ hợp đồng mua bán, chứ không có tài sản bảo đảm) và cầm giữ tài sản (chỉ có tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán bị cầm giữ trong quan hệ hợp đồng mua bán, chứ không có tài sản bảo đảm). (Xem thêm: hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Trường hợp luật sư tư vấn cho khách hàng trong hợp đồng có thỏa thuận về biện pháp cầm cố , thế chấp thì sẽ xử lý tài sản theo một trong bốn phương thức sau theo quy định tại Điều 303 BLDS năm 2015
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm