Hỗ trợ đối tác nhận quyền

09/06/2024
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Kim Chi
Ngoài trách nhiệm xây dựng và xúc tiến thương hiệu ở tầm quốc gia và quốc tế, vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhượng quyền là tổ chức nền tảng hỗ trợ đối tác nhận quyền, với mục tiêu xúc tiến và bảo vệ thương hiệu. Bài viết dưới đây là một số vấn đề mà doanh nghiệp nhượng quyền cần lưu ý lên kế hoạch và triển khai hỗ trợ cho đối tác.

1- Hệ thống giao tiếp

Trong quan hệ nhượng quyền, vấn đề quan trọng hàng đầu là giao tiếp. Giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc đối thoại, gửi email, hay tin nhắn. Giao tiếp ở đây là xây dựng được nền tảng, hệ thống chia sẻ thông tin chính xác, cập nhật, hữu hiệu giữa các bên, với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, sai sót. Nền tảng giao tiếp nên bao gồm những yếu tố sau:

Một là bản tin định kỳ. Đây là dạng đơn giản nhất về giao tiếp nhằm cập nhật các thông tin chung trong hệ thống giữa doanh nghiệp và đối tác nhận quyền. Bản tin nên bao gồm tất cả các thông tin cập nhật về tài chính, quản lý hoạt động, nhân sự và huấn luyện, phát triển, marketing và thương hiệu, cũng như chia sẻ và chúc mừng thành quả của các đối tác trong hệ thống.

Hai là cổng dữ liệu. Đây là cổng chia sẻ thông tin và dữ liệu về mô hình, thương hiệu và hệ thống, giúp đối tác nhận quyền chủ động tìm kiếm, tải các văn bản, biểu mẫu, dữ liệu cần thiết cho hoạt động của chi nhánh hoặc thị trường. Đây cũng có thể là cổng để đối tác nhận quyền đệ trình những vấn đề cần được sự chấp thuận của doanh nghiệp nhượng quyền, hoặc báo cáo các vấn đề tài chính như doanh thu, đặt hàng.... Với một nền tảng chung như thế, thông tin và dữ liệu được quản lý đồng bộ, tránh các trường hợp mâu thuẫn phát sinh do thông tin bị thất lạc, sai sót, hoặc nhầm lẫn.

Ba là hội thảo. Khi cần triển khai một chiến lược, dự án, hay chiến dịch quan trọng nào đó, ví dụ như cập nhật thế hệ cửa hàng mới chẳng hạn, doanh nghiệp nhượng quyền nên tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị dành riêng cho đối tác nhận quyền. Thông thường hội thảo được tổ chức mỗi năm nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp và đối tác nhận quyền tương tác, trao đổi, thảo luận các vấn đề chiến lược, kế hoạch hoạt động và phát triển. Đây cũng là dịp để các bên tăng cường xây dựng quan hệ, củng cố văn hóa doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm và thành quả đạt được. Một cộng đồng nhượng quyền lành mạnh là một cộng đồng cùng đồng hành và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Chương trình quảng cáo, xúc tiến

Có hai hình thức quảng cáo và xúc tiến trong mô hình nhượng quyền, đó là:

(i) Quảng cáo/xúc tiến cấp quốc gia: Là những hoạt động được tổ chức và triển khai trong cho tất cả chi nhánh, trên toàn lãnh thổ quốc gia, phần lớn là do phòng tiếp thị của doanh nghiệp nhượng quyền đứng ra tổ chức và triển khai cho toàn hệ thống. Đối với những hoạt động này, doanh nghiệp nhượng quyền thường triển khai sản xuất vật phẩm quảng cáo, phân phối cho toàn hệ thống, và thông tin/huấn luyện triển khai chương trình cho các đối tác hoặc trưởng chi nhánh thông qua các nhân sự quản lý vùng. Toàn bộ chi phí triển khai và theo dõi chương trình do doanh nghiệp nhượng quyền thanh toán.

(ii) Quảng cáo, xúc tiến cấp địa phương/cộng đồng: Là những hoạt động riêng lẻ, triển khai cho một chi nhánh hoặc một cụm chi nhánh nào đó, nhằm mục tiêu xúc tiến thương hiệu tại cộng đồng địa phương. Các hoạt động này thường do đối tác nhận quyền chủ động lên kế hoạch và thực hiện với sự hỗ trợ về ý tưởng, thiết kế quảng cáo của doanh nghiệp nhượng quyền. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí sản xuất và triển khai chương trình do đối tác nhận quyền chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Quản lý quỹ tiếp thị

Đây có thể nói là một trong những đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong mô hình nhượng quyền. Khi ký hợp đồng nhượng quyền, đối tác nhận quyền thường phải đóng góp một khoảng nhỏ, từ 0.5-4% tùy theo thương hiệu và ngành nghề kinh doanh, vào ngân sách quảng cáo chung của thương hiệu. Quỹ này được gọi là quỹ tiếp thị hay quảng cáo, do doanh nghiệp nhượng quyền quản lý, với mục tiêu triển khai các hoạt động xúc tiến và quảng bá chung cho toàn hệ thống và thương hiệu. Tuy nhiên, quỹ quảng cáo hay tiếp thị này không được phép ghi nhận như là doanh thu hay khoản thu của doanh nghiệp nhượng quyền. Quỹ cần phải được tách riêng, hạch toán độc lập, và công bố vào mỗi cuối năm với tất cả đối tác nhận quyền, về hình thức sử dụng, doanh nghiệp nhượng quyền có thể lên kế hoạch, dự đoán ngân sách, triển khai, kết toán, và công bố chi phí một cách rõ ràng với đối tác. Không có một quy định hay giới hạn nào về quy mô hoặc hình thức sử dụng quỹ. vấn đề quan trọng là doanh nghiệp nhượng quyền phải trình bày được hiệu quả sử dụng quỹ qua việc phân tích ROI (hoàn vốn đầu tư) của từng chương trình, đo lường

và công bố thành quả đạt được theo mục tiêu chương trình đã đề ra. Rất nhiều thương hiệu, vô tình hay cố ý, không hạch toán và sử dụng đúng quỹ tiếp thị, gây ra những mâu thuẫn, bất đồng không cần thiết với đối tác nhận quyền. Doanh nghiệp nhượng quyền nên hiểu quỹ tiếp thị/quảng cáo là quỹ để xúc tiến chung cho toàn hệ thống. Sử dụng hiệu quả quỹ này sẽ góp phần phát triển thương hiệu, mang lợi lợi ích thiết thực cho tất cả các bên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

4- Chương trình cộng tác

Khi hệ thống phát triển, một trong những kênh xúc tiến hiệu quả cho chi nhánh là kênh cộng tác quảng cáo hoặc xúc tiến với các thương hiệu khác. Việc cộng tác có thể trên quy mô lớn, toàn khu vực, toàn lãnh thổ giữa hai thương hiệu chia sẻ cùng một đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, cũng có những lúc việc-cộng tác xảy ra ở quy mô nhỏ hơn, tại một địa điểm chi nhánh hoặc một địa phương nhất định. Là người sở hữu thương hiệu, doanh nghiệp nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ đàm phán, thống nhất, và hướng dẫn triển khai các chương trình này cho đối tác nhận quyền. Trên thực tế, giám đốc vùng hoặc phòng quản lý tiếp thị cộng đồng của doanh nghiệp nhượng quyền nên khảo sát, nghiên cứu, và đề nghị những hoạt động xúc tiến tương tự cho đối tác nhận quyền, giúp đối tác gia tăng hiệu quả kinh doanh trên địa bàn hoạt động.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hỗ trợ đối tác nhận quyền được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hỗ trợ đối tác nhận quyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hỗ trợ đối tác nhận quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.56271 sec| 965.516 kb