Điều kiện khởi kiện trong tranh chấp lao động

25/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Khi tư vấn cho khách hàng khởi kiện một tranh chấp lao động đến Toà án, ngoài việc kiểm tra những điều kiện khởi kiện khác như sự việc thuộc thẩm quyền của Tòa án; sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.... Luật sư cần kiểm tra những điều kiện khởi kiện đặc thù trong lao động.

 

 

căn cứ tái thẩm Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Quyền khởi kiện của khách hàng 

 

 

Khi kiểm tra quyền khởi kiện của khách hàng trong vụ án lao động, Luật sư cần lưu ý từng đối tượng cụ thể:

 

 

(i) Khách hàng khởi kiện là người lao động. 

 

 

Theo quy định tại khoản 6 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tự mình khởi kiện. Đây là điểm khác với chủ thể khởi kiện trong hầu hết các tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nếu người lao động dưới 15 tuổi (trong trường hợp họ được tham gia một số quan hệ lao động) có quyền, lợi ích bị xâm phạm thì phải khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp (cha, mẹ hoặc người giám hộ),

 

 

(ii) Khách hàng khởi kiện là người sử dụng lao động. 

 

 

Nếu người sử dụng lao động là cá nhân thì họ phải trực tiếp ký vào đơn khởi kiện. Nếu người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký vào đơn khởi kiện. (xem thêm: luật sư tư vấn ly hôn)

 

 

Thủ tục tiền tố tụng trước khi khởi kiện

 

 

Trong số các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án được quy định tại Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, điều kiện về thủ tục tiến tố tụng chỉ đặt ra với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền.

 

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012 và khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với những tranh chấp lao động cá nhân, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi tranh chấp đó đã được Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoả giải không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, và bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người và dụng lao động Tòa án chỉ thụ lý nếu tranh chấp đó đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá bạn mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.(đọc về: văn bản đơn ly hôn)

 

 

Quy định về thủ tục trong tố tụng đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền của Bộ luật lao động năm 2019 có một số thay đổi so với Bộ luật Lao động năm 2012. Trước khi khởi kiện đến Toà án, tranh chấp lao động cá nhân (trừ một số tranh chấp lao động cả nhân được quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019) và tranh chấp lao động tập thể về quyền đều bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của Hoà giải viên lao động. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền nữa. Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép các bên của tranh chấp lao động (bao gồm tranh chấp lao động cá nhân tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích) được tự nguyện thoả thuận yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết Trường hợp đã yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết thì các bên của tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết trong các trường hợp sau: Ban trọng tài lao động không được thành lập trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp trong thời hạn 30 ngày. kể từ ngày được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động đã giải quyết nhưng một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết của Ban trọng tài lao động

 

 

Những lưu ý về thủ tục tục tiền tố tụng khi kiểm tra điều kiện khởi kiện

 

 

Do đó, khi kiểm tra điều kiện khởi kiện liên quan đến thủ tục tiền tố tụng của khách hàng, Luật sư cần lưu ý:

 

 

(i) Đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hành vi làm phát sinh tranh chấp xảy ra trong ngày 01/01/2021

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tranh chấp lao động cá nhân: Luật sư cần xác định xem tranh chấp của khách hàng có bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải của Hoà giải viên lao động trước khi khởi kiện không? Nếu tranh chấp của khách hàng là tranh chấp bắt buộc phải hoà giải thông qua thủ tục của Hoa giới Việt lao động, thi Luật sư cần kiểm tra xem khach hàng đã hoà giải chưa. Nếu khách hàng chưa hòa giải thì Luật sư cần tư vấn để khách hàng làm đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải trước khi không kiện đến Toà án. Chỉ khi Hòa giải viên lao động đã hỏi giải thành nhưng một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản lời khai thành: Hòa giải viên đã hoà giải nhưng không thành hoặc các bên đã yêu cầu Hoà giải viên lao động hòa giải nhưng tranh chấp không được hòa giải trong thời hạn pháp luật quy định (05 ngày làm việc) thì Luật sư mới tư vấn để khách hàng khởi kiện đèn Toà án.
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Luật sư cần kiểm tra xem tranh chấp đó đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết chưa? Nếu tranh chấp chưa được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết thì Luật sư cần tư vấn để khách hàng làm đơn yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Chỉ sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã giải quyết nhưng các bên không đồng ý hoặc quá thời hạn luật định (05 ngày làm việc mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì Luật sư mới tư vấn để khách hàng khởi kiện. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trong trường hợp vụ tranh chấp đã được Hòa giải viên lao động hòa giải nhưng không thành; vụ tranh chấp đã được Hòa giải viên lao động hoà giải thành nhưng một trong hai bên thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hoà giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc mà Hoà giải viên lao động không tiến hành hòa giải tranh chấp. Chính vì vậy, khi kiểm tra điều kiện khởi kiện cho khách hàng, nếu vụ tranh chấp chưa qua thủ tục giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì Luật sư cần hỏi rõ xem vụ tranh chấp đã qua thủ tục hòa giải của Hoà giải viên lao động chưa? Nếu vụ tranh chấp chưa qua thủ tục hòa giải của Hoà giải viên lao động thì Luật sư cần hướng dẫn khách hàng hoà giải trước khi yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện giải quyết.

 

 

(ii) Đối với các tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hành vi làm phát sinh tranh chấp xảy ra ngày 01/01/2021 trở đi. Ngoài việc trao đổi với khách hàng để kiểm tra về thủ tục hòa giải của Hoà giải viên lao động Luật cầu làm rõ các bên có thỏa thuận yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết không? Nếu đã yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động gia quyết thì lý do vì sao khách hàng lại muốn khởi kiện vụ tranh chào đến Toà án? Trường hợp Ban trọng tài lao động đã ban hành quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quyết định giải quyết của Ban trọng tài lao động thì Luật sư cần tư vấn để khách hàng không nên khởi kiện và tranh chấp lao động đến Toà án.(xem thêm: tranh chấp tài sản sau ly hôn)

 

 

Ngoài việc kiểm tra các điều kiện khởi kiện trên, Luật sư cũng cần lưu ý: theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết vụ tranh chấp dân sự (theo nghĩa rộng) khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên. Khi xem xét, quyết định thụ lý một tranh chấp lao động, Tòa án sẽ không kiểm tra điều kiện thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, Luật sư cũng cần căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 202, Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2012 để kiểm tra thời hiệu khởi kiện. Nếu tranh chấp của khách hàng đã hết thời hiệu khởi kiện thì Luật sư cần trao đổi để khách hàng biết vì đây là căn cứ để Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án nếu có đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Điều kiện khởi kiện trong tranh chấp lao động

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.47762 sec| 966.266 kb