Khám nghiệm tử thi là một phần không thể thiếu trong quá trình điều tra vụ án, xác minh tình tiết, chứng cứ.

– Khám ngoài khi tiến hành khám ngoài tử thi , cần thực hiện các bước sau :
Một là , xác định , ghi nhận vị trí , tư thế , dáng điệu của tử thi ở hiện trường ; Kiểm tra , xem xét , ghi nhận các đặc điểm nhận dạng của tử thi ;
Hai là , kiểm tra , xem xét đồ vật có liên quan . Đồ vật có liên quan đến nạn nhân có thể là quần áo , giày dép , mũ nón , đồng hồ , điện thoại , túi xách , valy , chìa khóa … mà nạn nhân mang theo .
Ba là , kiểm tra các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân , căn cước công dân , hộ chiếu , bằng lái xe , thẻ ATM, thẻ sinh viên , thẻ đảng , đoàn , sĩ quan … Qua đó có thể xác định nhanh chóng danh tính , lại lịch nạn nhân .
Bốn là , kiểm tra các loại tư trang , đồ đạc khác như dây chuyền , nhẫn , đồng hồ , khuyên tai , điện thoại , ba lô … Nếu có các tư trang , đồ đạc như trên thì phải ghi nhận khách quan , chi tiết .
Năm là , kiểm tra , xem xét các đặc điểm trên cơ thể từ thi ; Lấy dấu vân tay của tử thi ; Kiểm tra , xem xét và ghi nhận những dấu hiệu thay đổi của tử thi sau khi chết : Vết hoen , sự co cứng , sự lạnh , sự thối rữa .(quan tâm tới: dịch vụ ly hôn)
Sáu là , khám kỹ các vùng : Đầu , cổ , gáy , ngực , lòng bàn tay , chân , móng tay , móng chân , các lỗ tự nhiên . Đây là một trong những nội dung rất quan trọng của giai đoạn khám ngoài . Bởi vì , đây là những vị trí hết sức nhạy cảm trong việc thu thập được dấu vết hình sự , cũng như dấu vết liên quan đến nguyên nhân chết của nạn nhân .
Đối với các lỗ tự nhiên thường chú ý tới bộ phận sinh dục ở nữ giới xem có dấu vết của quá trình giao cấu hay không .
Đối với móng tay , móng chân , lòng bàn tay , chân chủ yếu thu thập các dấu vết liên quan : dấu vết do hung thủ để lại như sợi quần áo , tế bào , vết máu trên móng tay móng chân của nạn nhân …
Chính vì vậy , đòi hỏi khi khám những vùng này phải khám tỉ mỉ , thận trọng nhằm phát hiện các dấu vết , vật chứng và các thương tích có thể xuất hiện . Tại các dấu vết vật chứng và các thương tích phải ghi nhận mô tả theo trình tự nhất định : Loại dấu vết hoặc thương tích ; Hình dạng ; Chiều hướng chuyển động , Kích thước , vị trí . Đồng thời phải vẽ sơ đồ và chụp ảnh theo đúng nguyên tắc chụp ảnh dấu vết vật chứng .
– Khám trong : Khi tiến hành khác trong tử thi tại hiện trường vụ án , cần thực hiện các hoạt động sau : Mổ sọ ; Mổ cổ ngực ; Lấy bệnh phẩm xét nghiệm . Trong nhiều trường hợp để có thêm căn cứ khoa học phục vụ cho việc kết luận của các giám định viên pháp y được chính xác , khách quan , thì trong quá trình khám nghiệm tử thi cần lấy bệnh phẩm về để nghiên cứu giám định , xét nghiệm .(xem thêm: luật sư tư vấn ly hôn)
Các loại bệnh phẩm thường được thu thập : Một là , lấy máu của tử thi : Dùng xi lanh lấy 200cc máu trong buồng tim của tử thi cho vào ống nghiệm sạch , có độ tinh khiết cao để bảo quản .
Hai là , lấy các chất chứa trong phủ tạng .
Ba là , lấy khoảng từ 400 – 500g phủ tạng cho vào lọ thuỷ tinh , rộng miệng , đậy nắp cẩn thận , các chất của những phần phủ tạng khác nhau thì để trong các lọ khác nhau . Các chất phải để riêng biệt và ghi chú đầy đủ thông tin về chất đó . Phía ngoài lọ ghi rõ : Tên vụ việc , ngày tháng năm diễn ra , người thu thập , tên bệnh phẩm …
Bốn là , trong các trường hợp cần thiết có thể lấy trực tiếp các mảng tạng trong cơ thể của tử thi để giám định . Thường các mảnh tạng nên lấy theo hình khối khoảng 2x2x3 cm . Sau khi lấy xong phải cho ngay vào dung dịch bảo quản như : Formol ; Bonin 10-12 % để bảo quản .