Đặc thù về thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam

20/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Có thể thấy, phạm vi hành nghề tư vấn pháp luật của luật sư hiện nay là rất rộng và lợi ích mà nghề luật sư mang lại cho khách hàng nói riêng và xã hội nói chung là rất lớn. Điều này khiến cho nghề luật sư trở thành một trong những nghề cao quý và được nhiều người kính trọng. Tuy nhiên thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam cũng có một số đặc thù riêng như sau:

1- Thiếu luật sư tư vấn pháp luật có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế

Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ở mức mạnh mẽ chưa từng thấy. Từ sau khi mở cửa hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định hợp tác thương mại với các quốc gia, khu vực, thế giới và gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cùng với việc đưa ra các cam kết trên bình diện quốc tế, Việt Nam cũng ban hành nhiều quy định pháp luật tiến bộ và áp dụng nhiều chính sách thông thoáng có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển ngoại thương trong nền kinh tế Chính các chủ trương, chính sách hiệu quả và kịp thời nêu trên đã làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên thế giới.

Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thể giới. Không chỉ vậy, với sự tích lũy tài chính và kinh nghiệm kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần chuyển mình trở thành các tập đoàn kinh tế lớn với nhiều hoạt động kinh doanh ở tầm quốc tế.

Cùng với sự hội nhập quốc tế và việc mở rộng quan hệ, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là thách thức về sự thiểu về nguồn nhân lực có chuyên môn, kiến thức sâu rộng trong thương mại, đầu tư quốc tế và có trình độ ngoại ngữ để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp không chỉ đối với lĩnh vực thương mại, đầu tư tại Việt Nam mà cả ở các nước khác và trên thế giới. Hiện nay, nguồn cung đối với lực lượng luật sư tư văn pháp luật đáp ứng những vều cầu như vậy tại Việt Nam vẫn còn thiếu hụt cả về mặt chất lượng và chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam.

Nếu các vấn đề pháp lý chi phát sinh tại Việt Nam, các luật sư Việt Nam có thể phần nào đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thi đổi với các vấn đề pháp lý tại nước ngoài hoặc trên bình diện quốc tế, hầu hết các luật sư Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được. Điều này khiến cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hiện vẫn chỉ có thể dựa vào dịch vụ tư vấn pháp luật đến từ các luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật nước ngoài để giải quyết. Đây thực sự là một thị trường rất mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển đối với các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

Việc xây dựng một đội ngũ luật sư vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời am hiểu luật pháp và tập quản thương mại quốc tế, giỏi ngoại ngữ, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn pháp luật các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế nhà nước là một trong những mục tiêu hàng đầu được đề ra trong Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” đã được phê duyệt tại Quyết định số 123/QĐ - TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên tinh thần của Đề án và nhằm hưởng đến mục đích giải quyết vấn để đáp ứng nguồn nhân lực hội nhập quốc tế, trong công tác đào tạo hiện nay, nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo tại Việt Nam đã và đang tiến hành xây dựng các khóa học, chương trình đào tạo chất lượng cao, giảng dạy nhiều môn học bằng ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, đồng thời liên kết với các trường đại học nước ngoài để sinh viên luật có thể tiếp cận và có kiến thức pháp luật tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới.

Chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực luật sư hội nhập quốc tế cùng với những giải pháp kịp thời nêu trên được kỳ vọng sẽ góp phần trong việc đảm bảo cho thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và trong tương lai không xa đáp ứng được nhu cầu về lực lượng luật sư tư vấn pháp luật có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam có nhiều hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc

Thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam là thị trường dịch vụ chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường, hướng đến mục tiêu lợi nhuận; tuy nhiên, thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam vẫn có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ xã hội và những người có hoàn cảnh khó khăn mang tính nhân văn sâu sắc. Các hoạt động này không chỉ xuất phát từ giá trị đạo đức thiêng liêng của nghề luật sư, là nghề bảo vệ các giá trị công bằng, dân chủ và tôn nghiêm pháp luật, mà còn xuất phát từ truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam.

Sự ra đời của Luật trợ giúp pháp lý qua các thời kỳ đã tạo nên tảng vững chắc cho giá trị nhân văn của thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam. Luật luật sư cũng có quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý (miễn phí) của luật sư. Theo đó, luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý (miễn phí) cho người nghèo và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Khi được trợ giúp pháp lý, những người thuộc ly tượng trợ giúp pháp lý sẽ không phải trả tiền, lợi ích vật chất khoc ki ích khác cho luật sư. Mặc dù vận hành với mục tiêu lợi nhuận, thị trường, dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam vẫn đảm bảo các giá trị đạo đức thiêng liêng của nghề luật sư và trách nhiệm của luật sư đối với cộng đồng. Đồng thời, hoạt động này còn góp phần tạo sự tin cậy của cộng đồng và xã hội đối với nghề luật sư, thúc đẩy và giúp cho thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam phát triển bền vững, giữ vững được vai trò quan trọng của thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật trong nền kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đặc thù về thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đặc thù về thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc thù về thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38146 sec| 955.352 kb