Điều tra vụ án hình sự - Đặc điểm tâm lý bị can

11/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Bị can là người đã bị khởi tố về vụ án hình sự có nghĩa là khi một công dân đã thực hiện (hoặc bị cho là đã thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về vụ án hình sự thì họ trở thành bị can. Bị can thường có trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp. Trạng thái, tâm lý gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ.

1- Đặc điểm tâm lý của bị can

Bị can là người đã bị khởi tố về vụ án hình sự có nghĩa là khi một công dân đã thực hiện (hoặc bị cho là đã thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về vụ án hình sự thì họ trở thành bị can.

Bi can thường có trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp. Trạng thái, tâm lý gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ. Hành vi xử sự của bị can được quy định bởi một số các yếu tố sau:

- Những thiếu sót tâm lý - xã hội của cá nhân;

- Các đặc điểm tâm lý của tội phạm đã xảy ra;

- Kinh, nghiệm tiếp xúc của bị can đối với cơ quan điều tra;

- Hệ thống tiếp xúc cụ thể và các mối quan hệ trong hoạt động điều tra;

- Tác động của điều tra viên đến bị can;

- Lượng thông tin về quá trình điều tra vụ án của cơ quan điểu tra mà bị can nắm được;

- Điều kiện ngoại cảnh khi tiến hành điều tra;.

- Sự nhận thức của bị can về tội lỗi của mình đến đâu.

Sự tác động của hoạt động điều tra đối với tâm lý bị can được hình thành trên cơ sở tâm lý và quá trình phát triển của cá nhân bị can. Đối với công tác điều tra, các yếu điểm về tâm lý xã hội của bị can có ý nghĩa rất quan trọng. Những yếu điểm này thường được bộc lộ trong quá trình hành động của bị can, hoặc trong quan hệ giữa bị can với người khác.

Cách xử sự của bị can còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tâm lý khác. Ví dụ: khi bị can nhận định rằng hành vi phạm tội do mình gây ra sẽ không bị phát hiện, và không bị trừng trị... thì thái độ của họ trước cơ quan điều tra là yên tâm và tự tin. Trái lại, một khi họ nhận thức được rằng hành vi của họ sớm hay muộn sẽ bị phát giác, họ nhất định bị trừng trị thì thái độ của họ trước cơ quan điều tra sẽ mất đi tính tự tin, đàng hoàng, đồng thời luôn lo lắng, chờ đợi. Ở trường hợp thứ nhất, bị can mong muốn chinh phục điều tra viên, xây dựng quan hệ tốt với điều tra viên, chủ động đặt các vấn đề xoay quanh hành vi phạm tội..., ở trường hợp thứ hai bị can hoàn toàn bị động và quan hệ giữa họ với điều tra viên là quan hệ do một bên duy trì.

Cách xử sự của bị can trong điều tra rất đa dạng. Nó có thể là tích cực hoàn toàn, có thể là tiêu cực, hoặc pha trộn giữa tích cực và tiêu cực. Những biểu hiện này phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố sau đây:

- Loại hệ thần kinh;

- Thái độ đối với tội phạm đã xảy ra, sự ăn năn về hậu quả đã gây ra;

- Khí chất của cá nhân;

- Kế hoạch hành động;

- Lợi ích cá nhân;

- Mục đích.

Xử sự tích cực của bị can tùy thuộc vào những nguyên nhân nhất định, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, hoặc kìm hãm quá trình này. Chẳng hạn khi bị can nhận rõ lỗi lầm của mình, hối hận về hành vi đã gây ra và mong muốn bồi thường thiệt hại... ở trường hợp này, bị can tích cực giúp đỡ điều tra viên thu thập chứng cứ. Đồng thời chủ động chỉ nơi cất giấu tang vật phạm pháp, tài sản đã chiếm đoạt... Sự bộc lộ tính tích cực của bị can trong trường hợp này rất cần sự tác động, uốn nắn kịp thời của điều tra viên.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Giải tỏa mâu thuẫn nội tâm của bị can

Trong trường họp khác, sự bộc lộ tính tích cực của bị can có thể xuất phát từ nhận thức rằng sự chủ động khai báo của họ có thể dẫn đến việc đình chỉ hoạt động điều tra và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các tội khác của họ vẫn được che giấu... ở trường họp này, sự tích cực của bị can được thể hiện bằng việc họ cung cấp những thông tin giả tạo, đã được tính toán cân nhắc kỹ. Sự tích cực của bị can còn thể hiện trong sự mong muốn nắm được nội dung hoạt động của điều tra viên và các cộng sự của họ.

Trong hoạt động điều tra, sự chủ động tích cực của bị can còn phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị điều tra và xử lý các tình huống mới xuất hiện trong khi điều tra. Thông thường đối với các tội phạm mà lỗi của bị can là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp thì bị can thường tìm mọi cách che giấu tội phạm, và chống lại hoạt động của các cơ quan điều tra (trước và sau khi bị bắt...).

Trong suốt quá trình điều tra, ở bị can luôn luôn có những trạng thái tâm lý hết sức phức tạp. Trạng thái tâm lý này thường dẫn đến những biến động đặc biệt khi tiếp nhận thông tin. Ví dụ, mỗi một lời nói, cử chỉ của điều tra viên đều được bị can coi như là một loạt những cử chỉ biểu thị về những thông tin mà điều tra viên có được, vì vậy bị can luôn bị cuốn hút vào các cử chỉ này và bộc lộ tâm lý của mình. Xuất phát từ đặc điểm này mà điều tra viên cần chú ý thay đổi tin tức, tìm các thông tin có giá trị tác động tâm lý đối với bị can.

Trong quá trình điều tra, hoạt động tư duy của bị can hết sức phức tạp và thường gây ra sự căng thẳng thần kinh dai dẳng. Vì vậy, các giao tiếp tâm lý trong điều tra thường là phương tiện làm giảm căng thẳng của bị can. Điều này có thể dẫn đến việc bị can khai báo về tất cả những gì làm họ lo lắng, băn khoăn hoặc lựa chọn hình thức chống lại những cuộc tiếp xúc đối với điều tra viên. Trong những hoàn cảnh như vậy điều tra viên cần tạo ra cơ sở tiếp xúc thuận lợi để đánh giá đúng hành vi của bị can.

Trong quá trình điều tra, ở bị can thường xuất hiện mâu thuẫn nội tâm. Một mặt, bị can muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu thông tin về vụ án. Mặt khác, bị can lại rất sợ tiếp xúc với điều tra viên, cố tình lẩn tránh tiếp xúc... Bởi vì họ sợ bị trừng phạt đồng thời họ muốn có thời gian để tìm cách đối phó, lựa chọn cách xử sự cho mình. Đối với từng trường hợp cụ thể, sự mâu thuẫn này lại tăng lên gấp bội, bởi những hoàn cảnh mà bị can cho rằng điều tra viên đang sắp sửa vạch trần tội lỗi của họ. Bị can muốn lẩn tránh giây phút đáng sợ này song lại cũng muốn xem giây phút đó có thực sự xảy ra hay không. Trong quá trình điều tra nhiều khi xuất phát từ mong muốn nhận được thông tin nào đó ở điều tra viên mà bị can đã chủ động đặt vấn đề tiếp xúc với điều tra viên. Bị can có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biến điều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ.

Sau khi bị điều tra viên buộc tội, trạng thái tâm lý của bị can có thể là nhẹ nhõm, thoải mái. Điều này chỉ xảy ra khi họ hiểu rằng mình bị buộc tội vì lý do gì, số phận của họ sẽ kết thúc ở đâu. Do xuất phát từ nhận thức rằng kết quả của hoạt động điều tra phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên song cũng  phụ thuộc rất nhiều vào lời khai của họ, cho nên bị can hay ba hoa, nhiều lời về tình tiết vụ án và cho rằng điều tra viên ngoài chức năng điều tra còn có chức năng chứng nhận vì vậy họ thường kể lể một cách dài dòng về bản thân với mục đích là làm cho điều tra viên dành những xác nhận có lợi cho họ.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Điều tra vụ án hình sự - Đặc điểm tâm lý bị can được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Điều tra vụ án hình sự - Đặc điểm tâm lý bị can có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Điều tra vụ án hình sự - Đặc điểm tâm lý bị can

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.48565 sec| 971.305 kb