Chủ thể và căn cứ phát sinh quan hệ thuế sử dụng đất nông nghiệp

21/03/2023
Trương Hoàng Hà
Trương Hoàng Hà
Quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp là quan hệ hình thành giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bên kia là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, phát sinh trong quá trình các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước. Như vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật và căn cứ phát sinh thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

I- Chủ thể quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

1- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Sự có mặt của hệ thống cơ quan thuế và kho bạc nhà nước trong các quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn là một tất yếu nhưng ở đây, ngoài cơ quan quản lí chuyên ngành còn có sự tham gia chặt chẽ của các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương, đó là uỷ ban nhân dân các cấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm quản lí thuế sử dụng đất ở nhiều nước trên thế giới.

Ở hầu hết các nước, thuế có liên quan đến đất là khoản thu mang tính chất địa phương, thường được để lại đầu tư cho địa phương, vì vậy chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc chỉ đạo hoạt động quản lí đất đai, phân loại đất, xác định hạng đất, quy định giá tính thuế đất và tổ chức quản lí thu thuế. Tương tự như vậy, ở Việt Nam, theo Điều 32 Luật ngân sách nhà nước, các khoản thu về đất và các khoản thuế có liên quan đến đất là những khoản được để lại toàn bộ cho ngân sách địa phương. Điều này phần nào lí giải cho sự tham gia của cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương vào các quan hệ pháp luật thuế có liên quan đến việc sử dụng đất, đặc biệt là thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, sự có mặt của cơ quan chính quyền địa phương ở đây còn xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác quản lí đất nông nghiệp ở nước ta. Hộ gia đình nông dân, một bộ phận cấu thành quan trọng của đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, chủ yếu sống ở các vùng nông thôn. Việc xác định đúng diện tích đất thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp, vì thế là công việc hết sức khó khăn do địa bàn các xã ở nông thôn thường rất rộng và các hộ gia đình nông dân thường không được giao đất liền vùng, liền thửa. Từ thực tế này đòi hỏi phải có sự quản lí sát sao của chính quyền địa phương mới đảm bảo xác định được chính xác nghĩa vụ nộp thuế của từng hộ nông dân và thu đúng, thu đủ số thuế sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có sự khác biệt so với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào phần lớn các quan hệ pháp luật thuế khác.

Ủy ban nhân dân địa phương tham gia vào quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ngay từ khâu lập tờ khai tính thuế của hộ nộp thuế đến khâu tính thuế, lập sổ thuế, thu nộp thuế và cả trong quá trình miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm kê khai theo mẫu tính thuế của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đến uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng thời gian quy định, sổ thuế phải được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận trước khi gửi tới uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt (theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp), sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thời gian nộp thuế do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định (các điều 11,15, 16).

2- Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế

Theo Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức và cá nhân (gọi chung là hộ nộp thuế) sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hộ được giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế.

Như vậy, theo quy định trên, đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp phải có một trong hai dấu hiệu: một là, đối tượng đó có sử dụng đất nông nghiệp; hai là, đối tượng đó được giao đất vào sản xuất nông nghiệp bất kể có sử dụng hay không. quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có sự khác biệt so với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào phần lớn các quan hệ pháp luật thuế khác.

Hai dấu hiệu này tuy khác nhau nhưng có điểm chung là đất được sử dụng hoặc được giao phải là đất nông nghiệp hoặc dùng vào sản xuất nông nghiệp. Nói cách khác, đất đó phải thuộc loại đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo pháp luật hiện hành có ba nhóm đất được xếp vào loại đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp: đất trồng trọt (gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cỏ đã có chủ sử dụng vào việc chăn nuôi gia súc); đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản đã có chủ sử dụng vào việc nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng trọt hoặc kết hợp cả hai mục đích; đất trồng rừng đã có chủ quản lí, khai thác.

Tuy nhiên, khi xác định đối tượng nộp thuế cần lưu ý một số ngoại lệ, mặc dù một trong hai dấu hiệu nói trên được thoả mãn nhưng nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của chủ sử dụng đất không phát sinh. Theo Điều 4 Nghị định số 73/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 (quy định chi tiết việc phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có sử dụng đất nông nghiệp, các bên Việt Nam được phép dùng quyền sử dụng đất nông nghiệp đưa vào góp vốn không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp mà phải trả tiền thuê đất.

Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 (quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp) phân biệt thành ba nhóm, gồm: các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân; các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã; các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, các doanh nghiệp khác, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Riêng nhóm đối tượng nộp thuế thứ nhất (gồm những hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân, hộ cá nhân đứng tên trong sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp) nếu sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của pháp luật còn phải nộp thuế bổ sung cho phần diện tích đất vượt quá hạn mức.

Hiện nay, Điều 70 Luật đất đai quy định một số hạn mức giao đất nông nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất nông nghiệp và đặc điểm địa hình của đất (đất đồng bằng, đất trung du hay đất miền núi). Khi xác định hạn mức giao đất nông nghiệp, Luật đất đai đề cập ba nhóm đất nông nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, các doanh nghiệp khác, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

II- Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp là các sự kiện pháp lí xảy ra trong thực tiễn, được dự liệu cụ thể trong các quy phạm pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Như trên đã phân tích, ngoài trường họp ngoại lệ theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của một chủ thể sẽ nảy sinh khi chủ thể đó thoả mãn một trong hai dấu hiệu: có hành vi sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp hoặc không có hành vi sử dụng đất nông nghiệp nhưng được giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp thứ nhất, bất kể được hay không được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, hộ đang sử dụng đất vẫn có nghĩa vụ nộp thuế vì có hành vi sử dụng đất trên thực tế. Nói cách khác, hộ có sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, bất kể việc sử dụng đất đó là hợp pháp hay bất hợp pháp (có được giao quyền sử dụng hay không) đều có nghĩa vụ nộp thuế. Trong trường hợp thứ hai, nghĩa vụ nộp thuế là hệ quả của việc được giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp bất kể chủ thể được giao quyền sử dụng đất có sử dụng hay không sử dụng đất được giao.

Khi nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của một chủ thể phát sinh sẽ kéo theo các nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế... và kèm theo khả năng có các quyền được xét miễn hoặc giảm thuế. Từ đó kéo theo sự phát sinh quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp giữa chủ thể đó với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình cấc chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy có thể nói căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp là hành vi sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp hoặc việc được giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp là các hành vi pháp lí gồm hành vi sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp và hành vi giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp

0 bình luận, đánh giá về Chủ thể và căn cứ phát sinh quan hệ thuế sử dụng đất nông nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.27121 sec| 963.359 kb