Để tiếp tục phát triển bài thuyết trình về mặt nội dung, cần phải làm gì?

20/06/2021
Để tiếp tục phát triển bài thuyết trình về mặt nội dung cần lưu ý các bước cơ bản như chăm chút cho phần mở đầu; Chú ý bổ sung dẫn chứng trong bài thuyết trình; “Đầu tư xứng đáng" cho phần kết thúc. Đối với các Luật sư, trong các bài bào chữa, bảo vệ của mình tại phiên tòa, họ thường sử dụng kết hợp giữa việc tóm tắt quan điểm bảo chữa, bảo vệ với việc đề nghị Tòa án xem xét tính khách quan, toàn diện về vụ án để quyết định.

 

 

 phát triển bài thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Để tiếp tục phát triển bài thuyết trình cần chăm chút cho phần mở đầu

Phần mở đầu của bài thuyết trình giữ một vai trò đặc biệt quan trọng để lôi kéo người nghe ngay từ đầu. Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì chúng ta chỉ có 20 giây để gây ấn tượng ban đầu cho thính giả bằng các hành vi phi ngôn từ và chúng ta chỉ có 04 phút đầu tiên để gây ấn tượng với thính giả bằng những nội dung chúng ta nói. Thính giả có tiếp tục nghe hay không phụ thuộc rất nhiều vào những giây phút đầu tiên và cách ta thu hút sự chú ý có của họ ngay từ ban đầu. Vì vậy, luôn cần chăm chút cho phần mở đầu để có thể phát triển  được bài thuyết trình của mình(xem thêm: mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà)

Đối với một bài thuyết trình chia sẻ, đặc biệt khi chia sẻ kiến thức pháp lý với cộng đồng, người hành nghề luật có thể có nhiều cách để mở dầu bài thuyết trình một cách thu hút, làm cho người nghe thấy họ có liên quan” với nội dung thuyết trình. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

(i) Mở đầu bằng cách kể chuyện: Cách mở đầu bằng một câu chuyện là một trong những cách mở đầu thu hút và ấn tượng vì người nghe có xu hướng bị cuốn theo, tò mò về diễn biến của câu chuyện. Tuy nhiên, cái khó là cần lựa chọn được câu chuyện phù hợp với mục đích, nội dung thuyết trình, là cây cầu nối tới nội dung thuyết trình với dung lượng vừa đủ. Một câu chuyện không được lựa chọn tốt theo những tiêu chỉ nêu trên có nguy cơ khiến phần mở đầu trở nên “nhạt nhẽo”, kéo dài và phân tán sự chú ý của người nghe.(quan tâm: tư vấn pháp luật thừa kế)

(ii) Mở đầu bằng cách đưa ra những con số ấn tượng: Theo cách này, bài thuyết trình được mở đầu bằng việc đưa ra những con số ấn tượng liên quan tới chủ để thuyết trình. Những con số, những hình ảnh luôn tạo được ấn tượng mạnh với người nghe, có thể thu hút người nghe ngay từ đầu và khi đó, diễn giả có thể dẫn dắt người nghe vào nội dung thuyết trình.

(iii) Mở đầu bằng những câu hỏi mở đối với người nghe: Diễn giả có thể mở đầu bài thuyết trình bằng những câu hỏi liên quan đến chủ đề bài thuyết trình. Những câu hỏi mở này cần liên quan tới cả người nghe, để người nghe thấy sự liên quan của mình tới chủ đề thuyết trình và tự tin khi trả lời các câu hỏi.

(iv) Mở đầu bằng những cảm nhận của diễn giả: Theo cách này, diễn giả nói về cảm nhận của bản thân khi đến với chương trình một cách tình cảm, chân tình. Chính sự chia sẻ chân thành đó sẽ tạo được sự đồng cảm của người nghe, là “đòn bẩy tâm để kéo sự chú ý của người nghe vào bài diễn thuyết ngay từ đầu

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, cách mở đầu những bài thuyết trình tại phiên tòa thường khá khuôn mẫu, hầu như không thể có sự đột phá. Tuy nhiên, đối với Luật sư có thể lựa chọn những cách mở đầu bài bào chữa, bảo vệ ấn tượng, ở mức độ nhất định; tránh những cách mở đầu dài dòng, văn hoa, sáo rỗng.

2- Để tiếp tục phát triển bài thuyết trình cần chú ý bổ sung dẫn chứng trong bài thuyết trình

Xu hướng của người nghe là bị lôi cuốn và dễ nhớ được những chi tiết. Vì thế, nội dung bài thuyết trình nên có những dẫn chứng, vi dụ chi tiết, cụ thể. Ví dụ được đánh giá là phương pháp tốt nhất để làm cho một ý tưởng rõ ràng, thú vị và thuyết phục.

Trong một bài thuyết trình chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, có thể sử dụng dẫn chứng minh họa bằng những “thủ thuật” khác nhau như:

(i) Chi tiết hóa: Các luận điểm sẽ được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể. Qua đó, nội dung chung chung, sáo rỗng sẽ trở nên cuốn hút hơn. Đó có thể là những câu chuyện liên quan đến luận điểm của bài thuyết trình, có tác dụng làm sáng tỏ luận điểm đó một cách rõ ràng, trực quan.

(ii) Cá nhân hóa bài nói chuyện bằng cách dùng tên gọi: Đây là cách khiến bài nói chuyện đáng nghe hơn vì nó liên quan đến những con người cụ thể, với những cái tên cụ thể. Theo đó, thay vì dùng “một người đàn ông", có thể đặt cho người đàn ông trong câu chuyện một cái tên.

(iii) Cụ thể hóa bài nói chuyện bằng các thông tin chi tiết. Có thể kiểm tra bằng cách dùng công thức 5W, để đảm bảo các chi tiết liên quan tới các vấn đề như: Ai (Who)? Cái gì (What)? Ở đâu (Where)? Khi nào (When)? và Tại sao (Why)?

(iv) Kịch hóa bài nói chuyện bằng những hội thoại: Thay vì kể chuyện bằng câu gián tiếp, theo kiểu mô tả lại, chúng ta có thể đặt những đoạn hội thoại trực tiếp vào bài nói chuyện. Hội thoại làm cho bải nói chuyện có tính xác thực của giao tiếp đời thường.

(v) Cung cấp các hình ảnh, sơ đồ: Bộ nhớ của chúng ta dễ dàng - ghi nhớ những gì ta nhìn thấy hoặc chạm vào hơn là chỉ nghe đơn thuần. Vì vậy, nếu có thể, hãy đưa các biểu đồ, hình ảnh vào bài thuyết trình. Điều quan trọng nhất là lựa chọn hình ảnh phù hợp, tránh những hình ảnh nhạy cảm có thể gây phản ứng ngược.(tìm hiểu về: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)

Đối với các bài thuyết trình thuyết phục, yêu cầu “nói có sách, mách có chứng” được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc. Tỉnh thuyết phục của bài thuyết trình phụ thuộc lớn vào các căn cứ, chứng cứ được đưa ra và cách phân tích các chứng cứ đó.

Để đáp ứng yêu cầu này, người hành nghề luật cần lưu ý một số điểm như sau:

(i) Minh chứng cụ thể cho các luận điểm bằng các quy định pháp luật, các chứng cử (lời khai, kết luận giám định, đặc điểm của vật chứng...) và phân tích mối liên hệ giữa các quy định, chứng cứ đó với luận điểm cần chứng minh.

(ii) Dẫn nguồn đầy đủ cho các thông tin được trích dẫn, viện dẫn và đảm bảo tính chính xác, phù hợp của thông tin. Ví dụ: Khi trích dẫn các lời khai của người làm chứng, của bị cáo mà mình bào chữa của các bị can, bị cáo khác, của những người liên quan... hoặc trích dẫn những nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các văn bản, Luật sư phải trích dẫn đầy đủ tên tài liệu, ngày của tài liệu, số thứ tự trang, bút lục trong hồ sơ.

(iii) Có thể sử dụng các hình ảnh, trình chiếu sơ đồ... để minh họa cụ thể cho ý kiến của mình, đặc biệt trong trường hợp cần nêu các số liệu chính xác, cần phân tích về sơ đồ hiện trường, đặc điểm của vật chứng

3- “Đầu tư xứng đáng" cho phần kết thúc

Phần kết thúc bài thuyết trình giữ một vai trò quan trọng, là ấn tượng cuối cùng của người nghe về bài thuyết trình và diễn giả, là điều vang vọng và có dư âm nhất đối với khán giả. Phần kết thúc của bài thuyết trình thông thường có thể được triển khai theo một số cách:

(i) Tóm tắt, khẳng định lại nội dung bài thuyết trình: Với cách kết thúc này, người nghe sẽ có cái nhìn tổng thể về những nội dung cơ bản của bài thuyết trình, điều này đặc biệt hữu ích với những người nghe có phần “lơ đãng" trong suốt thời gian thuyết trình. Việc tóm tắt nên ngắn gọn, đủ ý, có tính chất nhấn mạnh với người nghe. Đây cũng là cách mà một Luật sư thường sử dụng để nhấn mạnh lại quan điểm bào chữa, bảo vệ của mình, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

(ii) Kêu gọi hành động: Cách kết thúc này thường sử dụng với những bài thuyết trình trình bày kế hoạch, chia sẻ tạo động lực. Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động sẽ là điểm nhấn cuối cùng thu hút sự chú ý của người nghe, vốn đã rất chú ý và bị lôi cuốn bởi toàn bộ nội dung bài trình bày trước đó.

(iii) Bằng những chia sẻ, cảm nhận để tạo được sự đồng cảm của người nghe: Giống như việc mở đầu bằng những chia sẻ, cảm nhận, kết thúc bài thuyết trình bằng chia sẻ, cảm nhận dễ nhận được sự ủng hộ của người nghe. Các câu nói giản dị, trích dẫn văn thơ, ca dao, danh ngôn thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho lời chia sẻ kết thúc bài thuyết trình.(đọc thêm: tư vấn sở hữu trí tuệ)

Đối với các Luật sư, trong các bài bào chữa, bảo vệ của mình tại phiên tòa, họ thường sử dụng kết hợp giữa việc tóm tắt quan điểm bảo chữa, bảo vệ với việc đề nghị Tòa án xem xét tính khách quan, toàn diện về vụ án để quyết định... (theo hướng mà Luật sư đã trình bày).

Xem thêm :

Xử lý thông tin và xây dựng thành hệ thống thuyết trình

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Để tiếp tục phát triển bài thuyết trình về mặt nội dung, cần phải làm gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38654 sec| 967.477 kb