Áp dụng quản lý cảm xúc trong giải quyết vụ án

24/07/2021
Người hành nghề luật luôn gắn với “Tâm – Dũng – Trí – Nhân”. Chính vì lẽ đó mà những cảm xúc trong nghề luật là rất quan trọng, những người hành nghề cần phải quản lý được tốt cảm xúc của mình và áp dụng quản lý cảm xúc để giải quyết được các vụ án một cách hiệu quả.

 

Áp dụng quản lý Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

1- Câu hỏi tư vấn

Thẩm phán Trần Văn C, thụ lý và tổ chức phiên hòa giải về tranh chấp quyền thăm con sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Lê Anh Q (bố của cháu Lê Hoài A, 2 tuổi) và bị đơn là bà Phạm Phương T (mẹ của cháu Lê Hoài A).

Buổi hòa giải diễn ra tại phòng làm việc của Thẩm phán C:

Cảm ơn hai người đã kiên nhẫn chờ đợi. Tòa biết việc này đối với hai người không phải là việc dễ dàng gì. Tòa đã xem xét kỹ lưỡng mọi chứng cứ mà hai người đã đưa ra. Nguyên đơn là ông Q yêu cầu được quyền thăm con gái mà không bị cản trở. Bị đơn (bà T) cho rằng không nên để ông Q tới thăm con thường xuyên hai tuần một lần hoặc nếu có thì phải hạn chế ba tháng một lần vì lý do sau:

(i) Cháu Hoài A còn quá nhỏ để xa mẹ qua đêm

(ii) Cháu Hoài A bị bệnh tim bẩm sinh nữa cần được uống thuốc

(iii) Cháu Hoài A thường buồn bã, cáu kỉnh sau mỗi lần đi chơi ở nhà bố về

(iv) Ông Q thường lợi dụng lúc đến đón và trả con về để gây sự cãi nhau với bà T.

Ông Q cho rằng, mình là người cha có trách nhiệm và đồng ý rằng việc thăm con cũng có những vấn đề khó khăn nhất định. Nhưng ông vẫn thấy rằng ông hoàn toàn có thể khắc phục những khả khăn này. Vậy nên, đối với Tòa, vấn đề phải quyết định là làm thế nào để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho bé Hoài A? Do đó, quyết định của Tòa là dựa trên lợi ích tốt nhất cho cháu Hoài A mà không phải là ưu tiên quyển của bố hay của mẹ. Tôi nghĩ cả hai người đều hiểu rõ và đồng thuận với Tòa về cách tiếp cận này.

Tòa nhận thấy rõ cả hai người đều biết lòng vì bé Hoài A. Minh chứng là cả hai người đều thống nhất trong việc xác định bà T nên tiếp tục vai trò quan trọng của mình trong chăm sóc bé A.

2- Giải quyết tình huống áp dụng quản lý cảm xúc trong giải quyết vụ án

Qua tình huống trên, Tòa áp dụng quản lý cảm xúc để lần lượt giải quyết từng mối quan ngại của bà T như sau:

Hoài A còn nhỏ, hiếu động và có bệnh tim bẩm sinh viên Tòa đồng ý rằng việc chăm sóc cháu bé là rất vất vả và đòi hỏi phải có sự cần thận, tỉ mỉ. Tuy vậy, từ khi cháu A chào đời đến nay, ông Q cũng đã không ít lần chăm sóc con qua đêm, thậm chí những lần cháu bé nằm viện, ông Q cũng đã giúp vụ trông nom, chăm sóc con khi đau ốm nhiều lần nên không có bằng chứng để cho rằng ông Q không có đủ năng lực làm một người cha thương yêu, chăm sóc con gái. Tòa cũng nhận thấy ông Q hoàn toàn ý thức rõ được việc phải cho con uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc cháu Hoài A thường hay buồn bã, cáu kinh sau mỗi lần đi chơi ở nhà bố về thì Tòa cho rằng, bà T phải có nhiệm vụ an ủi cháu A khi cháu có biểu hiện tâm lý như vậy. Nhưng mặt khác. T cũng cho rằng ông Q cũng phải có trách nhiệm trò chuyện với cháu A để chuẩn bị tinh thần cho cháu trước mỗi khi đưa cháu về với mẹ. Bằng chứng thực tế cho thấy, lần nữa ông Q chú ý làm tốt việc này thì cháu A khi trở về với mẹ đều vui vẻ, không quấy khóc. Điều này giúp cho việc đưa cháu trở lại cuộc sống hàng ngày với mẹ một cách êm thẩm. Nhưng để làm được chuyện này thì bà T cũng cần biết cách trấn an cháu. Và vì vậy, vẫn thể cuối cùng giữa hai ông bà chỉ còn là câu chuyện làm sao để không cãi vã mỗi lần đón và trả con?

Nhưng thực tế thì sáu tháng trở lại đây, hai bên đều đã rất cố gắng để việc đưa đón và trả con diễn ra bình thường, trừ lần gặp sau cùng vừa rồi. Vậy nên Tòa cho rằng, không cần thay đổi quyết định việc ông Q) đến thăm con như đang thực hiện và Tòa cũng phải tuyên bố rõ quyết định là hai tuần một lần, ông Q) sẽ được quyền đến thăm con một lần vào cuối tuần, bạ thế, thời gian bắt đầu từ 19 giờ tối thủ sau, tuần thứ hai của tháng cho đến 16 giờ ngày chủ nhật cũng tuần. Bà T có trách nhiệm chuẩn bị và giao toàn bộ liều thuốc dùng cho cháu A trong hai ngày đến ở với bố như đem thuốc chỉ định của bác sĩ điều trị

Tòa tin rằng, cả hai người đều sẽ làm tốt quyết định này, và hai người đều luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con gái bé như của mình.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Áp dụng quản lý cảm xúc trong giải quyết vụ án

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.14512 sec| 942.672 kb