Chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị

02/03/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Điểm mới nổi bật của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 là sự phân biệt giữa chính quyền địa phương ở đô thị và chính quyền địa phương ở nông thôn.

1- Phân loại đơn vị hành chính nông thôn và đơn vị hành chính đô thị

Như trên đã đề cập, các loại Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

(i) Các Đơn vị hành chínhcấp tỉnh gồm tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

(ii) Các Đơn vị hành chínhcấp huyện gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

(iii) Các Đơn vị hành chínhcấp xã gồm xã, phường, thị trấn.

(iv) Các Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt (chưa thành lập).

Ngoại trừ các Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt chưa được thành lập, các loại Đơn vị hành chínhcòn lại vốn vẫn tồn tại trong hệ thống hành chính nhà nước ở Việt Nam từ trước Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Tuy vậy, điểm mới của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 là đã có sự phân biệt các loại Đơn vị hành chính nói trên thành các Đơn vị hành chính đô thị và Đơn vị hành chính nông thôn. Cụ thể sự phân loại đô thị - nông thôn ở mỗi cấp Đơn vị hành chính như sau:

Cấp Đơn vị hành chính

 Đơn vị hành chính nông thôn

Đơn vị hành chính đô thị

Cấp tỉnh

Tỉnh

Thành phố trực thuộc trung ương

Cấp huyện

Huyện

Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Cấp xã

Phường, thị trấn

                                                        Bảng phân loại các Đơn vị hành chính nông thôn và đô thị.

Trên cơ sở phân loại Đơn vị hành chính nông thôn và đô thị, Luật tổ chức Chính quyền địa phương cũng có sự phân biệt khi quy định về tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương ở các Đơn vị hành chính tương ứng. Cụ thể, tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương ở các Đơn vị hành chính nông thôn và Chính quyền địa phương ở các Đơn vị hành chính đô thị có những điềm khác nhau cho dù cùng nằm ở một cấp Đơn vị hành chính,

Ví dụ giữa Chính quyền địa phương ở tỉnh và Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, giữa Chính quyền địa phươngở xã và Chính quyền địa phươngở phường hay thị trấn... Thậm chí nội dung quy định về tổ chức, hoạt động của Chính quyền địa phương ở cùng Đơn vị hành chính đô thị cùng cấp cũng có sự khác biệt nhất định, ví dụ giữa Chính quyền địa phươngở phường và Chính quyền địa phương ở thị trấn, giữa Chính quyền địa phương ở quận với Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Như vậy, trong Luật năm 2015, sự điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của Chính quyền địa phương không chỉ được phân biệt giữa các cấp Đơn vị hành chính mà còn trong bản thân các Đơn vị hành chính ở cùng cấp dựa trên sự phân biệt nông thôn - đô thị. Trong các luật trước đây, ví dụ Luật tổ chức Hội đồng nhân dânvà Uỷ ban nhân dân năm 2003 không có sự phân biệt giữa Chính quyền địa phương ở nông thôn và Chính quyền địa phương ở đô thị mà chỉ có sự phân biệt để điều chỉnh về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các cấp hành chính khác nhau, theo đó tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở cấp tỉnh được điều chỉnh tương tự nhau cho dù đó là Đơn vị hành chính tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương, tương tự đối với huyện và quận, xã và phường... 

Sự phân biệt điều chỉnh giữa Chính quyền địa phươngở đô thị và ở nông thôn theo Luật năm 2015 là họp lí và thể hiện bước phát triển của luật này bởi các Đơn vị hành chính đô thị và Đơn vị hành chínhnông thôn có sự khác biệt cơ bản về điều kiện thổ nhưỡng, kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng.... Các Đơn vị hành chínhnông thôn thường có diện tích rộng, mật độ dân số thưa, sinh sống rải rác, về kinh tế thường trọng về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng ít phát triển, đời sống văn hóa có xu hướng truyền thống, thường gắn liền với tập quán sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó các Đơn vị hành chính đô thị thường có mật độ dân số thưa, dân cư sinh sống tập trung đông đúc trên địa bàn rộng, kinh tế trọng về thương mại, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống văn hóa có xu hướng hiện đại, hội nhập cao hơn. 

Lấy ví dụ giữa một xã với một phường hoặc giữa một huyện với một quận sẽ thấy sự khác biệt tương đối rõ ràng, cần lưu ý rằng sự khác biệt ở đây cũng mang tính tương đối bởi lẽ trong Đơn vị hành chính đô thị cũng có thể có Đơn vị hành chính nông thôn và ngược lại. Thành phố Hồ Chí Minh là Đơn vị hành chính đô thị, tuy nhiên các khu vực nông thôn cũng có rất nhiều, ví dụ Huyện Nhà Bè, Huyện Củ Chi, các xã trực thuộc V.V.. Ngược lại, ở tỉnh Vĩnh Phúc là Đơn vị hành chính nông thôn song có Thành phố Vĩnh Yên cùng với các thị trấn của các huyện trực thuộc là các Đơn vị hành chính đô thị.

Xem thêm: Vai trò của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước

2- Phân biệt đơn vị hành chính nông thôn và đơn vị hành chính đô thì

[a] Điểm tương tự giữa đơn vị hành chính nông thôn và đơn vị hành chính đô thì

Mặc dù Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 đã có sự phân biệt song không phải bất cứ khía cạnh nào của Chính quyền địa phương ở đô thị và nông thôn đều được điều chỉnh khác nhau. Chính quyền địa phương dù ở bất kì Đơn vị hành chính nào cũng đều có những đặc điểm chung, bởi vì chúng đều là Chính quyền địa phương theo định nghĩa nêu trên đây. Do đó, về cơ bản chúng đuợc điều chỉnh tương tự nhau về một số điểm chính sau:

(i) Về chức năng đều có chức năng tự quản và chấp hành.

(ii) Về cơ cấu tổ chức đều là cấp Chính quyền địa phươngvà do đó đều có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là hai cơ quan của Chính quyền địa phương.

(iii) Về chức năng, hình thức hoạt động và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi Đơn vị hành chínhđều được điều chỉnh giống nhau.

(iv) Về cấu trúc của cấp Chính quyền địa phương trực thuộc, Chính quyền địa phương đô thị và nông thôn đều có cùng các cấp Chính quyền địa phương trực thuộc, ví dụ ở cấp dưới Chính quyền địa phương thành phố thuộc trung ương và tỉnh đều có 2 cấp Chính quyền địa phương trực thuộc là Chính quyền địa phương cấp huyện và Chính quyền địa phương cấp xã. 

[b] Điểm khác biệt giữa đơn vị hành chính nông thôn và đơn vị hành chính đô thì

- Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Chính quyền địa phương tương ứng.

- Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Chính quyền địa phương tương ứng.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Luật Hiến Pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18077 sec| 982.063 kb