Yếu tố cần lưu ý khi trưng bày sản phẩm

09/06/2024
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Kim Chi
Việc trưng bày hàng hóa thật sự chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện với tôn chỉ thỏa mãn việc mua sắm của khách hàng. Sau khi hiểu được nhu cầu khách hàng, việc tiếp theo là xác định "hành trình quyết định" của khách hàng, cách mà khách hàng thưởng mua hàng đối với ngành hàng của bạn. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi trưng bày sản phẩm.

1- Trưng bày sản phẩm cho khách hàng

Việc trưng bày hàng hóa thật sự chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện với tôn chỉ thỏa mãn việc mua sắm của khách hàng. Do đó, việc đầu tiên cần làm là thấu hiểu lý do tại sao khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng của bạn. Ví dụ đối với một cửa hàng thời trang chẳng hạn thì khách hàng có nhu cầu mua lẻ hay là mua cả bộ? Khách hàng tìm thời trang dạo phố hay dự tiệc? Có loại thời trang cụ thể nào mà khách hàng đặc biệt đến đây tìm? Hãy tạo lối đi thông thoáng trong cửa hàng cho khách dễ dàng di chuyển, và hãy sử dụng bảng hiệu, góc trưng bày các sản phẩm đặc biệt một cách nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Sau khi hiểu được nhu cầu khách hàng, việc tiếp theo là xác định "hành trình quyết định" của khách hàng, cách mà khách hàng thưởng mua hàng đối với ngành hàng của bạn. Quyết định mua hàng nằm ở đâu, thiết kế hay là giá? Và ở giai đoạn nào thì khách hàng bắt đầu quan tâm đến các yếu tố khác như màu sắc, kích cỡ? Hãy sử dụng "hành trình quyết định" của khách hàng để thiết kế hình thức trưng bày hàng hóa và phân chia không gian cho các ngành hàng. Ví dụ, nếu biết khách hàng đến chủ yếu để mua chọn quần jeans theo kiểu dâng đang thịnh hành, như vậy các kiểu dáng quần jeans này cần phải được trưng bày trước nhất và thu hút nhất. Một mảng tường trưng bày các kiểu dáng quần jeans chẳng hạn sẽ tạo được sự thu hút tức thì và đẩy nhanh quyết định mua hàng của khách. Màu sắc, kích cỡ và các yếu tố khác sẽ được tính đến sau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tối đa hóa việc hỗ trợ xúc tiến giữa các ngành hàng

Trưng bày hàng hóa hiệu quả có khả năng nâng cao mong muốn mua hàng của khách, thu hút khách hàng quan tâm đến các sản phẩm khác không có trong danh mục mua hàng. Hãy truyền cảm hứng cho khách hàng với những ý tưởng mới, lạ, ví dụ như trong trường hợp của ngành thời trang là kết hợp quần áo, trang sức thành những phong cách thời trang mới lạ. Một cách khấc là trưng bày các sản phẩm đi kèm gần với các sản phẩm chính, ví dụ như kính mát, nón đi biển gần thời trang mùa hè, hay dây nịt gần quần jeans chẳng hạn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Phân bổ không gian hợp lý

Trong ngành bán lẻ, có một ý niệm về quy mô trưng bày sản phẩm. Điều này có nghĩa là cần phải trưng bày một số lượng sản phẩm nhất định thì mới có thể thu hút được khách hàng. Nếu nhìn vào một tủ bánh mà chì có lèo tèo một, hai cái bánh thì thông thường khách hàng sẽ không mua. Cũng là loại bánh đó, nếu trưng bây hẳn năm, bảy cái thì khách hàng lại mua. Do đó, việc trưng bày cần phải thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn của khách hàng nhưng không quá nhiều làm ảnh hưởng đến số lượng hàng tổn có thể gây lãng phí cho chi nhánh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

4- Thái độ tự hào với các sản phẩm chủ đạo

Sản phẩm chủ đạo, sản phẩm bán chạy nhất là niềm tự hào của mỗi chi nhánh và thương hiệu, hãy dành cho các sản phẩm vị trí xứng đáng nhất! Đừng bao giờ trưng bày hàng bán chậm tại các vị trí "hot" với mục tiêu cố gắng gia tăng doanh thu của sản phẩm đó. Vị trí "hot" sẽ tạo ra nhiều doanh thu hơn nếu trưng bày sản phẩm chủ đạo. Nêu sản phẩm chủ đạo được đưa ra trưng bày xúc tiến ngoài mặt tiền chi nhánh, điều quan trọng là sản phẩm tương ứng phải dễ dàng cho khách hàng tìm thấy trong cửa hiệu. Nếu khách hàng thích sản phẩm bạn xúc tiến nhưng lại không thể tìm được nó trong cửa hàng, thông thường khách hàng bỏ cuộc và rời khỏi cửa hàng mà chẳng mua gì cả.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5- Kỹ năng bán hàng

Mỗi một điểm tiếp xúc trực tiếp của thương hiệu với khách hàng là một kênh hiệu quả giúp doanh nghiệp bán hàng. Do đặc điểm có tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên, đây là một kênh dễ xúc tiến, hiệu quả, mà lại ít tốn kém. Tuy nhiên, kênh xúc tiến này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đội ngũ có năng lực, đầu tư huấn luyện sản phẩm, kỹ năng bán hàng, và liên tục thúc đẩy nhân viên triển khai tốt bằng các chương trình khen thưởng. Trên thực tế, đây là một kênh hiện đang được triển khai khá yếu kém tại thị trường Việt Nam do sự chú trọng chưa đúng mức của doanh nghiệp đối với công tác tuyển dụng và huấn luyện, nhất là đối với những chương trình huấn luyện cơ bản và bắt buộc như huấn luyện hội nhập. Trong một lần đi khảo sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của một thương hiệu bánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã hỏi cùng một câu hỏi về cùng một loại sản phẩm tại 10 cửa hàng khác nhau, và kết quả là nhận được 9/10 câu trả lời “không biết”, và một câu trả lời “để em vô hỏi bếp”. Nếu ngay cả kiến thức cơ bản về sản phẩm mà đội ngũ nhân viên chi nhánh không nắm bắt được, việc xúc tiến bán hàng chắc chắn là điều không thể xảy ra. Có doanh nghiệp thực tế là không có quy trình huấn luyện bán hàng. Cũng có doanh nghiệp đã có sẵn quy trình và bài huấn luyện do chuyên viên soạn sẵn. Tuy nhiên, dịch vụ khách hàng và bán hàng là những kỹ năng cần phải “sống” trong văn hóa của doanh nghiệp, cần phải được thể hiện, rèn luyện, và trau dồi hàng ngày tại từng chi nhánh. Những bản thảo quy trình và bài dạy công phu không giúp gì được cho ai. Thực tế áp dụng phải bắt đầu từ người lãnh đạo.

Doanh nghiệp cũng nên lưu ý là quy trình và bài huấn luyện về kỹ năng bán hàng cứng nhắc ngày nay không còn tác dụng. Ai trong chúng ta cũng biết câu nói “kinh điển” của nhân viên McDonald’s khi đặt hàng cho khách “Anh/Chị có muốn thêm một phần khoai tây?”. Câu hỏi này là câu hỏi “chuẩn” theo quy trình bán hàng. Tuy nhiên, câu hỏi này đôi khi trở thành một câu hỏi máy móc, cứng nhắc, thiếu tình cảm, nhất là khi được nhân viên sử dụng một cách bắt buộc theo quy trình. Do đó, hãy bắt đầu bằng việc tuyển dụng những nhân viên có thái độ tích cực. Kỹ năng có thể huấn luyện được. Thái độ thì chẳng bao giờ.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

6- Quảng cáo thương hiệu

Quảng cáo là một kênh cần thiết nhưng cũng là một kênh tốn kém. Do đó, tùy thuộc vào ngân sách cho phép mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những kênh quảng cáo phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Điều quan trọng là một chiến lược quảng cáo cần phải xuyên suốt, thống nhất, và phục vụ cho một mục tiêu rõ ràng, đo lường được. Ý tưởng thì vô hạn, và ý tưởng có thể dẫn dắt người ta đi đến những chân trời không xác định. Do đó, nếu có thể đầu tư vào quảng cáo, doanh nghiệp nên đặt ra một vài câu hỏi cơ bản như sau: [1] Mục tiêu quảng cáo là để làm gì? Ví dụ nhằm tăng độ nhận biết thương hiệu? [2] Kết quả mong muốn sau quảng cáo là gì? Ví dụ tăng độ nhận biết thương hiệu lên 30%? [3] Vậy ý tưởng là gì và triển khai ý tưởng đó như thế nào? [4] Đâu là những kênh triển khai hiệu quả đến đối tượng khách hàng mục tiêu? [5] Sau khi triển khai, kết quả đạt được thế nào? Có những bài học gì được rút ra cho những lần triển khai sau?

Cũng giống như nghiên cứu thị trường, khi thực hiện một cách rời rạc, nửa vời, không gắn liền với quy trình và chiến lược, quảng cáo chỉ là một cách tốn tiền vô ích. Tác giả khuyên doanh nghiệp nên sử dụng cách tiếp cận sau đây, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Đó là:

Đối với kênh triển khai quảng cáo tại Việt Nam, doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu và phân tích các kênh hiệu quả nhất đối với đối tượng khách hàng mục tiêu đã xác định cho thương hiệu. Doanh nghiệp không nên đưa ra những suy nghĩ và quyết định chủ quan dựa trên cảm tính hoặc phong trào. Mỗi một thông điệp quảng cáo, mỗi một mục tiêu quảng cáo có thể dẫn đến việc sử dụng những kênh quảng cáo khác nhau. Việc phân tích và lựa chọn kênh quảng cáo hiệu quả nên có sự hỗ trợ từ các chuyên viên và dữ liệu chuyên ngành. Sau đây là một số các kênh mà doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng trong quảng cáo tại thị trường Việt Nam (TV, Radio, Báo & tạp chí, Web, Quảng cáo trong các tòa nhà & ngoài trời, Quảng cáo tại rạp chiếu phim, Tương tác xuyên suốt, Blog, diễn đàn, Mạng xã hội, Email, Gửi thư, Vật phẩm quảng cáo Sự kiện khách hàng/Sự kiện chuyên ngành/Khuyến mãi, Chương trình kích hoạt, Tài trợ).

Ngoài các kênh truyền thống đã được sử dụng rất nhiều tại Việt Nail] như TV, báo chí, tổ chức sự kiện...., doanh nghiệp nhượng quyền nên lưu ý đến xu hướng sử dụng các kênh truyền thông số ngày càng tăng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của Nielsen, truyền thông online có mức độ tiếp cận đáng kể tại Việt Nam vì hầu hết người tiêu dùng Việt Nam hiện đại đều có thiết bị kết nối internet trong suốt một ngày.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông số, doanh nghiệp cũng phải xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể, với mục tiêu và KPI cụ thể. Một vài lần posting trên Facebook hay một đoạn video không chuyên nghiệp trên Youtube thật sự không giúp được gì cho thương hiệu. Truyền thông số cần phải được tích hợp như một kênh hỗ trợ trong chiến lược truyền thông toàn diện của thương hiệu.

Nhiều đọc giả chắc chắn sẽ nghĩ rằng những kiểu lý thuyết như thế này không thể nào áp dụng được cho thị trường Việt Nam. Nếu điểm lại từ đầu chương 5 đến giờ, riêng chỉ nhắc đến vấn đề chiến lược thương hiệu mà thôi, chúng ta đã sử dụng hết mấy chục trang sách, và chừng ấy cũng chl dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nền tảng chiến lược thương hiệu. Một thương hiệu nhượng quyền muốn xây dựng thành công và phát triển lâu dài đều phải trải qua tiến trình này, và đều phải thực hiện các bước xây dựng và triển khai chiến lược dài hạn như thế này. ở đây chúng ta không bàn vấn đề thương hiệu và mô hình mì ăn liền. Chúng ta cũng không bàn đến chuyện kiếm tiền nhanh nhờ bán được giấy phép nhượng quyền thương hiệu. Tại sao thương hiệu và mô hình nhượng quyền tại Việt Nam chưa phát triển? Tại sao các thương hiệu nhượng quyền trong khu vực của Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan... đã sẵn sàng để bước vào thị trường Việt Nam trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất loay hoay? Tất cả đều nằm ở nếp suy nghĩ dài hạn hay ngắn hạn. Để xây dựng và phát triển được một thương hiệu và mô hình nhượng quyền thành công, để “mang dép lốp mà đi vào lịch sử” của tương lai hàng trăm năm nữa, doanh nghiệp Việt Nam cần phải bắt đầu từ tầm nhìn và điểm đến của ngày mai. Trong một buổi thảo luận về đề tài toàn cầu hóa và sức ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp Việt Nam, một bạn Việt Nam đã hết sức bức xúc về sự đổ bộ của các thương hiệu nhượng quyền quốc tế vào Việt Nam, khiến cho các thương hiệu và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có thể vì bị cạnh tranh mà phá sản. Câu hỏi của tác giả là: “Bạn có ngăn chặn được sự phát triển tất yếu của tiến trình toàn cầu hóa không?” Nếu không, có lẽ đây là lúc doanh nghiệp Việt Nam chúng ta cần thức tỉnh, học hỏi, thay đổi để có thể góp phần vào tiến trình toàn cầu hóa. Hãy nhớ đây là một con đường hai chiều. Người ta có thể đổ vào nhưng chúng ta cũng có thể bước ra. Làm thế nào để bước ra? Chỉ có thể bằng cách chuyên nghiệp hóa hoạt động của doanh nghiệp, khởi đầu bằng nếp suy nghĩ của chính những người làm chủ và những người làm lãnh đạo. Không gì tồn tại mãi mãi được. Nhưng chúng ta có thể tiến hóa để bước sang một giai đoạn phát triển mới. Xuyên suốt trong quyển sách, tác giả cũng sử dụng rất nhiều những ví dụ là thương hiệu nhượng quyền quốc tế đã được công nhận. Lý do đơn giản và duy nhất là nhằm đưa ra những mẫu mô hình chuẩn, đang phát triển nhanh trên thế giới, giúp doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và định hướng cho tương lai.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

7. Quản lý uy tín thương hiệu

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 21, cùng với sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội, PR không còn dừng lại ở mức độ quan hệ báo chí nữa mà bao gồm cả việc theo dõi, quản lý và xây dựng uy tín thương hiệu trên các cổng thông tin mạng. Đó cũng là lý do vì sao khái niệm “quản lý uy tín thương hiệu” ngày càng trở nên phổ biến. Khi người tiêu dùng và mọi người trong xã hội nói chung có khả năng đăng tải nội dung dễ dàng trên mạng, thông tin về thương hiệu không còn một chiều từ thương hiệu đến người nhận nữa. Thông tin bây giờ có thể đến từ bất kỳ ai, bất kỳ khu vực địa lý nào, và có khả năng phát tán trên mạng trong tích tắc. Do đó, việc theo dõi, phản ứng nhanh đối với các phản hồi, thông tin về thương hiệu trên mạng, nhất là các thông tin có thể làm tổn hại đến uy tín thương hiệu, trở thành một phần quan trọng đối với nhiệm vụ quản lý thương hiệu. Sau đây là một , số cách tiếp cận trong quản lý uy tín thương hiệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

(i) Tối đa hóa các công cụ tìm kiếm, đưa nội dung tích cực lên trên, và đồng thời đẩy nội dung mang tính tiêu cực xuống dưới.

(ii) Thường xuyên đăng tải các website, các nội dung tích cực nhằm đẩy lùi các nội dung tiêu cực nếu có.

(iii) Gửi thông cáo báo chí thường xuyên cho các trang mạng nhằm xây dựng sự hiện diện tích cực và thường xuyên của thương hiệu, qua đó đẩy lùi các thông tin tiêu cực nếu có.

(iv) Yêu cầu tháo gỡ thông tin không đúng làm tổn hại đến thương hiệu nếu có.

(v) Xây dựng quan hệ với các cộng đồng mạng có ảnh hưởng.

(vi) Chủ động tham gia tất cả những đối thoại trên mạng có liên quan đến thương hiệu.

Có rất nhiều cách tiếp cận giúp doanh nghiệp tổ chức và quản lý hiệu quả uy tín thương hiệu trên mạng. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, mục tiêu, và ngân sách mà doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực nội bộ hoặc hợp tác với một công ty truyền thông chuyên ngành, vấn đề là doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý uy tín thương hiệu, nhất là khi doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền. Ngoài việc tiếp xúc và tìm hiểu thông tin thương hiệu và mô hình, đối tác nhận quyền tiềm năng chắc chắn sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về thương hiệu cũng như doanh nghiệp nhượng quyền thường xuyên trên mạng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Yếu tố cần lưu ý khi trưng bày sản phẩm được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Yếu tố cần lưu ý khi trưng bày sản phẩm có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Yếu tố cần lưu ý khi trưng bày sản phẩm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.54625 sec| 1004.125 kb