Căn cứ áp dụng điều ước quốc tế và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong quá trình soạn thảo có nhiều nội dung trong một số điều khoản của Luật trọng tài thương mại năm 2010 được kế thừa từ các điều khoản của Luật mẫu của UNCITRAL, do đó muốn tìm hiểu tinh thần của các điều luật trong Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì việc nghiên cứu các tài liệu áp dụng điều ước quốc tế và của UNCITRAL về luật trọng tài mẫu là điều rất cần thiết đối với các luật sư. Vậy căn cứ áp dụng điều ước quốc tế và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài như thế nào? Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

 

việc thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Căn cứ áp dụng điều ước quốc tế, Luật mẫu của UNCITRAL và các quy định pháp luật về trọng tài

 

 

Thỏa thuận trọng tài của các bên: Theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên (Party autonomy), thì các bên tranh chấp có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng, quy tắc tố tụng hay các vấn đề pháp lý cụ thể khác như quy tắc chứng cứ v.v .. Những thỏa thuận này có thể được ghi nhận ngay từ đầu trong thỏa thuận trọng tài hoặc được các bên sửa đổi, bổ sung trong quá trình tố tụng trọng tài sau này.

 

 

Quy tắc tố tụng trọng tài: Ngoài thỏa thuận của các bên tranh chấp thì quy tắc tố tụng trọng tài cũng là căn cứ pháp lý cho việc áp dụng luật và các vấn đề thủ tục khác trong tố tụng trọng tài.

 

 

Thẩm quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài: Trên thực tế, đa phần các vấn đề tố tụng trọng tài cụ thể sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định phù hợp với quy tắc trọng tài tương ứng và không trái với thỏa thuận của các bên tranh chấp cũng như những quy định bắt buộc (mandatory rules) của luật tố tụng trọng tài.

 

 

Luật tố tụng trọng tài áp dụng tại địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài (seatplace of arbitration): Theo giải thích chính thức của UNCITRAL về việc áp dụng Điều V.1 (a) của Công ước New York 1958 thì nếu các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng cho việc tiến hành thủ tục trọng tài một cách rõ ràng (expressly) hay hàm ý (impliedly) thì sẽ áp dụng luật của nước nơi phán quyết trọng tài được ban hành. Luật trọng tài của quốc gia thường có 02 loại quy phạm là quy phạm bắt buộc (hay thường được gọi là mandatory rules) hoặc quy phạm tùy nghi, không bắt buộc áp dụng. Ví dụ điển hình là Luật trọng tài Anh năm 1996 cung cấp một linh sách liệt kê các quy phạm bắt buộc áp dụng tại Phụ lục 1. Như vậy, những quy phạm còn lại đều là những quy phạm tùy nghi. Tương tự như vậy, Luật trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng có những quy phạm tùy nghỉ trong đó có cụm từ “nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài không quy định khác, thì … ”. Trong mọi trường hợp thì thỏa thuận của các bên tranh chấp cũng như quy tắc tố tụng trọng tài đều không được trái với các quy phạm bắt buộc của luật trọng tài quốc gia, nơi tiến hành tố tụng trọng tài.

 

 

Điều ước quốc tế và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài

 

 

Công ước về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (thường được gọi là Công ước New York 1958) do Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) soạn thảo và thông qua tại kỳ họp ở New York (Mỹ) từ ngày 20/5 đến ngày 10/6/1958 và có hiệu lực kể từ ngày 07/6/1959, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước New York 1958 ngày12/9/1995 và công ước này có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 1/12/1995. Công ước New York 1958 không chỉ quy định về việc công nhận và thi hành phá Quyết trọng tài nước ngoài như tên gọi của công ước mà nội dung có tầm quan trọng không kém chính là những quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, vốn là nền tảng của trọng tài thương mại quốc tế. Do đó, muốn tìm hiểu sâu về trọng tài thương mại quốc tế thì văn bản pháp lý đầu tiên cần nghiên cứu chính là Công ước New York 1958.

 

 

Công ước về việc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nhà nước, và kiều dân của các nước khác được ký kết tại Washington (Mỹ) năm 1965 để thành lập nên Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) thuộc sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nên thường được gọi là Công ước Washington 1965 hay Công ước ICSID. Công tước ICSID có hiệu lực từ ngày 14/10/1966 và cho đến nay đã có tới 153 quốc gia phê chuẩn công ước này, Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước ICSID nhưng công ước này vẫn có tầm quan trọng nhất định vì nó là nền tảng cho trọng tài đầu tư, được coi là một phân ngành chuyên sâu của trọng tài quốc tế, tạo lập nên những nguyên tắc pháp lý quốc tế quan trọng để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (hay thường gọi là ISDS: Investor – State Dispute Settlement) mà Việt Nam đã thỏa thuận trong rất nhiều hiệp định bảo hộ đầu tư (BIT) và các hiệp định thương mại tự do (FTA). Chính phủ Việt Nam cũng trở thành bị đơn trong vụ kiện đầu tiên của nhà đầu tư nước ngoài kiện theo cơ chế phụ trợ (Additional Facility) của ICSID ngày 19/3/2018.

 

 

Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (thường được gọi là Luật mẫu của UNCITRAL) được ban hành năm 1985 và sửa đổi, bổ sung năm  2006. Luật mẫu này được soạn thảo để các quốc gia nội luật hóa và quốc gia, vùng lãnh thổ thông qua ở hơn 111 thẩm quyền tài phán khác nhau. Mặc dù Việt Nam chưa được UNCITRAL công nhận là một quốc gia theo Luật mẫu của UNCITRAL nhưng trên thực tế hầu hết các nguyên tắc cơ bản của trọng tài thương mại quốc tế có trong Luật mẫu của UNCITRAL đều được ghi nhận trong Luật trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam. Trong quá trình soạn thảo có nhiều nội dung trong một số điều khoản của Luật trọng tài thương mại năm 2010 được kế thừa từ các điều khoản của Luật mẫu của UNCITRAL, do đó muốn tìm hiểu tinh thần của các điều luật trong Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì việc nghiên cứu các tài liệu của UNCITRAL về luật trọng tài mẫu là điều rất cần thiết đối với các luật sư. Quy định về giải quyết tranh chấp tại các hiệp định, điều ước quốc tế song phương và đa phương khác có liên quan như các hiệp định bảo hộ đầu tư (BIT) và hiệp định thương mại tự do (FTA)…

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Căn cứ áp dụng điều ước quốc tế và Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18923 sec| 954.609 kb