Bạn nên chọn loại hình nhượng quyền nào trong nhượng quyền kinh doanh

10/03/2023
Sự khác nhau giữa nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền vận hành, địa bàn và cách bên bán nhượng quyền chọn khu vực để phân phối, các thỏa thuận về “nhượng quyền độc quyền” và “nhượng quyền phát triển khu vực”.

I- Bạn có cần có kinh nghiệm trong ngành không?

Nới ngắn gọn là “không”. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ; Mục tiêu của nhượng quyền là trao cho nhà đầu tư một mô hình kinh doanh có thể cho phép họ kiếm được lợi nhuận, và tạo ra một doanh nghiệp có thể bán lại vào cuối thời hạn nhượng quyền. Để có thể trao cơ hội này cho thật nhiều bên mua nhượng quyền tiềm năng, đa số các bên bán nhượng quyền đã hệ thống hóa doanh nghiệp của mình đến mức mọi quy trình đều được ghi chép vào tài liệu hướng dẫn vận hành.

Như đã nêu ở trên, cạm bẫy thường nằm ở chi tiết những vấn đề như thế này. Một số bên bán nhượng quyền thường từ chối những người đã có kinh nghiệm trong ngành, bởi những thói quen xấu tích tụ theo thời gian có thể gây hại cho toàn mạng lưới nói chung. Tương tự, những cá nhân có kinh nghiệm trong ngành thường hay thách thức hệ thống, vốn khống phải là điều mà bên bán nhượng quyền mong muốn. Có một số nhượng quyền vận hành (và cả nhượng quyền có tham gia quản lý) mà ở đó, kinh nghiệm trong ngành là điều tối quan trọng. Ví dụ, ngành kinh doanh giáo dục trẻ em sẽ được điều hành tốt nhất bởi những người có cả kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, vốn sẽ làm giảm đáng kể khối lượng công việc cần đào tạo trong thời gian ban đầu mà mỗi bên mua nhượng quyền mới cần đáp ứng. Bất chấp những yêu cầu về kinh nghiệm trong ngành, bên bán nhượng quyền sẽ luôn tìm kiếm những kỹ năng và kinh nghiệm có khả năng truyền thụ khi họ đánh giá một bên mua nhượng quyền mới trong các lĩnh vực như quản lý và bán hàng.

II- So sánh giữa nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền vận hành

Một trong những quyết định lớn nhất của người mua nhượng quyền tiềm năng là liệu họ nên đầu tư vào một nhượng quyền có tham gia quản lý hay một nhượng quyền vận hành.
Hiểu và đánh giá đúng những thế mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn xác định được loại hình nhượng quyền thích hợp nhất, và trong đa số trường hợp, nguồn vốn sẵn có của bạn cũng sẽ quyết định hình thức nhượng quyền nào mà bạn có thể đầu tư.

Khi cân nhắc chọn lựa giữa nhượng quyền vận hành hay nhượng quyền có tham gia quản lý, bạn phải hết sức trung thực với bản thân. Quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ bản thân: sở thích, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì. Nếu thích “tự thực hiện” và làm việc trong lĩnh vực phân phối sản phẩm và dịch vụ ở khâu cuối, bạn sẽ phù hợp với nhượng quyền “xe tải”. Bạn sẽ là người tiến hành toàn bộ hoạt động kinh doanh - trực tiếp gặp gỡ khách hàng và tham gia tích cực vào công việc hằng ngày. Bạn sẽ có những ngày vất vả bởi bạn cũng cần xử lý thêm các công việc giấy tờ sau khi xong việc với khách hàng, việc này kéo dài đến tận lúc bạn ra về. Bù lại, bạn sẽ là người tự chịu trách nhiệm mà không cần phải báo cáo lên cấp trên. Bạn được làm chủ vận mệnh của chính mình - nhưng vận mệnh đó lại bị giới hạn bởi số giờ trong tuần.

Nhượng quyền có tham gia quản lý lại khác. Nó cho phép bạn trở thành một người làm chủ chứ không phải là người tiến hành kinh doanh. Ví dụ, nếu đang điều hành một đại lý nhượng quyền dịch vụ vệ sinh, bạn sẽ đảm trách cương vị quản lý tập trung vào hoạt động kinh doanh chứ không phải là một người lau dọn.
Vì nhượng quyền có tham gia quản lý không đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của bạn vào quá trình tiến hành như nhượng quyền vận hành, nên lợi ích rõ ràng nhất của nó là đưa ra khuôn khổ để bạn có thể mở rộng kinh doanh và thu được nhiều lợi nhuận hơn.


Nhìn chung, những bên mua nhượng quyền quản lý sẽ chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh quản lý của doanh nghiệp như: tuyển dụng và quàn lý nhân viên, tính toán tiền bạc và chi trả hóa đơn, giải quyết thắc mắc của khách hàng, tổ chức các chiến dịch marketing, phát tờ rơi và quan trọng nhất là tìm kiếm các thương vụ mới. Đối với loại hình nhượng quyền này, kỹ năng lãnh đạo giỏi là yêu cầu thiết yếu vì bạn cần khích lệ, đào tạo và động viên đội ngũ nhân viên để họ có thể mang lại những dịch vụ hoàn hảo. Việc này đòi hỏi bạn cần phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn cùng sự đầu tư lớn hơn, nhưng nó cũng gắn liền với tiềm năng lớn hơn để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh. - Euan Fraser,chuyên gia nhượng quyền của AMO Consulting.

Hãy nhớ rằng một trong những khác biệt chính giữa nhượng quyền vận hành và nhượng quyền có tham gia quản lý là thời gian hoàn vốn, như đã đề cập trong chương trước, Tôi luôn cho rằng nhượng quyền xe tải sẽ tạo ra lợi nhuận sớm hơn nhượng quyền có tham gia quản lý; tuy nhiên, khả năng sinh lời dài hạn của hình thức nhượng quyền này sẽ thấp hơn. Một yếu tố có liên quan khác cần được xem xét là giá trị nhượng quyền khi được bán lại. Theo kinh nghiệm của tôi, bán nhượng quyền không phụ thuộc vào chủ sở hữu dễ hơn nhiều so với bán một công việc!

III- Địa bàn, quy mô và phạm vi của một đại lý nhượng quyền

Khi đã xác định được loại nhượng quyền phù hợp, bạn có thể xem xét quy mô dự kiến của doanh nghiệp mà bạn dự định đầu tư. Theo nguyên tắc chung, nhượng quyền vận hành sẽ có tiềm năng thấp hơn nhiều so với nhượng quyền có tham gia quản lý; tuy nhiên, không phải tất cả nhượng quyền có tham gia quản lý đều giống nhau.
Quy mô tiềm năng của nhượng quyền sẽ được quyết định bởi địa bàn được giao, nguồn vốn lưu động ban đầu và kỳ vọng của bên bán nhượng quyền đối với các chủ sở hữu của nhiều chi nhánh.
Trong nhượng quyền, có một câu châm ngôn thường được trích dẫn để nói về các bên mua nhượng quyền và mua cả khu vực kế cận: “một cộng một bằng một rưỡi”. Câu nói này hàm ý rằng bên mua nhượng quyền vận hành sẽ bị dàn trải nỗ lực khi có thêm một khu vực khác cần quản lý. Nó được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của bên bán nhượng quyền, nhưng bạn cũng cần xem xét đến khả năng thu lợi nhuận của mình - trừ khi bạn đang ở ranh giới giữa địa bàn đầu tiên và địa bàn thứ hai, nếu không bạn sẽ phải chịu chi phí vận hành tốn kém hơn và dành nhiểu thời gian cho việc đi lại hơn.

IV- Ý TƯỞNG CHÚ ĐẠO: Lời khuyên của chuyên gia

Trong rất nhiều mô hình nhượng quyền, tại một thời điểm nào đó, địa bàn sẽ trở thành tâm điểm của cuộc trao đổi giữa bạn và bên bán nhượng quyền. Thông thường, địa bàn thường đi liền với mức độ độc quyền trong một khu vực địa lý được định trước. Ví dụ, bên bán nhượng quyền có thể cam kết không lập thêm đại lý nhượng quyền khác trong khu vực đã được xác định,hoặc cho phép bạn được độc quyền marketing trong khu vực đó. Dù bạn nhận được loại đặc quyền nào, nó cũng sẽ tác động tới cách thức cũng như địa điểm mà bạn tiến hành kinh doanh.
Điều này khiến bạn buộc phải dành thời gian nghiên cứ xem bên bán nhượng quyền quyết định như thế nào về địa bàn bạn được trao, bất kể thành công mà họ gặt hái được.
Bên bán nhượng quyền có thể thuê một bên thứ ba xây dựng mạng lưới địa bàn trên danh nghĩa của họ hoặc tự làm việc đó. Dù thế nhưng lý tưởng là, bạn vẫn cần thực hiện phân tích sơ bộ về doanh nghiệp và hoạt động của các bên mua nhượng quyền hiện tại để xác định được mô hình cho thấy cơ cấu và quy mô cần có của thị trường nhằm xây dựng được một doanh nghiệp thành công. Sau đó, mô hình này nên được nhân rộng để mở thêm các vùng địa bàn khác – bao gồm cả địa bàn của bạn. Quan trọng là địa bàn hoạt động phải phù hợp vớí mô hình kinh doanh. Biên lợi nhuận sẽ giảm nếu bạn phải di chuyển quá xa.

Bên bán nhượng quyền cần có khả năng chứng minh điều này và cung cấp những dữ liệu nhân khẩu học mới nhát có liên quan đến mô hình kinh doanh, cũng như mô tả quy mô và độ dàn trải của thị trường trong địa bàn nhằm cung cấp tài liệu trực quan cho bên mua nhượng quyền. Nếu họ không làm vậy, hãy hỏi rõ lý do. Hãy nhớ rằng, đây là khoản đầu tư của bạn.
Địa bàn biểu thị một dạng ranh giới nào đó, thường được định nghía như một kiểu giới hạn. Tuy nhiên, không nên xem địa bàn như một sự giới hạn đối với thành công của bạn và hiểu dược những lợi ích mà bạn sẽ có được từ đó. Trước tiên và quan trọng nhất, địa bàn chứng tỏ sự hiện hữu của một thị trường sôi động và nhạy bén, thành phần và quy mô của nó đã được kiểm nghiệm nhờ thành công của những bên mua nhượng quyền khác, do vậy, nó cũng sẽ đem đến thành công tương tự cho bạn. 
Thứ hai, đặc quyền ở mức độ nào đó sê giúp ngăn chặn những bên mua nhượng quyền với mô hình tương tự nuốt mất thị trường của bạn, cũng như không để bạn nuốt mất thị trường của họ. Điều này góp phần xây dựng mạng lưới nhượng quyền hài hòa hơn, cùng nhau làm việc vì lợi ích của mọi người.

Cuối cùng, địa bàn giúp bạn tập trung nỗ lực vào một khu vực nhạy bén, duy trì mức lợi nhuận biên ổn định trong mỗi lần bán hàng và tối đa hóa sự có mặt của bạn ở thị trường khu vực. Không phải lúc nào địa bàn lớn hơn cũng tốt hơn và tôi đã nhiều lần chứng kiến địa bàn quá lớn lại gây bất lợi về doanh thu, lợi nhuận và thành công của một đại lý nhượng quyền - Jon Bellamy,CEO Atlas Moping.

Một số nhượng quyền có tham gia quản lý còn cung cấp kiểu mô hình co cụm (cluster model), trong đó bên mua nhượng quyền cam kết mở một chuỗi cửa hàng nào đó trong một khoảng thời gian đa định. Tôi đã thấy mô hình này trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống, như Costa Coffee, qua đó mạng lưới của họ lớn mạnh rất nhanh chóng. Nhược điểm của loại nhượng quyền này là yêu cầu về khoản đầu tư ban đầu mà bên mua nhượng quyền cần bỏ ra để cấp vốn cho phát triển, do đó những nhượng quyền này có xu hướng được ưu tiên cuối cùng trong phạm vi đầu tư. Sự thật là, những thỏa thuận nhượng quyền này cũng đòi hỏi kiểu bên mua nhượng quyền khác so với đa số những cơ hội sẵn có dành cho bạn.
Mô hình co cụm không phải là hình thức nhượng quyền duy nhất đòi hỏi các bộ kỹ năng và mức đầu tư khác nhau. Còn có những kiểu thỏa thuận khác nữa buộc bên mua nhượng quyền phải phát triển cả một vùng rộng lớn, thậm chí là một quốc gia hay một khu vực. Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này sau đây.

1- Thỏa thuận phát triển khu vực

Thỏa thuận phát triển khu vực thường dành cho một vùng rộng lớn, đôi khi là cả một quốc gia, cho phép bên mua nhượng quyền thiết lập sự có mặt của thương hiệu trong một vùng lãnh thổ đã định. Những thỏa thuận này thường đi liền với bên bán nhượng quyền quốc tế và đòì hỏì mức đầu tư nhiều hơn đáng kể so với mức đầu tư cho một vùng lãnh thổ bình thường do phạm vi tiềm năng và những yêu cầu về vốn để xây dựng thương hiệu.
Thỏa thuận phát triển khu vực thường không cho phép nhượng quyền thứ cấp? do đó, nhà phát triển khu vực chính là bên mua nhượng quyền trực tiếp, chỉ khác là anh ta sẽ phụ trách một địa bàn rộng lớn hơn và có các kỳ vọng lớn hơn về thành công. Tuy thế, theo kinh nghiệm của tôi, các thuật ngữ mà bên bán nhượng quyền và các nhà tư vấn sử dụng thể khác nhau, và trên thực tế, một số mạng lưới lớn còn cho phép nhượng quyền thứ cấp trong những thỏa thuận như thế này. Thường thì, thỏa thuận phát triển khu vực được trao cho bên mua nhượng quyền ở những thành phố lớn như London, và với yêu cầu về mức độ đầu tư cần có, nó thường được trao cho những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm.

2- Nhượng quyền độc quyền

Nhượng quyền độc quyền thường được bán theo phạm vi quốc gia. Hình thức nhượng quyền này khác với thỏa thuận phát triển khu vực ở chỗ nó có nhượng quyền thứ cấp. Do đó, yêu cầu về vốn sẽ thấp hơn vì nhượng quyền độc quyền không cần phải tự bỏ vốn để phát triển các chi nhánh của nó, mà thay vào đó, nó sẽ tuyển chọn bên mua nhượng quyền theo cùng một cách mà bên bán nhượng quyền trong nước làm. Trước khi mở nhượng quyền thứ cấp, nhượng quyền độc quyền cần vận hành một đại lý nhượng quyền thí điểm, để thử nghiệm công thức kinh doanh tại quốc gia đó. Đó là do những khác biệt tinh tế trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia - chẳng hạn, dù Anh và Mỹ có cùng ngôn ngữ nhưng tập quán kinh doanh, văn hóa và nhân khẩu học của hai quốc gia này lại rất khác biệt.

Tương tự, còn có sự khác nhau ở hoạt động kiểm soát bên mua nhượng quyền giữa các bên bán nhượng quyền trong nước. Tôi nhận thấy có những khác biệt đáng kể trong cách tiếp cận kinh doanh của các bên bán nhượng quyền quốc tế cho phép độc quyền thương hiệu. Một số rất “lơi lỏng”, cho phép người mua nhượng quyền độc quyền được hoạt động tốt nhất theo tập quán bản địa; trong khi một số khác lại có sự kiểm soát đáng kể đối với các tài liệu marketing, hoạt động ra mắt và thậm chí là cả các thỏa thuận pháp lý giữa họ và các bên mua nhượng quyền. (Tôi biết có nhiều hơn một mô hình, trong đó các thỏa thuận giữa bên mua nhượng quyền độc quyền và bên bán nhượng quyền đều do các cố vấn nước ngoài không có kinh nghiệm gì về luật pháp của Anh soạn thảo). Cũng có vài trường hợp website được nước sở tại và các khu vực khác dịch rất cẩu thả do thiếu sự nghiên cứu kỹ càng về thị trường Anh.
Hãy suy xét các yêu cầu khác nhau về kinh nghiệm và kỹ năng giữa nhượng quyền phát triển khu vực và nhượng quyền độc quyền thương hiệu. Khi tiến hành nhượng quyền độc quyền, người chủ độc quyền sẽ trở thành bên bán nhượng quyền. Anh ta sẽ được yêu cầu phải tập trung vào công tác tuyển dụng và duy trì lượng bên mua nhượng quyền; trái lại, bên mua nhượng quyền phát triển khu vực sẽ được yeu cầu tập trung vào việc quản lý các chi nhánh của doanh nghiệp. Dù ở mức độ đấu tư nào, bên bán nhượng quyền cũng sẽ trông đợi vào năng lực và kinh nghiệm của bạn để bắt tay triển khai hiệu quả công việc kinh doanh.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: Nhượng quyền độc quyền về chăm sóc xã hội

Ken Deary là bên mua nhượng quyền thành công của McDonald’s từ năm 1994 đến cuối năm 2005, khi ông sở hữu tới vài cửa hàng và giành được vô số giải thưởng, trong đó có giải thưởng “Bên mua nhượng quyền của năm” do bfa trao tặng năm 2002, và giải “Mái vòm Vàng” do McDonald’s trao tặng cho 30 bên mua nhượng quyền tốt nhất của thương hiệu trên toàn thế giới. Vậy điều gì đã khiến ông chuyển từ bên mua nhượng quyền cực kỳ thành công của thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng nhất thế giới sang bên bán nhượng quyền?
Deary giải thích: “McDonald’s là một thương hiệu phi thường với các hệ thống tuyệt vời và những con người vĩ đại mà tôi đã có 11 năm đáng nhớ làm việc cùng họ, nhưng xét về mặt cá nhân, có hai thứ tôi cần có trong sự nghiệp kinh doanh nhưng không thể đạt được khi là bên mua nhượng quyền.

Thứ nhất, tôi cần một hoạt động kinh doanh khiến tôi cảm thấy mình có thể tạo ra sự khác biệt mỗi ngày.

Thứ hai, tôi nghĩ mình đã đi tới giai đoạn muốn trải nghiệm thách thức lớn trong việc thiết lập doanh nghiệp mới, nhưng vẫn đảm bảo được tiềm năng và khả năng mở rộng quy mô để biến nó trở thành một thương hiệu nổi tiếng toàn quốc trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh có thể tạo ra sự khác biệt mỗi ngày không khó, liệu có lĩnh vực nào có thể làm điều đó tốt hơn dịch vụ chăm sóc xã hội, chuyên cung cấp sự chăm sóc và cảm thông đối với những người trưởng thành dễ bị tổn thương ngay trong chính ngôi nhà tiện nghi của họ? Thách thức lớn hơn là làm thế nào để thiết lập một doanh nghiệp non trẻ và đưa nó trở thành một thương hiệu toàn quốc trong khoảng thời gian tương đối ngắn? Câu trả lời là hãy mua nhượng quyền độc quyền thương hiệu, và nếu gặp đúng thời cơ, nhượng quyền này có thể là một phương pháp sử dụng chi phí hiệu quả để xây dựng doanh nghiệp mang tầm quốc gia nhanh hơn là bắt tay vào xây dựng từ con số 0.”
Vào năm 2009, Deary đã mua nhượng quyền độc quyền của Right at Home, một công ty của Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng dành cho những người trưởng thành dễ bị tổn thương tại nhà. Hoạt động thí điểm ở Anh bắt đầu từ đầu năm 2010 và Right at Home đã trở thành thương hiệu toàn quốc thành công trong thị trường chăm sóc xã hội ở Anh trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

Vậy lời khuyên đối với việc đầu tư vào nhượng quyền độc quyền thương hiệu là gì nếu xem nó như một phương thức sử dụng chi phí hiệu quả nhằm xây dựng một thương hiệu toàn quốc tiềm năng?
 
Trước hết, bạn cần chọn được một thương hiệu đã vượt qua thách thức và thành công ở bất kỳ đâu để từ đó, bạn bắt đầu lên ý tưởng công việc, thiết lập hệ thống và phần mềm mà bạn có thể sửa đổi sao cho phù hợp với khu vực của mình, và quan trọng là thương hiệu này khiến bạn tin tưởng rằng mình sẽ được trở thành một phần của mạng lưới quốc tế mỗi khi bạn trao đổi với các bên mua nhượng quyền tiềm năng. Hãy chắc rằng mô hình này sẽ hiệu quả bằng cách thử hoạt  động thí điểm và rằng mức giá thực tế cho nhượng quyền độc quyền thương hiệu mà bạn thanh toán cho từng giai đoạn sẽ phản ánh được thành công của việc khai trương khu vực mới. Hãy mặc cả quyết liệt về chi phí ban đầu và các khoản phí dịch vụ quán lý; hãy thuê một nhà tư vấn nhượng quyền có kính nghiệm để giúp bạn ra giá và cơ cấu thanh toán thực tế vì việc phải trả quá nhiều tiền cho nhượng quyền độc quyền thương hiệu có thể khiến bạn phải chịu tổn thất cả về mặt tiền bạc để phát triển kinh doanh lẫn mối quan hệ tương lai với bên bán nhượng quyền bất chấp giá trị cảm nhận được về tiền bạc.

Thứ hai, nhượng quyền độc quyền thương hiệu phải là một mô hình đã chứng minh được tính hiệu quả về mặt tài chính. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thuê được một nhà tư vấn nhượng quyền có kinh nghiệm để xác nhận rằng mô hình này toàn diện vẻ mặt tài chính, bao gồm cả phí giấy phép độc quyền thương hiệu và các loại phí dịch vụ quản lý kèm theo, những thứ sẽ sinh lời từ vốn đầu tư mà bạn bỏ ra. Nên nhớ những dự tính và mức lãi dự kiến cho phần vốn đầu tư phải thực tế. Đây là mối quan hệ lâu dài, nên bạn cần đảm bảo rằng mình có đủ sự cẩn trọng cần thiết để thoải mái với thỏa thuận về lâu về dài.

Thứ ba, luôn có sẵn các hệ thống và thủ tục giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực, trái với việc thiết lập chúng từ con số 0. Hãy hiểu rõ hệ thống bạn đang tham gia để không bị bất ngờ và hãy chắc chắn rằng bạn gần như không phải điều chỉnh quá nhiều để đáp ứng được thị trường của Anh nhằm đảm bảo nhận được mức lợi nhuận tối đa từ khoản đầu tư của mình.

Lời khuyên cuối cùng là: Bạn đang tham gia vào một hợp đổng có tính ràng buộc về mặt pháp lý và một mối quan hệ kinh doanh. Hãy chắc rằng bạn thay thoải mái với hoạt động kinh doanh và mối quan hệ cá nhân, cũng như có được sự độc lập cần thiết để điều hành các hoạt động hằng ngày theo câch bạn muốn trong khi vẫn ý thức được bạn là một phần của hệ thống hoặc thương hiệu quốc tế. Bạn cần thấy thoải mái khi từ bỏ sự độc lập ở một mức độ nào đó để đổi lấy một phần tài sản trí tuệ mà bên bán nhượng quyền có thể bán cho bạn. Tóm lại, bạn có thoải mái với sự đánh đổi đó không? - Ken Deary, bên mua nhượng quyền độc quyền thương hiệu của Right at Home.

Như bạn đã thấy trong phần nghiên cứu tình huống và lời khuyên của bên mua nhượng quyền ở trên, thật sự có nhiều hình thức và quy mô nhượng quyền khác nhau - bạn có thể tuân theo một thỏa thuận nhượng quyền cho phép bạn hoạt động trong một địa bàn rất nhỏ, cho đến giấy phép độc quyền thương hiệu cho cả một khu vực bao gồm nhiều quốc gia. Hãy thoải mái với lựa chọn của mình miễn là nó phù hợp với vai trò bạn sẽ đảm đương, và cả việc liệu nhượng quyền đó có giúp bạn đạt được mục tiêu hay không.

3- Trọng điểm

- Trong hầu hết các loại hình nhượng quyền, bạn không cần phài có kinh nghiệm trực tiếp trong ngành - tuy nhiên, bạn vẫn cần có những kỹ năng và thái độ ứng xử như đã nêu ở Chương 3.
- Bạn cần quyết định xem bản thân thích một nhượng quyền mà ở đó bạn được tích cực tham gia vào các hoạt động hằng ngày hay một nhượng quyền thiên về vai trò quản lý nhóm vận hành kinh doanh.
- Trước khi đầu tư vào nhượng quyền, hãy nắm rõ địa bàn được giao, quyết định xem liệu nơi đó có tiềm năng triển khai công việc doanh hay không, và hãy thật rõ ràng về nhưng gì bạn có thể và không thể thực hiện liên quan đến khu vực hoạt động của bạn.
- Luôn có nhiều lựa chọn khác nhau nếu bạn muốn đâu tư một cơ hội lớn hơn như “mô hình co cụm”, thỏa thuận “phát triển khu vực” hay thỏa thuận “nhượng quyền độc quyền thương hiệu”.
- Trong mọi thỏa thuận nêu trên, bạn sẽ có những mức độ liên quan và các mức yêu cầu về vốn khác nhau.
- Bạn nên mời một nhà tư vấn có kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn cơ hội thích hợp khi muốn mua cơ hội lớn. Có nhiều sự kiện đặc biệt có thể mang lại cho bạn cơ hội gặp gỡ một số thương hiệu đang tìm kiếm bên mua nhượng quyền như vậy.

4- Bước tiếp theo

Trong chương này, bạn đã hiểu hơn vẻ các hình thức nhượng quyền khác nhau, đặc biệt là sự khác biệt giữa nhượng quyền “xe tải” và nhượng quyền “vận hành”. Kết hợp với hiểu biết về các giới hạn tài chính mà bạn có thể gặp phải, những kiến thức này sẽ giúp bạn sẵn sàng cho chương tiếp theo, để tìm hiểu chi tiết hơn về cách tìm kiếm những nhượng quyền đáp ứng được các tiêu chuẩn của bạn.
 

0 bình luận, đánh giá về Bạn nên chọn loại hình nhượng quyền nào trong nhượng quyền kinh doanh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.76985 sec| 1026.93 kb