Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý

17/03/2021

 

Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là tổ chức thực hiện trợ giúp pháplý và người thực hiện trợ giúp pháp lý.

 

 

xây dựng mối quan hệ                                          Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

 

 

Về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

 

 

Hầu hết các nước đều có hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nước và các tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ (các tổ chức xã hội). Hệ thống trợ giúp pháp lý của nhànước được tổ chức từ trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho những đối tượng nhất định mà chủ yếu là người nghèo, người không có khả năng chi trả các dịch vụ pháp lý có thu phí. Ví dụ, ở Trung Quốc, hệ thống trợ giúp pháp lý của nhà nước được tổ chức ở 4 cấp, tương ứng với hệ thống tổ chức Tòa án các cấp trung ương, đặc khu, tỉnh và cấp huyện). Ở Philippine có Văn phòng luật sư công (Public Attorneys Office), hiện nay là Cục Luật sư công (giữ vai trò nòng cốt), các Văn phòng khu vực; Văn phòng cấp quận và các văn phòng cấp dưới trực thuộc. Ngoài ra còn có Uỷ ban trợ giúp pháp lý về đất đai thuộc Bộ Cải cách ruộngđất. Bang Quebec - Canada thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý bao gồm: Uỷ ban trợ giúp pháp lý; các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở cấp vùng và các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương (tương đương với cấp huyện) và các Văn phòng trợ giúp pháp lý cấp cơ sở. Ở Canada và Hàn Quốc, tổ chức trợ giúp pháp lý được gọi là Cục Trợ giúp pháp lý (Legal Aid Corporation); ở Úc là Uỷ bantrợ giúp pháp lý (Legal Aid Commision).

 

 

Ở một số nước, cùng với hệ thống trợ giúp pháp lý của nhà nước còn có các tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ và trợ giúp pháp lý của luật sư tư. Ở Canada có Tổ chức trợ giúp pháp lý cộng đồng, Hội trợ giúp pháp lý sinh viên, Tổ chức trợ giúp pháp lý thổ dân ... (Điều 14 Luật Dịch vụ trợ giúp pháp lý bang Ontario, Canada năm 1998). Ở Phillipne có các Trung tâm pháp luật Alterlaw, Hiệp hội Luật sư cũng thực hiện trợ giúp pháp lý. Ở Úc có các Trung tâm trợ giúp pháp lý cộng đồng, Trung tâm trợ giúp pháp lý cho thổ dân... Đối với một số nước BắcÂu (Thuỵ Điển, Na Uy,Phần Lan), hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý hình thành từ các luật sư tư tự nguyện thành lập hoặc do Hiệp hội Luật sư thành lập để thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017). Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư Pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh (Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017)

 

 

Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý (Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017).

 

 

Về người thực hiện trợ giúp pháp lý

 

 

Nhìn chung, ở các nước trên thế giới, hoạt động trợ giúp pháp lý chủ do đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước. Ngoài ra, một số nhóm người khác như sinh viên, cán bộ pháp luật nhà nước, người có kiến thức phápluật được khuyến khích làm Trợ giúp pháplý. Ở Hàn Quốc, có ba nhóm người được thực hiện trợ giúp pháp lý: i) Luật sư do Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý); ii) Uỷ viên trợ giúp pháp lý (Legal aid commissioner) là luật sư do Cục Trợ giúp pháp lý chỉ định để thực hiện các vụ việc đại diện , bào chữa , khi các luật sư đều bận hoặc không có luật sư (Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý ); iii) Luật sư công - Public service advocotes do Bộ trưởng Tư pháp chỉ định thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 33 - 2 Luật Trợ giúp pháp lý). Ở Canada , Dự luật về trợ giúp pháp lý quy định những nhóm người sau đây được thực hiện trợ giúp pháp lý: Các luật sư tư có thỏa thuận, cam kết với Cục Trợ giúp pháp lý về việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý; Luật sư thường trực - luật sư được Cục Trợ giúp pháp lý hợp đồng để thường trực tại Tòa án và được Cục trả thù lao theo cơ chế chung, thành viên của phải tổ chức trợ giúp pháp lý cộng đồng không nhất thiết là luật sư nhưng qua một khóa đào tạo đặc biệt do Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức (Điều 34) và sinh viên chuyên ngành luật - người đang theo khóa học để được các gia nhập Đoàn , luật sư... Ở Úc , người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm luật sư công, luật sư tư và các luật sư thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý phi Chính phủ.

 

 

Người thực hiện trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Người hiện nay là những người có đủ tiêu chuẩn và được cơ quan có quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hoặc cấp phép hành nghề theo quy định của pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý; Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham 153 Scanned with Cam Scanner gia trợ giúp pháp lý; Cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017).

 

0 bình luận, đánh giá về Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.44725 sec| 941.969 kb