Đối tượng khách hàng là pháp nhân thương mại phạm tội

16/03/2021

 

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015, tổng số tội danh mà pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 33 tội. Trong đó, có những đối tượng khách hàng là tội phạm liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại như tội trốn thuế; tội buôn lậu; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động... nhưng cũng có tội ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại như: Tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền. Vi vậy, đối tượng khách hàng là pháp nhân thương mại phạm tội nhờ luật sư bào chữa chỉ liên quan tới nhóm 33 tội danh nêu trên.

 

 

Đối tượng khách hàng Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Đối tượng khách hàng là người thân thích của người bị buộc tội

 

 

Theo quy định tại Điều 75 BLTTHS năm 2015, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Do đó, trong trường hợp người bị buộc tội đang bị tạm giữ, tạm giam thì người thân thích của họ có thể đến gặp luật sư để nhờ luật sư bảo chữa cho người bị buộc tội. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 thì người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015, người thân thích của người bị buộc tội gồm vợ, chồng, bố để, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột. Như vậy, trong trường hợp có người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo dang bị tạm giam thì người thân thích của các đối tượng này có quyền tìm gặp luật sư để nhờ bào chữa.

 

 

BLTTHS năm 2015 quy định đối tượng người tham gia to tụng mới, đó là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Đây là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội. Việc quy định địa vị pháp lý của những người này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia tố tụng, thậm chí ngay khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa. Do đó, người thân thích của họ có quyền đến nhờ luật sư bào chữa.

 

 

Người đại diện của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần

 

 

Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi thì người đại diện của họ có quyền liên hệ nhờ luật sư bào chữa.

 

 

Bên cạnh đối tượng khách hàng tìm đến luật sư với nhu cầu mời luật sư bào chữa, trên thực te còn có khách hàng có nhu cầu mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Đó là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyen lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời luật su bảo vệ.

 

 

Bị hại là khái niệm mới trong BLTTHS năm 2015, trên cơ sở kế thừa khái niệm người bị thiệt hại, người bị hại trong các quy định trước đó. So với khái niệm người bị hại, khái niệm bị hại rộng hơn, không chỉ gồm cá nhân mà cả cơ quan, tổ chức trực tiếp bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc de dọa gây ra, Quy định mới này nhằm bảo đảm tính công bằng giữa cá nhân và cơ quan, tổ chức cùng bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội. Theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 thì bị hại có quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Do đó, trường hợp bị hại nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ thì họ sẽ trở thành khách hàng của luật sư.

 

 

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra. So với bị hại, thiệt hại của nguyên đơn dân sự là thiệt hại gián tiếp, không phải là đối tượng tác động của tội phạm. Theo tai điểm i khoản 2 Điều 63 BLTTHS năm 2015 thì họ có quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trường hợp nguyên đơn dân sự nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ thì họ sẽ trở thành khách hàng của luật sư.

 

 

Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm toi gây ra. Theo điểm i khoản 2 Điểu 64 BLTTHS năm 2015 thì họ có quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trường hợp bị đơn dân sự nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ thì họ sẽ trở thành khách hàng của luật sư.

 

 

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 65 BLTTHS năm 2015 thì họ có quyền tự bảo vệ, nhờ người bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nho luật su bảo ve quyền lợi cho họ thì họ sẽ trở thành khách hàng của luật sư.

 

 

Khách hàng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi luật sư. Không có khách hàng, không được khách hàng tin cậy và sử dụng dịch vụ pháp lý đóng nghĩa với sự thất bại của luật sư. Do dó, khách hàng và sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo khẳng định sự thành công trong hoạt đong nghề nghiệp của mỏi luật sư.

 

 

Trên thực tế, nhận biết rõ đối tượng khách hàng và đặc điểm tâm lý của khách hàng là vấn đề luật sư cần quan tâm khi tiếp xúc với họ. Khách hàng của luật sư rất đa dạng, họ có thể làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, với trình độ chuyên môn, nhận thức khác nhau, với đặc điểm tâm lý khác nhau. Đối với người bị buộc tội, họ có thể có tâm lý hoang mang, dao động, mặc dù nắm chắc sự việc nhưng lại muốn che giấu hành vi của mình. Đối với người thân thích của người bị buộc tội, họ thường không nắm chắc sự việc và có thể chi biết đến sự việc qua người khác hoặc nghe nói lại, với yêu cấu là mong được luật sư giúp đo.

 

 

Đối với bị hại hoặc người thân của bị hại, họ thường tỏ ra nôn nóng, buồn bực, thậm chí có thái độ căm thù bị cáo và muốn trả thù... Vì vậy, tùy từng đối tượng khách hàng, luật sư cần có kỹ năng giao tiếp và trao đổi phù hợp, được thể hiện qua các kỹ năng nghe, nói, trình bày để khách hàng tin tưởng, lựa chọn mình. Đối với những khách hàng trong các vụ án chức vụ, tham nhũng, kinh tế...: Đây là đối tượng khách hàng có yêu cầu cao và thường có đặc điểm chung là hiểu biết rộng, có trình độ chuyên môn cao, có những mối quan hệ nhất định đối với nhiều người có chức vụ trong xã hội. Đây là nhóm khách hàng khá “khó tính", họ hiểu rõ về pháp luật, có nhiều mối quan hệ, có điểu kiện về kinh tế, sẵn sàng ký những hợp đồng chi phí cao nhưng đòi hỏi luật sư cũng phải làm việc rất chuyên nghiệp. Khi giao tiếp, trao đổi với nhóm khách hàng này, nếu luật sư thể hiện sơ sót, yếu về chuyên môn, khả năng nghe và nói không tốt thì việc không được khách hàng lựa chọn ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý là rất cao. Bởi vậy, đối với những loại án này, luật sư được lựa chọn thường là những luật sư có uy tín, kinh nghiệm để có thể bảo vệ quyển lợi cho khách hàng một cách tốt nhất.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đối tượng khách hàng là pháp nhân thương mại phạm tội

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17664 sec| 954.328 kb