Các phương tiện thanh toán trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

23/02/2023
Có nhiều cách thanh toán hiện hành trong đó Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chỉ rõ gồm thanh toán bằng séc, thanh toán ủy nhiệm chi, thanh toán ủy nhiệm thu và thanh toán bằng thư tín dụng. Trong đó có nêu rõ các khái niệm chủ thể, quyền và nghĩa vụ mỗi bên khi áp dụng một trong các phương thức thanh toán trên.


 

1- Thanh toán bằng séc

Chế độ thanh toán bằng séc hiện hành được thực hiện theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng và các quy định cụ thể trong Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 về việc ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc. Séc là giấy tờ có giá do người kí phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Séc là giấy tờ có giá có nghĩa séc là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người phát hành nó với người sở hữu trong Séc được người kí phát phát hành để thanh toán trong các giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi séc đã được kí phát thì quan hệ trong thanh toán séc sẽ độc lập, không phụ thuộc vào giao dịch là cơ sở để phát hành séc.

Quan hệ thanh toán bằng séc là quan hệ khá phức tạp có nhiều loại chủ thể tham gia với tư cách khác nhau được luật điều chỉnh bao gồm các quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc cung ứng, phát hành, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về séc. Các quan hệ phát sinh trong thanh toán bằng séc được điều chỉnh bằng Luật công cụ chuyển nhượng và pháp luật liên quan. Trong quan hệ thanh toán bằng séc có yếu tố nước ngoài, nếu có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên tham gia quan hệ thanh toán séc được thoả thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế theo quy định của Chính phủ. Trường hợp séc được phát hành ở Việt Nam nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì séc phải được phát hành theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng. Nếu séc được phát hành ở nước khác nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng.

2- Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng séc

Tham gia quan hệ thanh toán bằng séc có thể có các loại chủ thể sau:
- Người kí phát là người lập và kí phát hành séc.
- Người bị kí phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người kí phát.
- Người thụ hưởng là người sở hữu séc với tư cách của một trong những người sau đây: Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người kí phát; hoặc là người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định của Luật công cụ chuyển nhượng; hoặc là người cầm giữ séc mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ.
- Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách kí tên trên séc với tư cách là người kí phát, người chuyển nhượng, người bảo chi hoặc người bảo lãnh...
- Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc.

Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán séc trên đây có thể chia thành các nhóm chính sau:

- Nhóm chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán là các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, với tư cách là người bị kí phát, người thu hộ, người có liên quan, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác; quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc.

- Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc, bao gồm: người kí phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của những người trên và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.

3- Những nội dung chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc

Thứ nhất, cung ứng séc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc trắng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để kí phát séc. Tổ chức cung ứng séc được tổ chức việc in séc trắng hoặc lựa chọn nơi in để kí hợp đồng in séc trắng trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm những yếu tố kĩ thuật và yếu tố chống giả của séc trắng do mình cung ứng cho người sử dụng. Trước khi séc trắng được in và cung ứng để sử dụng các tổ chức cung ứng séc phải đăng kí mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thông báo cho các bên liên quan về mẫu séc trắng của mình. Tổ chức cung ứng séc quy định điều kiện, thủ tục đối với việc bảo quản, sử dụng séc do mình cung ứng như: số lượng séc trắng cung ứng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng đối tượng cụ thể; phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ, bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong quá trình xử lí thanh toán trong nội bộ tổ chức cung ứng séc; Quy định về trách nhiệm trong việc bảo quản séc trắng và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng séc trắng...

Theo quy định của pháp luật thủ tục cung ứng séc trắng thực hiện như sau: Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức cung ứng séc. Tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của người đề nghị cung ứng séc Trước khi giao séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc trắng phải chịu trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: số séc, tên người bị kí phát, tên người kí phát séc; địa điểm thanh toán; các yếu tố trên giải từ MICR (nếu có) và các nội dung khác trên tờ séc trắng nếu thấy cần thiết và để thuận tiện cho người sử dụng séc. Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng và kí hiệu (số series, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc và yêu cầu người được cung ứng séc phải kí nhận vào sổ theo dõi.
Người được cung ứng séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tính chính xác của các yếu tố trên tờ séc trắng được cung ứng, nếu thấy có sai sót phải báo ngay để đổi lấy tờ séc khác, sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.

Thứ hai, kí phát séc
Kí phát séc là việc người kí phát, kí và chuyển giao séc lần đầu cho người thụ hưởng. Người kí phát séc phải là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi kí phát séc, người kí phát phải bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán có thể là số dư trên tàỉ khoản thanh toán mà người kí phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người kí phát được phép sử dụng theo thoả thuận với người bị kí phát. Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do séc đó không đủ khả năng thanh toán, người kí phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.

Trong trường hợp tờ séc được lập không đúng quy định do lỗi của người kí phát khiến người thụ hưởng bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người kí phát lập tờ séc khác thay thế. Người kí phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này của người thụ hưởng ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó.
 

Việc kí phát séc phải theo quy định sau:

- Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị kí phát cung ứng, nếu séc được lập trên tờ séc trắng không phải do người bị kí phát cung ứng thì người bị kí phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.
Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, không sửa chữa, tẩy xoá. Chữ viết trên séc phải viết bằng tiếng yiệt, trừ trường hợp quan hệ séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thề được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên. Chữ kí của người kí phát phải là chữ kí bằng tay trực tiếp trên tờ séc bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ kí mẫu đã đăng kí tại người bị kí phát, kèm theo họ tên của người kí và dấu (đối với những séc do người đại diện của tổ chức kí). Người có liên quan chỉ có nghĩa vụ khi trên séc hoặc tờ phụ đính kèm có chữ kí của người có liên quan hoặc của người được người có liên quan uỷ quyền với tư cách là người kí phát, người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh. Khi trên séc có chữ kí giả mạo hoặc chữ kí của người không được uỷ quyền thì chữ kí đó không có giá trị; chữ kí của người có liên quan khác trên séc vẫn có giá trị. Số tiền thanh toán trên séc phải được ghi bằng số và bằng l chữ. Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ và phải khớp nhau, nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán, số tiền bằng chữ phải viết rõ nghĩa, chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ không được viết thêm chữ vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc. Số tiền thanh toán trên séc được ghi trả bằng ngoại tệ phải theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối cụ thể: Séc ghi trả bằng ngoại tệ được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối. Séc ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ thì số tiền trên séc được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỉ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán trong trường hợp ngân hàng thực hiện việc thanh toán.

Séc được kí phát để ra lệnh cho người bị kí phát thanh toán cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”.


Séc được kí phát cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ “không chuyển nhượng”. Séc được kí phát cho người cầm giữ séc bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng. Séc có thể được kí phát ra lệnh cho người bị kí phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người kí phát. Séc không được kí phát để ra lệnh cho chính người kí phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp kí phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người kí phát. Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng, người kí phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước tờ séc ngay dưới chữ “séc”. Cụm từ này có hiệu lực với bất kì người nào thụ hưởng tờ séc. Trong trường họp này, người bị kí phát chỉ được chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng mà không được phép trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp cụm từ “trả vào tài khoản” bị gạch bỏ. Trường hợp séc không ghi cụm từ “trả vào tài khoản” thì người bị kí phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt nếu người thụ hưởng yêu cầu.

Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị kí phát; người kí phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ. Trường hợp người kí phát séc là người được chủ tài khoản ủy quyền thì chủ tài khoản phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng kí chữ kí mẫu, quy định hạn mức với người bị kí phát.
 

Thứ ba, chuyển nhượng, nhờ thu séc.

Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng theo một trong các hình thức “kí chuyển nhượng” hoặc “chuyển giao”. Séc không được chuyển nhượng nếu trên séc có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự. Để được thanh toán số tiền trên séc, người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng kí chuyển nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thoả thuận giữa hai bên. Người thu hộ được quyền quyết định việc chi trả ngay cho người kí chuyển nhượng để nhờ thu hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ người bị kí phát, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi sổ tiền trên séc trong trường hợp séc không được thanh toán. Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định, người thu hộ có quyền chuyển giao tiếp séc đó cho người thu hộ khác là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà mình có quan hệ đại lí theo thoả thuận giữa hai bên để người thu hộ này xuất trình tờ séc.

Người thu hộ chỉ có quyền thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình séc, nhận số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu séc; truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người kí phát và người chuyển giao séc nếu người thu hộ đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng và séc được nhờ thu bị người bị kí phát từ chối thanh toán.

Thứ tư, bảo đảm thanh toán séc

Bảo đảm: thanh toán séc là biện pháp duy trì khả năng cho người thụ hưởng được thanh toán số tiền ghi trên séc. Bảo đảm thanh toán séc bao gồm hai hình thức là bảo chi và bảo lãnh séc. Bảo chi séc là việc người bị kí phát bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình theo quy định. Để thực hiện bảo chi séc thì cần phải có những điều kiện: Tờ séc đã được điền đầy đủ, rõ ràng các yếu tố theo quy định; người kí phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản nhưng được người bị kí phát chấp thuận cho người kí phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc; người kí phát yêu cầu được bảo chi tờ séc đó. Người bị kí phát được từ chối bảo chi séc nếu tờ séc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định trên. Bảo lãnh séc là việc người thứ 3 (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tờ séc. Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ kí của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người kí phát.

Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lí tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người kí phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

Thứ năm, xuất trình và thanh toán séc

Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền, người thu hộ xuất trình séc đúng địa điểm, đúng thời hạn theo quy định. Nếu tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày kí phát (tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng trùng vào ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ đó, không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan) và người kí phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên séc thì người bị kí phát có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Người bị kí phát không tuân thủ quy định này phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính từ ngày séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng tại thời điểm xuất trình séc.

Nếu tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày kí phát thì người bị kí phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị kí phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người kí phát có đủ khả năng để thanh toán. Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng: bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày kí phát trên séc thì việc thanh toán chỉ được thực hiện kể từ ngày kí phát ghi trên séc. Trường họp khoản tiền mà người kí phát được sử dụng để kí phát séc không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc, nếu người thụ hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc thì người bị kí phát có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi khoản tiền mà người kí phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc. Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, người bị kí phát phải ghi rõ số tiền đã được thanh toán trên séc và trả lại séc cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền phải lập văn bản biên nhận về việc thanh toán đó và giao cho người bị kí phát. Văn bản biên nhận trong trường hợp này được coi là văn bản chứng minh việc người bị kí phát đã thanh toán một phần số tiền ghi trên séc.
Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán sau khi người kí phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì séc vẫn có hiệu lực thanh toán theo quy định trên.

4- Xử lí đối với một số trường hợp xảy ra trong quá trình thanh toán séc

Thứ nhất, truy đòi do séc không được thanh toán

Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng phải thông báo bằng văn bản cho người kí phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh cho những người này về việc từ chối đó trong thời hạn bốn ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối. Trong thời hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc séc bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này được thực hiện cho đến khi người kí phát nhận được thông báo về việc séc bị từ chối thanh toán. Trong thời hạn thông báo quy định trên, nếu việc thông báo không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thông báo.

Người kí phát, người chuyển nhượng chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng toàn bộ số tiền ghi trên séc. Người bảo lãnh chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng số tiền đã cam kết bảo lãnh. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền sau đây: số tiền không được thanh toán; chi phí truy đòi, các chi phí hợp lí có liên quan khác; tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày séc được xuất trình và bị từ chối thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể: “Lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm áp dụng, số tiền phạt chậm trả được trả cho người thụ hưởng tờ séc”.

Thứ hai, trường hợp làm mất séc hoặc séc bị hư hỏng

Nếu người kí phát làm mất tờ séc trắng thì người làm mất séc thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thoả thuận cho người bị kí phát;
Nếu người làm mất séc là người thụ hưởng thì người làm mất séc thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thoả thuận cho người bị kí phát đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng séc trước mình thông báo cho người kí phát để yêu cầu người kí phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị kí phát. Người thụ hưởng phải thông báo rõ trường hợp bị mất séc và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của việc thông báo. Trường hợp người bị mất séc không phải là người thụ hưởng thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng để người thụ hưởng làm các thủ tục đã quy định ở trên.

Người làm mất séc sau khi có thông báo mất séc có quyền yêu cầu người kí phát kí phát lại tờ séc có cùng nội dung với tờ séc đã mất với cam kết bằng văn bản sẽ trả thay cho người bị kí phát hoặc người kí phát nếu tờ séc đã được thông báo mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất trình để yêu cầu thanh toán. Người kí phát có nghĩa vụ kí phát tờ séc mới có cùng nội dung với tờ séc đã bị mất theo yêu cầu của người thụ hưởng bị mất séc. Người bị kí phát khi nhận được thông báo về việc tờ séc bị mất phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ séc bị mất, vào sổ theo dõi séc đã được thông báo mất. Người bị kí phát không được thanh toán tờ séc đã được báo mất. Khi tờ séc đã được báo mất được xuất trình đòi thanh toán, người kí phát có trách nhiệm lập biên bản giữ lại tờ séc đó và thông báo cho người ra thông báo mất séc đến giải quyết.


Người bị kí phát không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc lợi dụng tờ séc bị mất gây ra, nếu trước khi nhận được thông báo mất séc, tờ séc đó đã được xuất trình và thanh toán đúng quy định của pháp luật. Neu sau khi có thông báo mất séc mà người bị kí phát vẫn thanh toán cho tờ séc đó thì người bị kí phát chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.
Người bị kí phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khi tờ séc bị hư hỏng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người kí phát kí phát lại tờ séc có cùng nộì dung để thay thế. Người kí phát séc có nghĩa vụ kí phát lại tờ séc sau khi nhận được tờ séc bị hư hỏng nếu tờ séc còn đủ thông tin hoặc có bằng chứng xác định người có tò séc bị hư hỏng là người thụ hưởng họp pháp tờ séc bị hư hỏng.

Thứ ba, xử lí đối với trường hợp kí phát séc không đủ khả năng thanh toán

Về nguyên tắc, người kí phát séc phải bảo đảm khả năng thanh toán cho người thụ hưởng. Trong trường hợp kí phát séc không đủ khả năng thanh toán thì tùy mức độ vi phạm, người kí phát bị áp dụng các chế tài tương xứng.
Người bị kí phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về người kí phát séc không đủ khả năng thanh toán vào hồ sơ lưu của mình.

Thứ tư, khởi kiện và giải quyết tranh chấp về séc

Sau khi gửi thông báo về việc séc bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại toà án đối với một, một số hoặc tất cả những người có liên quan để yêu cầu thanh toán số tiền gồm: Số tiền không được thanh toán; chi phí truy đòi, các chi phí họp lí có liên quan khác; tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày séc bị từ chối thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5- Thanh toán uỷ nhiệm chỉ

a) Khái niệm

Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán, theo đó, chủ tài khoản yêu cầu tổ chức trung gian thanh toán phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, Kho bạc Nhà nước yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng ủy nhiệm chi dùng để trả tiền mua bán hàng hoá, dịch vụ cho người thụ hưởng.

b) Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng uỷ nhiệm chi

- Chủ thể:
- Bên trả tiền: Người mua hàng hoá, dịch vụ, người chuyển tiền;
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền;
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng.
- Quyền và các nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán uỷ nhiệm chi - chuyền tiền:
- Bên trả tiền có nghĩa vụ lập giấy uỷ nhiệm chi theo quy định của ngân hàng, nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản của mình trả cho bên thụ hưởng. Khi lập giấy uỷ nhiệm chi phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữa các liên uỷ nhiệm chi và kí tên đóng dấu trên tất cả các liên uỷ nhiệm chi;
- Ngân hàng, kho bạc phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy uỷ nhiệm chi, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng trước khi thực hiện việc thanh toán, có quyền trả lại giấy ủy nhiệm chi cho khách hàng khi phát hiện có sai sót, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ để thanh toán. Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm thanh toán ngay đối với giấy uỷ nhiệm chi hợp lệ. 
Nếu do thiếu sót chủ quan của mình gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường;
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được chứng từ thanh toán cho ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền chuyển đến, sau khi kiểm soát chứng từ nếu đủ điều kiện thanh toán phải tiến hành ghi nhận số tiền ghi trong chứng từ thanh toán vào tài khoản bên thụ hưởng;

Trong trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức trung gian thanh toán, khi nhận được lệnh thanh toán của chủ tài khoản (còn gọi là lệnh chuyển tiền), chậm nhất trong 01 ngày làm việc, tổ chức trung gian thanh toán kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho người thụ hưởng.

6- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu

a) Khái niệm

Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu là hình thức thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán theo đó đơn vị bán (đơn vị thụ hưởng) yêu cầu trung gian thanh toán phục vụ mình thu hộ số tiền về hàng hoá đã chuyển giao, dịch vụ đã cung ứng cho người khác ủy nhiệm thu là lệnh thu tiền của chủ tài khoản (người thụ hưởng). Có nghĩa là trung gian thanh toán có trách nhiệm phải thực hiện theo nội dung của ủy nhiệm thu trên cơ sở các chứng từ thanh toán và khả năng thanh toán của chủ tài khoản.

b) Chủ thể, quyền và nghĩa vụ chủ thể tham gia quan hệ thanh toán uỷ nhiệm thu

- Chủ thể: Bên thụ hưởng (bên lập ủy nhiệm thu) là bên bán hàng, cung ứng dịch vụ; Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng là ngân hàng bên thụ hưởng có tài khoản; Bên trả tiền là bên mua, bên nhận dịch vụ; Ngân hàng phục vụ bên trả tiền là ngân hàng bên mua có tài khoản.

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán uỷ nhiệm thu: Bên thụ hưởng có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hoá đơn, chứng từ giao hàng, cung cấp dịch vụ nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền. Trên giấy uỷ nhiệm thu, bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định, kí tên đóng dấu đơn vị. Đồng thời, bên thụ hưởng có trách nhiệm theo dõi việc thanh toán các giấy uỷ nhiệm thu đã gửi đi để phối hợp với ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền đôn đốc việc thanh toán kịp thời;

- Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng có nghĩa vụ: Tiếp nhận và kiểm soát giấy uỷ nhiệm thu và các giấy tờ liên quan đến uỷ nhiệm thu. Sau đó ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng kí tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi nhận giấy uỷ nhiệm thu gửi đi. Khi nhận được chứng từ thanh toán, giấy uỷ nhiệm thu do ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bên trả tiền chuyển đến thì thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản 'cho người thụ hưởng; Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền: khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu và các chứng từ kèm theo về việc giao hàng hoá và cung ứng dịch vụ do ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bên thụ hưởng gửi đến hoặc do chính bên thụ hưởng trực tiếp đến nộp, ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền kiểm tra thủ tục lập giấy uỷ nhiệm thu, kiểm tra việc thoả thuận của bên trả tiền và bên nhận tiền bằng giấy ủy nhiệm thu. Nếu thấy đủ điều kiện thanh toán thì ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền để chuyển đến ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng để thanh toán cho bên thụ hưởng.

7- Thanh toán bằng thư tín dụng

a) Khái niệm

Thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hàng, theo đó, việc thanh toán được tiến hành từ một khoản tiền được bên mua lưu kí trước ở ngân hàng phục vụ mình để trả cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng và theo các điều kiện sử dụng thư tín dụng. Thư tín dụng là lệnh của người có nghĩa vụ chi trả, lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích số tiền ghi trên thư tín dụng tự tài khoản tiền gửi ra một tài khoản riêng gọi là "tiền gửi thư tín dụng". Mở thư tín dụng là điều kiện bắt buộc để áp dụng hình thức thanh toán này. Thanh toán bằng thư tín dụng được áp dụng khi bên thanh toán đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay, phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã kí..

- Chủ thể, quyền và nghĩa vụ chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụn, chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng gồm: Bên trả tiền; Người thụ hưởng; Ngân hàng phục vụ bên trả tiền; Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán bằng thư tín dụng, bên trả tiền: Khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng phải lập giấy mở thư tín dụng ghi đầy đủ tất cả các yếu tố quy định và nộp vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản. Ngân hàng phục vụ bên trả tiền nhận mở thư tín dụng cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thư tín dụng. Sau khi đồng ý cho mở thư tín dụng, ngân hàng phải có trách nhiệm gửi ngay thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho người thụ hưởng biết. Khi nhận được giấy báo về thanh toán từ thư tín dụng của ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ, nội dung chứng từ nếu đúng thì ngân hàng phục vụ bên trả tiền tiến hành thanh toán từ tài khoản tiền gửi thư tín dụng. Sau khi thực hiện việc thanh toán, nếu trên tài khoản thư tín dụng đã hết tiền hoặc còn tiền, ngân hàng làm thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi thư tín dụng và chuyển số tiền còn lại vào tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản.

- Bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mời thư tín dụng của bên trả tiền do ngân hàng phục vụ mình gửi đến, bên thụ hường phải đối chiếu với họp đồng và đơn đặt hàng đã kí. Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ giao hàng bên thụ hưởng lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền hàng.

- Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi đến, tiến hành kiểm tra thủ tục lập giấy mở thư tín dụng, sau đó thông báo cho bên thụ hưởng biết để làm căn cứ giao hàng. Khi nhận được giấy báo thanh toán do bên thụ hưởng nộp vào (bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng), ngân hàng kiểm tra các thủ tục, xem xét thời gian hiệu lực của thư tín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán trong phạm vi số tiền mở thư tín dụng, nếu đúng thì ngân hàng phục vụ bên được hưởng tiếp nhận số tiền thanh toán từ tài khoản thư tín dụng do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến theo các chứng từ thanh toán.

b) Dịch vụ thanh toán qua quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vĩ mô

Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 46/2014/ TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt quy định quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được cung cấp dịch vụ thanh toán như sau:
- Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho các thành viên của mình. Tổ chức tài chính vi mô cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng tài chính vi mô.
- Quỹ tín dụng nhân dân, tồ chức tài chính vi mô xây dựng, ban hành quy trình thanh toán nội bộ nghiệp vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ không qua tài khoản thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (Thông tư số 46/2014/TT- NHNN ngày 31/12/2014).

0 bình luận, đánh giá về Các phương tiện thanh toán trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.28439 sec| 1103.258 kb