Công việc Giám đốc pháp lý (Chief legal officer - CLO)

01/05/2024
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Giám đốc pháp lý (Chief legal officer - CLO) là người đứng đầu nhóm pháp lý của công ty, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chiến lược và hợp tác chặt chẽ với nhân viên pháp lý, ban giám đốc, giám đốc điều hành.

1- Khái lược về công việc Giám đốc pháp lý

Giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer - CLO) là chức vị quản lý cấp cao, đứng đầu bộ phận pháp lý của công ty. Tuy nhiên, tùy vào cấu trúc của từng doanh nghiệp, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc pháp lý sẽ có sự khác biệt. Một số nhiệm vụ quan trọng của giám đốc pháp lý như:

(i) Xây dựng và đưa ra các chiến lược về pháp lý cho công ty.

(ii) Lãnh đạo các luật sư nội bộ, đưa ra chỉ đạo về các vấn đề pháp lý và quy định quan trọng cũng như làm việc để giảm thiểu rủi ro pháp lý.

(iii) Đưa ra lời khuyên, cố vấn pháp luật cho ban điều hành và tham gia vào thương vụ, hợp đồng, thuế.

(iv) Giúp ban điều hành cập nhật những thay đổi pháp lý có ảnh hưởng đến công ty hoặc ngành kinh doanh của công ty và phổ biến luật cho nhân sự trong công ty.

(v) Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, giám đốc pháp lý có trách nhiệm và nghĩa vụ để đảm bảo công ty không vi phạm pháp luật.

(vi) Giúp công ty nhận thức được các vấn đề tuân thủ, đề xuất với ban điều hành phương án hành động để khắc phục những vấn đề không tuân thủ pháp luật hoặc quy định của công ty.

(vii) Thiết lập một chương trình giảng dạy để giáo dục nhân viên về các vấn đề pháp lý.

(ix) Trường hợp công ty có liên quan đến kiện tụng, giám đốc pháp lý có thể trực tiếp đại diện cho công ty, lãnh đạo nhóm pháp lý thực hiện hoặc lựa chọn luật sư thực hiện công việc này.

(x) Làm việc với các luật sư và cơ quan quản lý bên ngoài.

Giám đốc pháp lý cũng có thể là thành viên trong Ban điều hành của công ty và được giám sát bởi Giám đốc điều hành (Chief executive officer - CEO) của công ty. 

Vị trí giám đốc pháp lý thường yêu cầu bằng luật và kinh nghiệm sâu rộng về luật doanh nghiệp, tài chính hoặc kinh doanh. Các bằng cấp bổ sung bao gồm kỹ năng quản lý, phân tích và giao tiếp cá nhân xuất sắc. 

Nhiều công ty có thể chấp nhận những ứng viên chho vị trí Giám đốc pháp lý đang hoạt động trong Công ty luật hoặc Văn phòng luật sư khác.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Lộ trình để trở thành Giám đốc pháp lý giỏi

Hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến sự trợ giúp của các vị trí liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, vị trí giám đốc pháp lý thường có ở các tập đoàn hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn, liên quan nhiều đến các vấn đề pháp lý.

Vì thế, nếu đang định hướng bản thân trở thành giám đốc pháp lý, bạn nên bắt đầu từ các vị trí thấp hơn và lên cao dần. Điều này sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm thực tế cùng cái nhìn sâu sắc về các vấn đề pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp hiện nay. 

Nhằm giúp bạn có những bước tiến vững chắc trên con đường sự nghiệp trở thành giám đốc pháp lý giỏi, Navigos Search chia sẻ đến bạn một số bí quyết sau:

[a] Giám đốc pháp lý phải hiểu rõ doanh nghiệp

Giám đốc pháp lý cần đảm bảo rằng mọi khía cạnh pháp lý của bất kỳ thỏa thuận, quy định hay tranh chấp nào đều phải được nhìn từ góc độ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, Giám đốc pháp lý phải hiểu rõ về kinh tế, doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để đưa ra các giải pháp và chiến lược pháp lý hiệu quả. Giám đốc pháp lý cũng cần khéo léo vận dụng vai trò pháp lý của mình để thu về nhiều lợi ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

[b] Giám đốc pháp lý cần đặt bản thân ở vị trí người làm kinh doanh

Có ai đó đã từng nói, là giám đốc pháp lý cho doanh nghiệp, đừng làm việc như một luật sư mà hãy làm việc như một doanh nhân. Một giám đốc pháp lý giỏi cần biết vấn đề nào cần ưu tiên, vấn đề nào quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời kịp thời cảnh báo và giải quyết vấn đề pháp lý tiềm ẩn một cách hiệu quả mà không làm mất thời gian của ban lãnh đạo.

Để làm được điều này, giám đốc pháp lý cần không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, dành thời gian tiếp xúc với các nhà kinh doanh, nói chuyện với họ và hiểu rõ những mối quan hệ của họ. Có như thế bạn mới đưa ra được những chiến lược pháp lý hiệu quả mang tính chất lâu dài giống như trong kinh doanh.

[c] Giám đốc pháp lý luôn trau dồi khả năng phán đoán

Khả năng phán đoán (hay còn được gọi là “giác quan thứ sáu”, “khả năng quan sát mọi ngóc ngách”) là một trong những phẩm chất quan trọng cần có ở một Giám đốc pháp lý giỏi, giúp đánh giá chính xác các tác động của bất kỳ quyết định, hành động cụ thể liên quan đến vấn đề pháp lý.

Khả năng phán đoán rất khó để học được, vì thế giám đốc pháp lý cần trải nghiệm thực tế qua việc xử lý các vấn đề phức tạp, rắc rối liên quan đến quy trình kinh doanh, tranh chấp, kiện tụng,... Trải nghiệm thực tế càng nhiều, khả năng phán đoán của giám đốc pháp lý càng được trau dồi.

[d] Giám đốc pháp lý luôn tự tin nhưng hãy khiêm tốn

Trong kinh doanh, có không ít trường hợp có đôi khi ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không ra quyết định theo lời khuyên pháp lý của Giám đốc pháp lý, lúc này giám đốc pháp lý cần bình tĩnh, không nên nóng vội tranh luận chỉ vì giữ thể diện cho bản thân. Hãy đảm bảo, bạn đã trình bày và cảnh báo rõ các vấn đề liên quan đến pháp luật cho ban lãnh đạo. 

Giám đốc pháp lý có trách nhiệm bảo vệ và đại diện cho doanh nghiệp trước các vấn đề liên quan đến pháp luật. Và một Giám đốc pháp lý giỏi luôn phải giữ được sự khiêm tốn, bình tĩnh khi có những vấn đề tranh chấp hay kiện tụng xảy ra.

[đ] Giám đốc pháp lý luôn học hỏi kiến thức

Để trở thành một Giám đốc pháp lý xuất sắc, bạn cần có vốn kiến thức kinh doanh và pháp luật chuyên sâu, bởi chúng sẽ được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc.

Để thành công trong công việc, ngoài kiến thức chuyên môn là điều kiện đủ, giám đốc pháp lý cần phải nắm bắt nhiều thông tin liên tục, văn bản luật trong và ngoài nước; mọi biến động của thị trường đều phải nắm bắt để có sự ứng phó kịp thời. Để làm được điều này, người làm Giám đốc pháp lý cần phải có bản lĩnh và tác phong chuyên nghiệp và năng động,… thì mới có được những thành công trong ngành nghề.

[e] Giám đốc pháp lý cần biết cách sử dụng nhân tài

Với vai trò là nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp, ngoài trau dồi khả năng cá nhân thì giám đốc pháp lý còn phải biết cách quản lý nhân sự trong bộ phận. Kết hợp sức mạnh của từng cá nhân sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh. 

Nếu biết cách sử dụng và phát huy khả năng của nguồn nhân lực sẵn có sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc kết nối nhân viên và lãnh đạo cũng hiệu quả hơn. Để làm được điều này, giám đốc pháp lý cần xác định được nhiệm vụ và quyền hạn của từng nhân viên; đề xuất chính sách lương, khen thưởng rõ ràng, minh bạch; kết hợp với các phòng ban trong doanh nghiệp cùng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp; và quan trọng là trau dồi kỹ năng quản trị của mình.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Công việc Giám đốc pháp lý (Chief legal officer - CLO) được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Công việc Giám đốc pháp lý (Chief legal officer - CLO) có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Công việc Giám đốc pháp lý (Chief legal officer - CLO)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.43243 sec| 971.898 kb