Chuẩn bị kế hoạch hỏi đối với các vụ án xâm phạm sở hữu

22/06/2021
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về kỹ năng Chuẩn bị kế hoạch hỏi đối với các vụ án xâm phạm sở hữu để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về kỹ năng Chuẩn bị kế hoạch hỏi đối với các vụ án xâm phạm sở hữu để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

 

phiên tòa hình sự có yếu tố nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 02466 527 527

1- Xác định đối tượng hỏi và mục đích hỏi:

Trong các vị án xâm phạm sở hữu có nhiều bị cáo, người làm chứng và người liên quan, nhưng không phải lúc nào Luật sư cũng có thể hỏi hết những người này, việc này sẽ do Tòa và Cơ quan kiểm sát. Do vậy, khi lập kế hoạch xét hỏi Luật sư phải nghiên cứu và xem xét để xác định sự liên quan giữa những người này đối với bị cáo mà Luật sư bào chữa để có kế hoạch xét hỏi cho phù hợp. Luật sư không nên hỏi những bị cáo khác, người làm chứng, người liên quan về những vấn đề không liên quan đến khách hàng mà mình bào chữa.

Vi dụ:

Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại huyện KM, tỉnh HD, có rất nhiều bị cá , bị cáo Hồng là người tổ chức và cùng khoảng 10 bị cáo khác là người thực hành, xông vào nhà Mạnh để khống chế Mạnh và lấy đi tài sản, có một số người hàng xóm là người làm chứng. Với vụ án này, Luật sư khi bào chữa cho bị cáo Thùy thì sẽ không cần phải hỏi hết các bị cáo, người làm chứng, mà chỉ cần hỏi người bị hại là Mạnh để làm rõ việc Mạnh có nợ tiền Thùy hay không, hỏi Hồng và mấy người đàn em chứng kiến việc Thùy có đến nhà Hồng, bàn bạc và nhờ Hồng đến nhà Mạnh để đòi nợ giúp Thùy, hỏi Thùy về nội dung buổi trao đổi giữa Thùy và Hồng. Những bị cáo khác thực hiện các hành vi đánh Mạnh và lấy tài sản của Mạnh, những người chứng kiến sẽ không có tình tiết liên quan đến Thùy, do vậy Luật sư không cần phải hỏi những người này.

2- Xác định trình tự hỏi và nội dung câu hỏi:

Khi hỏi Luật sư không nhất thiết phải hỏi theo lần lượt các bị cáo, phải chọn người cho mà câu trả lời của họ có thể làm rõ nhất những vấn đề Luật sư cần làm sáng tỏ. Đối với mỗi đối tượng Luật sư nên đặt một loại câu hỏi, một cách hỏi khác nhau sao cho phù hợp nhất với việc khai thác các thông tin mà Luật sư định làm rõ. Trước khi lập những câu hỏi cho bị cáo, Luật sư cần phải trao đổi với bị cáo để bị cáo chủ động trả lời tại phiên tòa.

Ví dụ:

Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại huyện KM , tỉnh HD khi bào chữa cho Thùy, Luật sư nên hỏi theo trình tự các đối tượng như sau: Hỏi Mạnh đầu tiên để làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ án là có phải Mạnh đã nợ Thùy tiền mua than để nung vôi mà không chịu trả hay không, sau đó hỏi đến các bị cáo là đàn em của Hồng hôm chứng kiến sự trao đổi, bàn bạc giữa Thùy và Hồng để làm rõ mục đích Thùy nhờ Hồng đến nhà Mạnh làm gì, để đòi số nợ Mạnh đang nợ Thùy, hay để lấy tài sản của Mạnh. Tiếp sau đó mới hỏi Hồng về nội dung buổi hội thoại của Thùy và Hồng về việc Thùy nhờ Hồng đến nhà Mạnh đòi nợ. Cuối cùng hỏi lại Thùy để xác định lại nội dung của những người trên xem có chính xác hay không.

3- Cách đặt câu hỏi:

Khi hỏi , nhất thiết Luật sư phải đặt câu hỏi sao cho rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và không làm cho người được hỏi hiểu theo nhiều nghĩa. Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, vì đối tượng khách hàng có trình độ nhận thức pháp luật không cao, do trước khi xây dựng câu hỏi, Luật sư phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của các đối tượng sẽ tham gia hỏi để có những câu hỏi phù hợp với sự nhận thức và trình độ của họ . Thực tiễn xét xử các vụ án cho thấy, đã có những Luật sư đưa ra các câu hỏi dài dòng, khó hiểu, hay vừa hỏi vừa giải thích làm cho đương sự khó trả lời; cá biệt có những trường hợp đưa ra câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung...sau đó sẽ bị Hội đồng xét xử nhắc nhở.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 02466 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Chuẩn bị kế hoạch hỏi đối với các vụ án xâm phạm sở hữu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.46547 sec| 942.789 kb