Để làm pháp chế doanh nghiệp cần học kỹ môn luật nào?

29/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Nhiều cử nhân ngành luật quan tâm tới công việc pháp chế doanh nghiệp hay luật sư nội bộ doanh nghiệp. Câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm: làm pháp chế doanh nghiệp thì nên tập trung nhiều vào lĩnh vực luật nào? Công ty Luật TNHH Everest chia sẻ một số thông tin, để các bạn đọc có hiểu thêm về công việc pháp chế doanh nghiệp hay luật sư nội bộ doanh nghiệp.

1- Pháp luật doanh nghiệp

Để thực hiện mong muốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, là chủ doanh nghiệp tư nhân. thành viên hợp danh và thành viên góp vốn tại công ty hợp danh và thành viên góp vốn tại công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành việ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông công ty cổ phần về việc tham gia vào hoạt động kinh doanh, đa phần để sinh lợi, thì việc đầu tiên chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải làm, đó là thành lập doanh nghiệp. Đối với các loại hình này, tùy yêu cầu pháp lý, mà cá nhân, tổ chức có thể một mình thành lập, hoặc “hùn hạp” với tổ chức, cá nhân khác.

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải có đầy đủ các điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật mới được tham gia vào hoạt động kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm, tổ chức quản lý, điều hành theo quy định pháp luật. Nên người làm pháp chế doanh nghiệp, theo đặc thù công việc chi tiết nghề pháp chế cần phải có sự hiểu biết chi tiết và sâu sắc về pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ở nhiều cơ sở đào tạo luật, kiến thức pháp luật này được phân chia thành nhiều môn khác nhau:

Pháp luật doanh nghiệp, Pháp luật về quản trị công ty, Pháp luật về mua bán sáp nhập, Kỹ năng tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư... Các kiến thức luật sinh viên cần nắm vững kiến thức pháp luật gồm: Đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản lý, phân quyền nội bộ, đại diện trong từng loại doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập, điều kiện để duy trì hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp; quy định về góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp, chuyển nhượng cổ phần, thay đổi vốn điều lệ, phân chia lợi nhuận, phân bổ rủi ro; đối với công ty đại chúng cần nghiên cứu sâu về các quy định liên quan đến quản trị công ty đại chúng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Pháp luật lao động

Các môn học thường lĩnh vực này thường là: Luật lao động, Pháp luật về an sinh xã hội, Pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Áp dụng pháp luật lao động vào quản lý doanh nghiệp.

Các kiến thức pháp luật cần nắm vững: Tuyển dụng, thử việc, giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động.

3- Pháp luật hợp đồng

Ở trường đại học, các nội dung liên quan đến hợp đồng thường được học trong các môn: Luật dân sự Việt Nam 1, Luật dân sự Việt Nam 2, Luật Thương mại Việt Nam 2, Hợp đồng trong hoạt động thương mại.... Các kiến thức pháp luật cần nắm vững là: Nhận diện, xác định một hợp đồng trên thực tế; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các trường hợp hợp đồng vô hiệu và hậu quả của hợp đồng vô hiệu; thực hiện hợp đồng, sửa đổi hợp đồng; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng; chấm dứt hợp đồng.

4- Pháp luật về giải quyết tranh chấp

Các môn học gồm nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp: Luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại, Luật thi hành dân sự. Các kiến thức mà người học cần nắm vững: Thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết việc thi hành án; trình tự, thủ tục giải quyết vụ, việc; quy định về biểu mẫu, cách thức sử dụng các biểu mẫu cần thiết cho công việc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Làm pháp chế doanh nghiệp cần học kỹ các môn luật nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Làm pháp chế doanh nghiệp cần học kỹ các môn luật nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Để làm pháp chế doanh nghiệp cần học kỹ môn luật nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17834 sec| 947.375 kb