Điều cần tìm kiếm ở một nhượng quyền

25/03/2023
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

1- Cuộc hôn phối nhượng quyền

Cam kết dài hạn hay “hôn phối nhượng quyền” theo cách gọi của cá nhân tôi là điểm quan trọng cẩn lưu ý khi xem xét liệu một nhượng quyền có phù hợp với bạn hay không. Khi ký vào bản thỏa thuận nhượng quyền, nghĩa là bạn đang tham gia vào một mối quan hệ kinh doanh kéo dài 5 năm (có thể tái ký), và mối quan hộ này sỉ trải qua những thời điểm thăng trám hệt như một cuộc hôn nhân! Vi thế, bạn phải thấy hài lòng với “đối tác” nhượng quyền, đồng thời cũng phải thoải mái với thỏa thuận cũng như cách thức thực hiện mọi việc.

Hãy cân nhắc xem liệu các giá trị của bên bán nhượng quyền có tương đồng với các giá trị của bạn không và liệu bạn có hài lòng với các mức độ hỗ trợ của đội ngũ tại trụ sở chính không. Ngoài ra, bạn cũng phải nhận thức rõ mục đích và tầm nhìn về thương hiệu tổng thể. Cân nhắc kỹ lưỡng những điều này trước khi ký kết thỏa thuận nhượng quyền sẽ giúp giảm bớt các rủi ro nghiêm trọng, dẫn đến kết quả là cả hai bên đều phải tìm đến pháp luật để giải quyết các vấn để

Hãy đảm bảo rằng đây là kiểu cơ hội kinh doanh phù hợp với bạn. Chú ý tới các câu hỏi đã nêu trong những chương trước để đảm bảo rằng nhượng quyền sẽ đáp ứng được các nguyện vọng của bạn trong thời gian thực hiện thỏa thuận: Địa bàn lớn tới đâu? Đó là một nhượng quyền vận hành hay nhượng quyền có tham gia quản lý? Quy mô mở rộng của nó đến đâu? Bạn sẽ phù hợp với thỏa thuận nhượng quyền phát triển khu vực hay thỏa thuận nhượng quyền độc quyền thương hiệu?

Quan điểm của chuyên gia nhượng quyền

Hiện có hơn 900 cơ hội kinh doanh khác nhau và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên từng năm. Bên mua nhượng quyền cố rất nhiều lựa chọn phong phú trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau - nhà hàng cao cấp, giao bánh pizza, chăm sóc nhà cửa, sửa ống nước, cọ lò nướng, làm vườn, kinh doanh bất động sản... Vì thế, những ai đang tìm mua nhượng quyền hoàn toàn có thể chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp.

Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với thách thức trong việc chọn được một nhượng quyền như ý. Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhượng quyền hơn 25 năm, quản lý nhiều ngành nghề được nhượng quyền, trong đó có Dyno-Rod, Snack-in-the-Box và Over Clean, tôi đã gặp nhiều người luôn cố gắng tìm kiếm một cơ hội kinh doanh phù hợp. Trước hết, lời khuyên của tôi dành cho họ là phải hiểu ra yêu cầu cơ bản.

Liệu điều đó có tạo ra thay đổi trong công việc hằng ngày không?

Liệu điều đó có mang lại sự cân bằng trong cuộc sống/công việc tốt hơn không?

Liệu điều đó có giúp cải thiện nguồn thu nhập và sự phồn vinh lâu dài không?

Liệu điều đó mang lại cảm giác nắm bật được số phận chắc chắn hơn không?

Liệu có phải là vì đây là một lựa chọn trông có vẻ tốt không?

Không ngạc nhiên khi câu trả lời thường liên quan đến tất cả vấn đề nêu trên, nhưng khác nhau về mức độ. Tuy nhiên, việc xác định yêu cầu nào quan trọng nhất sẽ là chìa khóa để sàng lọc các kiểu nhượng quyền phù hợp với bạn nhất. Hoặc liệu quyết định mua nhượng quyền có phải là lựa chọn tốt nhất hay không.

Câu hỏi tiếp theo sẻ xoay quanh việc sắp xếp phẩm chất và tính cách của ứng viên phù hợp với loại hình kinh doanh. Đôi khi, việc này có thể sẽ gặp khó khăn vì nó đòi hỏi ứng viên phải trung thực về những điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhưng kinh nghiệm cùng kỹ năng đã được rèn luyện ở các cấp độ khác nhau sẽ thúc đẩy quá trình hướng tới loại hình kinh doanh đang nhắm đến.

2- Những câu hỏi bạn nên đặt ra

Trước khi tiến tới cam kết, bạn cần đưa ra một loạt các câu hỏi dành cho bất kỳ bên bán nhượng quyền nào, và dưới đây là một số câu hỏi gợi ý của tôi. Tôi không gợi ý rằng bạn phải hỏi tất cả những câu hỏi đó, thay vào đó, hãy đánh giá danh sách để suy ngẫm về những kiểu câu hỏi cần nêu.

Bạn có thể nghĩ ra rất nhiều câu hỏi khác về hoạt động kinh doanh mà mình đang tìm kiếm. Hãy chắc rằng bạn đã đưa ra một loạt câu hỏi về mọi khía cạnh của nhượng quyền đó - bắt đầu từ quy trình mua bán tới giai đoạn cuối của thỏa thuận; và bao quát nhiều tình huống (cả tốt và xấu).

Các bên mua nhượng quyền tiềm năng cần thoải mái đặt ra những câu hỏi “hóc búa”. Ví dụ như khi bạn hỏi về những thất bại mà bên bán nhượng quyền đã gặp phải trong mạng lưới. Hiểu rõ lý do tại sao và xác định liệu các nguyên nhân này là do bên mua nhượng quyền, hay do thiếu sự hỗ trợ, đào tạo... của bên bán nhượng quyền. Thảo luận về bối cảnh gia hạn thỏa thuận nhượng quyền. Hãy trao đổi trước với luật SƯ về việc thiết lập thủ tục của bên bán nhượng quyền. Trong trường hợp này, chúng tôi thường tự động gia hạn thỏa thuận mà không có giới hạn nào. Có những bên bán nhượng quyền giới hạn số lần gia hạn, trong khi số khác lại không cho phép gia hạn nếu không trả thêm phí.

Hỏi bên bán nhượng quyền về các nguồn thu nhập của họ. Những doanh nghiệp như doanh nghiệp của chúng tôi tạo ra thu nhập trực tiếp từ doanh thu của các bên mua nhượng quyền. Hãy hỏi họ về những khoản chi phí bắt buộc khác, chẳng hạn như nguyên liệu, những đặc quyền và các dịch vụ tiện ích mà trong một số trường hợp, bạn phải mua lại từ nhà cung cấp do bên bán nhượng quyền chỉ định. Nếu vậy, hãy đặt ra câu hỏi về việc bên bán nhượng quyền được lợi gì từ đó - điều này cần phải minh bạch.

Đặt ra câu hỏi rằng doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư có hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà khi bạn nghỉ hưu hoặc rơi đi, bạn có thể bán lại nhượng quyền đó không. Bạn có thể nhanh chóng biết được điều này bằng cách hỏi bên bán nhượng quyền các ví dụ về doanh nghiệp hiện tại đang được rao bán để thấy được chính xác tình hình. Hiểu rõ các tiêu chí đánh giá có tác động đến giá trị bán hàng sẽ giúp bạn tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp có giá trị đến lúc bạn nghỉ hưu.

Mike Parker, bên bán nhượng quyền Minister Cleaning Services

3- Bên bán nhượng quyền nên đặt ra những câu hỏi nào

Cho đến lúc này, bạn đã hiểu rằng tuyển chọn bên mua nhượng quyền là một quy trình hai chiều, và bạn cũng nên chờ bên bán nhượng quyền đưa ra một loạt câu hỏi dành cho mình. Xác định được những câu hỏi đó khó hơn rất nhiều bởi phần lớn các bên bán nhượng quyền đểu có những đòi hỏi riêng liên quan đến mạng lưới của họ; tuy nhiên, họ cũng có thể đưa ra những câu hỏi dưới đây, cùng nhiêu câu hỏi khác, tại một thời điểm nào đó trong quá trình.

Quan điểm của bên bán nhượng quyền           

Tương tự như khi bạn đánh giá doanh nghiệp dự định sẽ đầu tư, bên bán nhượng quyền cũng sẽ dành thời gian đánh giá bạn trong vai trò là bên mua nhượng quyền tiềm năng. Nếu bạn cảm thấy bên nhượng quyền không quan tâm tới các kỹ năng và sự phù hợp của bạn, hãy hết sức thận trọng. Đối với chúng tôi, mối quan hệ đối tác, lâu dài rất quan trọng và chúng tôi chọn lựa người đồng hành với mình rất kỹ lưỡng. Chúng tôi không quan tâm đến việc bán nhượng quyền đều đặn để thu phí liên tục, bởi cũng như bất kỳ bên bán nhượng quyền có đạo đức nào khác, chúng tôi muốn gắn thu nhập của mình (phí dịch vụ quản lý) với hoạt động kinh doanh của bên mua nhượng quyền.

Mike Parker, bên bán nhượng quyền Minster Cleaning Services

4- Sự hỗ trợ thường xuyên

Câu hỏi quan trọng cần được đặt ra cho bên bán nhượng quyền là họ có thể trợ giúp gì cho bạn. Nhiều bên mua nhượng quyền có quy trình mua bán chóng vánh và đội ngũ những người làm công tác tìm kiếm bên mua sẽ thuyết phục bạn ký vào thỏa thuận, Tuy nhiên, đây là một thỏa thuận kinh doanh lâu dài, vì thế, hãy đảm bảo rằng cả bạn và bên bán nhượng quyền đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với thỏa thuận này.

Thường thì, bạn sẽ kỳ vọng vào một nhượng quyền mới được người sáng lập quản lý, tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mạng lưới, hãy chỉ nên kỳ vọng rằng người đó sẽ được hỗ trợ bởi một đội ngũ quản lý nhượng quyền ở trụ sở chính. Bên bán nhượng quyền cần chỉ định một nhóm hỗ trợ đa dạng, tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ của họ, và các hoạt động điều hành doanh nghiệp. Tuy vậy, tôi hy vọng các doanh nghiệp nhượng quyền sẽ thuê một chuyên gia nhượng quyền tận tâm khi họ sở hữu khoảng 20 bên mua nhượng quyền, một con số có vẻ khá cao nếu người sáng lập tự quản lý toàn bộ.

Lời khuyên của chuyên gia

Một trong những lợi thế chính của việc đầu tư vào nhượng quyền là bên mua sẽ nhận được sự đào tạo và hỗ trợ của bên bán nhượng quyền. Điều đó sẽ giúp bên mua nhượng quyền có thể mang lại dịch vụ và sản phẩm thực sự khi họ bước chân vào một ngành kinh doanh mới mẻ, ngoài ra, bên mua còn nhận được sự trợ giúp trong quá trình quản lý và phát triển kinh doanh thành công. Giống như trong mọi ngành công nghiệp khác, có một số bên bán nhượng quyền hỗ trợ rất nhiều cho bên mua nhượng quyền, nhưng cũng có những bên bán vô cùng hời hợt. Vậy bạn cần tìm kiếm điều gì ở một nhượng quyền?

Sự đào tạo và hỗ trợ ban đầu

Khi trở thành bên mua nhượng quyền, bạn sẽ được tham gia vào hai hình thức đào tạo ban đầu dưới đây:

Đào tạo chuyên môn

Nhiều bên mua nhượng quyền chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ mua nhượng quyền và một số bên bán nhượng quyền thật sự thích điều đó - hay họ có thể dễ dàng “uốn nắn” bên mua nhượng quyền hơn mà không bị ảnh hưởng bởi những thói quen xấu từ trước. Đào tạo chuyên môn đồng nghĩa với việc phải trang bị cho bên mua nhượng quyền khả năng cung ứng dịch vụ hay sản phẩm thực thụ và tập trung vào các quá trình hoạt động. Ví dụ, đối với nhượng quyền làm vườn, đào tạo chuyên môn có thể bao gồm hoạt động huấn luyện sử dụng các trang thiết bị và quản lý các loại thuốc trừ sâu.

Đào tạo kinh doanh

Nhiều bên mua nhượng quyền chưa từng kinh doanh riêng trước đó. Công tác đào tạo của bên bán nhượng quyền cần bao quát toàn bộ khía cạnh chính nhằm giúp bên mua nhượng quyền quản lý và phát triển kinh doanh thành công. Nó có thể bao gồm cả đào tạo bán hàng và marketing, tư vấn và tuyển dụng nhân viên và tìm hiểu về báo cáo kế toán điều hành. Một khóa đào tạo kinh doanh toàn diện có thể giúp bên mua biết được ai mới là bên bán nhượng quyền tốt nhất.

Hỗ trợ thường xuyên

Khi bên mua nhượng quyền đã thiết lập xong doanh nghiệp, thì Sự hỗ trợ thường xuyên sẽ giúp họ phát triển và gây dựng tài sản kinh doanh có thể bán được vào một ngày nào đó.

Có ba mức độ hỗ trợ thường xuyên:

Hỗ trợ của trụ sở chính

Hầu hết các doanh nghiệp nhượng quyền đều có một số phòng ban ở trụ sở chính, như phông marketing tập trung phát triển cơ số khách hàng, phòng IT cung cấp và duy trì các hệ thống quan trọng, phòng HR (nhân sự) tư vấn về tuyển dụng và đảm bảo tuân thủ những quy định mới nhất về sử dụng lao động...

Hỗ trợ trực tiếp

Bên bán nhượng quyền thương chỉ định một nhà quản lý hỗ trợ bên mua nhượng quyền - người này sẽ gặp trực tiếp bên mua nhượng quyền đều đặn để đánh giá kế hoạch kinh doanh, trao đổi về những thách thức chính và hướng dẫn bên mua phát triển kinh doanh.

Hỗ trợ ngang hàng

Những bên mua nhượng quyền khác cũng từng trải qua hành trình giống bạn, do đó, họ có thể cung cấp cho bạn mạng lưới hỗ trợ có giá trị. Những bên bán nhượng quyền tốt luôn chăm chút xây dựng cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm giữa những bên mua nhượng quyền thông qua các cuộc gặp gỡ khu vực, hội nghị hằng năm và/hoặc hội thảo trực tuyến.

Danh mục kiểm tra

Khi đánh giá quá trình đào tạo và hỗ trợ ban đầu của bên bán nhượng quyền, hay xem xét các vấn đề cụ thể sau:

Họ cung cấp hoạt động đào tạo ban đầu nào? Hoạt động đào tạo này do bên bán nhượng quyền hay người được thuê ngoài cung cấp?

Bên bán nhượng quyền sê giúp bạn thu hút những khách hàng đầu tiên như thế nào?

Đội ngũ ở trụ sở chính có đông không vâ tỷ lệ nhân viên hỗ trợ trên tổng số bên mua nhượng quyền là bao nhiêu?

Khi số lượng bên mua nhượng quyền tâng lên, bên bán nhượng quyền có kế hoạch tăng cường đội ngũ ở trụ sở chính để đảm bảo sự hỗ trợ này không bị suy giảm không?

Bạn có được thường xuyên gặp trực tiếp quản lý hỗ trợ nhượng quyền không?

Hãy trao đổi với những bên mua nhượng quyền hiện tại - Họ có cảm tình với bên bán nhượng quyền không? Họ đánh giá quá trình đào tạo và hỗ trợ ra sao?

Steve Frost, Giám đốc của Smith & Henderson

Hy vọng rằng giờ bạn đã hiểu hơn những vấn đề' cần thắc mắc với bên bán nhượng quyền và những vấn đề' bên bán nhượng quyền có thể hỏi bạn. Tuyển chọn bên mua nhượng quyền thật sự là một quá trình hai chiều, và bạn cần bình tĩnh trước những lời nhận xét của bên bán nhượng quyền khi họ nói rằng họ muốn bạn đưa ra những câu hỏi thật hóc búa. Bên bán nhượng quyền nào cũng mong muốn tìm được bên mua nhượng quyền có hiểu biết, và bằng việc chuẩn bị cho quá trình tuyển chọn bên mua nhượng quyền, bạn có thể chứng minh được điều đó.

0 bình luận, đánh giá về Điều cần tìm kiếm ở một nhượng quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16056 sec| 981.836 kb