Cách phân chia thu nhập cho Luật sư thành viên (phần 1)

Đã là luật sư thì cần có 3 cái túi: một cái túi đựng đầy giấy tờ; một đựng đầy tiền và cái túi thứ ba chứa sự nhẫn nại

- Tục ngữ Pháp

Cách phân chia thu nhập cho Luật sư thành viên (phần 1)

Yêu cầu đặt ra đối với một cách phân chia thu nhập phù hợp là nó phải hợp lý và công bằng cho tất cả các luật sư thành viên và có tính đến các yếu tố khác chẳng hạn như kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thâm niên, phần trăm vốn góp, tầm ảnh hưởng, mối quan hệ xã hội của từng luật sư thành viên.

Bởi vì kiến thức pháp luật, trinh độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề và bước khởi đầu của từng luật sư thành viên là không giống nhau cho nên trong một chừng mực nào đó vẫn tồn tại xung đột lợi ích tiềm ẩn đâu đó giữa các luật sư thành viên.

Liên hệ

1- Cách hành nghề Luật sư độc lập không cần tính thu nhập

Nếu bạn quyết định sẽ hành nghề luật sư độc lập theo hình thức văn phòng luật sư thì việc xem xét và lựa chọn một cách phân chia thu nhập phù hợp đòi với bạn sẽ không cần thiết. Bởi lẽ, tất cả doanh thu nhận được từ khách hàng của văn phòng luật sư của bạn sau khi trừ đi chi phí hoạt động của văn phòng luật sư và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì số tiền còn lại chắc chắn sẽ thuộc vê' bạn. Bạn không phải đóng thuế thu nhập cá nhân trên khoản thu nhập này theo quy định về thuế thu nhập cá nhân cũng như không cần phải quan tâm nhiều đến những vấn đề mang tính chuyên môn về kinh tế chẳng như kế toán, thuế.

Thuận lợi chính của cách phân chia thu nhập này là bạn hoàn toàn có thể tự chủ trong điều hành hoạt động hành nghề luật sư của mình. Các yêu cầu về kế toán, thuế cũng khá đơn giản cũng như bạn không cần có sự giám sát của người thứ ba cho nên bạn có thể toàn tâm toàn ý cho công việc phát triển hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng của văn phòng luật sư của bạn.

Bất lợi chính của cách phân chia thu nhập này đó là nó không giúp cho văn phòng luật sư của bạn phát triển được vì bạn không có người đồng hành, nếu có bất kỳ chuyện gì bất trắc xảy ra với bạn như bệnh tật, tai nạn, V.V., thi hoạt động văn phòng luật sư của bạn cũng vì đó mà bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, văn phòng luật sư của bạn cũng không thể giải quyết nhiều vụ việc pháp lý của khách hàng cùng một lúc vì chỉ có một mình bạn hành nghề luật sư cho nên bạn không thể quán xuyến hết tất cả mọi việc cùng một lúc.

Bên cạnh đó, bạn cũng bị hạn chế trong việc phát triển năng lực chuyên môn do phải thực hiện nhiều loại công việc pháp lý khác nhau của khách hàng nhưng lại không có đủ kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề chuyên sâu ở một số lĩnh vực pháp luật nào đó mà không thuộc sở trường của bạn cũng như văn phòng luật sư của bạn sẽ không thể thu hút được nhân tài vì những người đó không thấy được sự phát triển tương lai nghề nghiệp của họ khi làm việc cho văn phòng luật sư của bạn, v.v., và còn nhiều thứ bất lợi khác nữa.

Cách hành nghề Luật sư độc lập không cần tính thu nhập

2- Cách hợp tác trên cơ sở chia sẻ chi phí

Cách phân chia thu nhập dựa trên cơ sở chia sẻ chi phí chung là cách phân chia thu nhập phổ biến của các công ty luật vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay. Theo cách phân chia thu nhập này, dù bạn vẫn sẽ thành lập công ty luật của bạn dưới dạng công ty luật trách nhiệm hữu hạn hay công ty luật hợp danh để có tư cách pháp nhân cho mục đích giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng và xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho họ theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, trên thực tế chi phí hoạt động hằng tháng của công ty luật của bạn sẽ được chia đều cho tất cả các luật sư thành viên trong công ty luật của bạn. Thuận lợi của cách phân chia thu nhập này là việc tính toán thu nhập giữa các luật sư thành viên sẽ đơn giản và dễ dàng.

Tuy nhiên, bất lợi chính của nó là việc tính bình quân chi phí cho từng luật sư thành viên, dù trên thực tế mỗi luật sư thành viên sẽ sử dụng các tài nguyên của công ty luật của bạn khác nhau cho nên về lâu về dài nó sẽ tạo hiềm khích, so sánh chi phí giữa các luật sư thành viên và từ đó có thể dễ dẫn đến những tranh chấp nội bộ không đáng có.

Một biến thể của cách phân chia thu nhập này là tất cả chi phí của công ty luật của bạn sẽ được phân chia theo tỷ lệ thuận dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu mà một luật sư thành viên mang về cho công ty luật của bạn. Theo đó, nếu một luật sư thành viên nào đó mang được doanh thu khách hàng về nhiều hơn so với các luật sư thành viên khác thì đồng nghĩa với việc người đó sẽ được xem là đã sử dụng nhiều tài nguyên của công ty luật hơn những luật sư thành viên khác và sẽ hợp lý nếu người đó phải chịu chi phí nhiều hơn những luật sư thành viên còn lại theo tỷ lệ doanh thu mà luật sư thành viên đó mang về cho công ty luật của bạn. Ngoài ra, ngoài các vị trí nhân sự hỗ trợ cần có trong công ty luật của bạn mà các luật sư thành viên nhất trí tuyển dụng ví dụ như tiếp tân, kế toán, từng luật sư thành viên trong công ty luật của bạn cũng có thể tự thuê mướn thêm các nhân viên hỗ trợ để phụ giúp cho các công việc riêng của họ và tự trả chi phí tiền lương cho những người đó.

Để có cơ sở tính toán việc phân chia chi phí trong trường hợp này, từng luật sư thành viên buộc phải kê khai trung thực tổng số phí dịch vụ pháp lý mà họ thu được từ các khách hàng của họ để làm cơ sở tính toán tỷ lệ chi phí mà mỗi luật sư thành viên phải chịu hàng tháng. Hơn thế nữa, việc phân chia chi phí dựa trên số tiền doanh thu của từng luật sư thành viên cũng không phải luôn luôn là hợp lý mà vẫn có khả năng một số luật sư thành viên sẽ không hài lòng với cách tính như vậy và vẫn có thể xảy ra tranh chấp giữa các luật sư thành viên về vấn đề này.

Thuận lợi chính của cách phân chia thu nhập này chính là bạn không phải mất nhiều thời gian để tính toán và phân chia thu nhập cho từng luật sư thành viên vì theo cách này mỗi luật sư thành viên phải tự chịu trách nhiệm đối với các khách hàng của mình cũng như sẽ chủ động trong việc kiểm soát thu nhập của họ trên cơ sở “làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít”. Vì các khoản phải thu từ khách hàng là thu nhập của các luật sư thành viên cho nên họ luôn có động lực trong việc thu tiền khách hàng thay vì ỷ lại vào nhân viên kế toán của công ty luật của bạn. Các luật sư thành viên cũng sẽ có xu hướng sử dụng tiết kiệm các tài nguyên của văn phòng để không làm ảnh hưởng đến chi phí chung của công ty luật của bạn. Ngoài ra, các luật sư thành viên cũng có thể nhượng lại cho nhau một số khách hàng nào đó của họ để lấy phí giới thiệu nếu họ quá bận rộn cho các công việc pháp lý của các khách hàng khác mà không thể đảm nhận công việc pháp lý mới của khách hàng của họ được, hay có thể vì lý do năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, xung đột lợi ích hoặc một lý do nào đó mà họ lại không muốn hoặc không thể đảm nhận các công việc pháp lý mới của các khách hàng của họ.

Tuy nhiên, bất lợi chính của cách phân chia thu nhập này chính là:

(i) Việc phân chia chi phí văn phòng sẽ vẫn dựa trên cơ sở phân bổ đồng đều, không có sự phân biệt hợp lý giữa những luật sư thành viên sử dụng nhiều và những luật sư thành viên sử dụng ít các tài nguyên của văn phòng, bao gồm nhân sự, điện, nước, văn phòng phẩm, V.V., do số lượng các công việc pháp lý của khách hàng và doanh thu của mỗi luật sư thành viên tại từng thời điểm là khác nhau;

(ii) Không ai trong số các luật sư thành viên quan tâm đến việc quản lý, điều hành và phát triển công ty luật của bạn, đặc biệt là những mục tiêu phát triển trung và dài hạn, họ thường thiếu gắn kết, mạnh ai nấy làm các công việc của văn phòng theo ý riêng của họ, không có biểu mẫu chung của các tài liệu văn phòng thống nhất nội bộ hay nếu có thì cũng chưa chắc là mọi người đểu sẽ đồng thuận sử dụng theo. Các vấn đề quan trọng trong quản trị công ty luật của bạn chẳng hạn như tuyển dụng nhân sự, huấn luyện nhân viên, phát triển kinh doanh chung sẽ không có ai chịu trách nhiệm chính và thường bị bỏ ngỏ dẫn đến hệ quả đó là công ty luật của bạn sẽ bị giậm chân tại chỗ, không có nhiều cơ hội phát triển, không ai trong các luật sư thành viên mặn mà đến việc tìm kiếm các công việc pháp lý mới của khách hàng mà không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Nói tóm lại, cách phân chia thu nhập này tiềm ẩn không ít rủi ro đó là các luật sư thành viên có thể chấm dứt hợp tác vào bất kỳ lúc nào vì mọi người không có nhiều thứ ràng buộc để giữ chân nhau trong công ty luật của bạn.

Cách hợp tác trên cơ sở chia sẻ chi phí

3- Cách phân chia thu nhập đều nhau

Theo cách phân chia thu nhập này, nếu bạn và các luật sư thành viên khác trong công ty luật của bạn muốn hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn thông qua việc cùng nhau chấp nhận rủi ro và chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty luật của bạn thì việc thành lập công ty luật hợp danh hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ là sự chọn lựa thích hợp để các bên cân nhắc. Tuy nhiên, giữa hai hình thức hoạt động vừa nếu thì hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nên được xem xét lựa chọn vì tính chất hữu hạn và đối vốn của nó.

Việc áp dụng hình thức phân chia thu nhập nào cho hợp lý đối với loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà có thể giúp tạo sự bình đẳng, ghi nhận hợp lý công sức đóng góp của từng cá nhân luật sư thành viên sẽ luôn là bài toán không hề dễ dàng hay có thể nói là rất khó, đặc biệt là trong hoàn cảnh môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển như hiện nay và vấn đề này luôn gây đau đầu cho các luật sư thành viên trong các công ty luật. Trong hơn 20 năm qua, có khá nhiều công ty luật tại Việt Nam đã buộc phải chia tách để tồn tại cũng vì lý do chính là họ không thể giải quyết một cách triệt để bài toán khó này để có thể phân chia thu nhập cho các luật sư thành viên một cách hợp lý nhất.

Theo cách phân chia thu nhập đồng đểu thì toàn bộ doanh thu trong kỳ mà các luật sư thành viên mang về cho công ty luật của bạn sẽ được tổng kết lại và trừ đi toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của công ty luật của bạn. Số tiền còn lại sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được chia đều cho các luật sư thành viên. Các luật sư thành viên sau đó sẽ để cho công ty luật của bạn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập mà họ nhận được từ công ty luật của bạn trên cơ sở của thu nhập từ đầu tư vốn.

Một biến thể của cách phân chia thu nhập này để có sự phân biệt trong việc phân chia thu nhập giữa các luật sư thành viên là sẽ tạo ra hai hoặc ba mức phân chia thu nhập giữa các luật sư thành viên, bao gồm các luật sư thành viên có kinh nghiệm và thâm niên và những luật sư thành viên còn trẻ, ít thâm niên và kinh nghiệm chuyên môn. Các luật sư thành viên trong cùng một mức phân chia thu nhập sẽ có mức thu nhập được chia bằng nhau.

Cách phân chia thu nhập này có thuận lợi đó là đơn giản và dễ tính toán cho tất cả mọi luật sư thành viên trong công ty luật của bạn. Thậm chí, ngay cả những luật sư thành viên không có nhiều kiến thức về kế toán, thuế cũng có thể hiểu rõ cách tính toán theo cách phân chia thu nhập này. Bên cạnh đó, cách phân chia thu nhập này chỉ tập trung đến việc làm thế nào để mọi luật sư thành viên có thể đạt được chỉ tiêu doanh thu chung của công ty luật của bạn hơn là việc đạt được chỉ tiêu doanh thu riêng của từng luật sư thành viên. Do đó, các luật sư thanh viên sẽ không phải chịu áp lực tìm kiếm công việc pháp lý của khách hàng để đạt được mức doanh thu mà công ty luật của bạn giao cho theo định kỳ tháng, quý, năm. Ngoài ra, cách phân chia thu nhập này cũng giúp các luật sư thành viên không phải cạnh tranh với nhau, yên tâm tập trung cho công việc, có thu nhập ổn định, có thể dành nhiều thời gian hơn cho các công việc nội bộ khác của công ty luật của bạn ví dụ như huấn luyện nhân viên, viết bài cho báo, tạp chí chuyên ngành, xuất bản sách, tham dự và nói chuyện tại hội thảo chuyên đề, v.v., ngoài việc trực tiếp tìm kiếm khách hàng để tạo ra doanh thu cho công ty luật của bạn.

Tuy nhiên, cách phân chia thu nhập này có một số bất lợi chính đó là nó hoạt động theo cơ chế chia đều thu nhập cho tất cả các luật sư thành viên mà không có ghi nhận công sức đóng góp của từng luật sư thành viên cho sự thành công chung của công ty luật của bạn, đặc biệt là những luật sư thành viên sáng lập chẳng hạn như bạn hay những luật sư thành viên làm nhiều công việc pháp lý của khách hàng hoặc có công mang được nhiều khách hàng mới vể cho công ty luật của bạn. Từ đó, cách phân chia thu nhập này có thể tạo sự ỷ lại, sức ỳ cho các luật sư thành viên, đặc biệt là đối với những luật sư thành viên nào không có khả năng tìm kiếm khách hàng hoặc năng lực chuyên môn bị hạn chế, và cũng từ đó, những luật sư thành viên giỏi, có năng lực sẽ cảm thấy bị thiệt thòi và có thể sẽ quyết định rời công ty luật của bạn để tự thành lập công ty luật riêng của họ hay tham gia vào các công ty luật khác.

Trên thực tế tại Việt Nam, cách phân chia thu nhập này ít khi được các công ty luật áp dụng hay nếu có đi chăng nữa thì họ cũng chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu khi công ty luật của họ mới được thành lập, vì ở vào thời điểm đó, đối với họ, việc duy trì sự tồn tại của công ty luật là quan trọng hơn so với việc làm sao để phân chia thu nhập một cách hợp lý giữa các luật sư thành viên. Trong giai đoạn đầu đó, lợi nhuận còn lại của công ty luật của họ thường sẽ không có nhiều hay thậm chí là bị lỗ cho nên tất cả các luật sư thành viên đều toàn tâm toàn ý trong việc thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng để tạo doanh thu cho công ty luật của họ thay vì quan tâm xem mỗi người sẽ nhận được bao nhiêu từ thu nhập chung của công ty luật để rồi dành thời gian so đo tính toán thiệt hơn về thu nhập của minh so với những luật sư thành viên khác. Tuy nhiên, sau một thời gian khi công ty luật của họ đã phát triển đến một mức độ quy mô lớn hơn nào đó thì cách phân chia thu nhập này sẽ cho thấy khá nhiều bất cập như được nếu ở trên và vì lẽ đó nó cần phải được thay thế bằng một trong số các cách phân chia thu nhập khác mà được cho là phù hợp hơn như được trình bày dưới đây để giúp cho công ty luật của bạn có thể phát triển lâu dài và ổn định hơn.

Nếu bạn không muốn thay đổi cách phân chia thu nhập này và vẫn muốn áp dụng nó trong một thời gian tương đối lâu dài vì những yếu tố thuận lợi của nó như trên, lời khuyên cho bạn là bạn cần bổ sung vào cách phân chia thu nhập này một số chế độ thưởng thành tích công việc cho những luật sư thành viên có thành tích tốt trong công việc chẳng hạn như mang được nhiều khách hàng mới về cho công ty luật của bạn, tạo được nhiều doanh thu hay được nhiều khách hàng khen ngợi về chất lượng cung cấp dịch vụ, v.v.. Có được như vậy, cách phân chia thu nhập này mới được xem là tương đối hợp lý để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của công ty luật của bạn.

3- Cách phân chia thu nhập đều nhau

Nguồn: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Cách phân chia thu nhập cho Luật sư thành viên (phần 1)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.11189 sec| 1132.891 kb