Đơn khởi kiện trong tố tụng trọng tài

19/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong tố tụng trọng tài đơn khởi kiện hay bản tự bảo vệ các văn bản trình bày ý kiến, lập luận của các bên tham gia tố tụng trọng tài về các vấn đề tranh chấp có nhiều tên gọi khác nhau như pleadings, memorials, briefs hay statements, v.v. đều gọi chung là đệ trình bằng văn bản (written submission). Vậy đơn khởi kiện trong tố tụng trọng tài được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

 

thực hiện giao tiếp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Đơn khởi kiện trong tố tụng trọng tài

 

 

Theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì đơn khởi kiện là tài liệu quan trọng đầu tiên bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, điều này lại không đúng đối với các quy trình tố tụng trọng tài theo các quy tắc trọng tài quốc tế khác. Theo Quy tắc trọng tài của UNCITRAL thì thông báo trọng tài (Notice of Arbitration) mới là văn bản bắt đầu bởi yêu cầu trọng tài (Request for Arbitrato). Mỗi lần điều kể trên đều có những yêu cầu về hình thức và nội dung cụ thể khác nhau theo các quy tắc trọng tài tương ứng cần phải được tuân thủ khi soạn thảo. Tuy nhiên, khác biệt quan trọng nhất mà luật sư cần lưu ý giữa đơn khởi kiện và thông báo hay yêu cầu trong tài tủy theo từng quy tắc trọng tài khác nhau là thời điểm phải tiết lộ cơ sở pháp lý và thực tiễn cũng như chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện. Tố tụng trọng tài Việt Nam gần giống tố tụng trọng tài của ICC ở chỗ đều yêu cầu nguyện đơn phải đưa ra cơ sở cho việc khởi kiện ngay tại giai đoạn đầu của quý trình tố tụng mặc dù trọng tài của ICC không yêu cầu phải cung cấp ngày chứng cử chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Trong khi đó, theo Quy tắc trọng tài của UNCITRAL thì đơn khởi kiện chỉ được đưa ra sau khi đã thành lập được Hội đồng trọng tài. Tới thời điểm này thì các cơ sở thực tế và pháp lý cũng như chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi viên mới cần được cung cấp. Quy tắc trọng tài của Singapore cũng được thiết kế tương tự như Quy tắc trọng tài của UNCITRAL về sự khác biệt giữa thông báo trọng tài và đơn khởi kiện. Sự khác biệt quan trọng này có ý nghĩa thực tiễn đối với luật sư trong quá trình tố tụng trọng tài ở chỗ nó giúp cho phía nguyên đơn có thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn đơn khởi kiện của mình dựa vào những phản hồi từ phía bị đơn đối với thông báo hay yêu cầu trọng tài của mình. Ngoài ra, quá trình thành lập Hội đồng trọng tài cũng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp khác ảnh hưởng rất lớn đến những nội dung, cơ sở pháp lý và thực tiễn cũng như chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn.

 

 

Ví dụ 2:

 

 

Yêu cầu trọng tài mẫu (Suggested Model Request for Arbitration) theo Quy tắc trọng tài của ICC bao gồm những nội dung chính sau đây:

 

 

Phần 1. Giới thiệu chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tên của nguyên đơn, tên của bị đơn, Quy tắc trọng tài của ICC. Mô tả tóm tắt giao dịch và/hoặc hợp đồng phát sinh tranh chấp
  2. Tóm tắt 1 hoặc 2 dòng những lập luận trong vụ kiện của nguyên đơn
  3. Thông tin chi tiết của các bên tranh chấp, giải thích ngắn gọn bản chất và những tình huống tranh chấp phát sinh dẫn tới khiếu nại của nguyên đơn đối với bị đơn. Những chế tài pháp lý mà nguyên đơn yêu cầu chi tiết của thỏa thuận trọng tài; những thông tin liên quan đến trọng tài viên và những ý kiến liên quan đến một số khía cạnh của thủ tục trọng tài.
  4. Tổng số các phụ lục được đánh số từ C - 1 đến C- ? trong đó chữ C thể hiện văn bản được đệ trình bởi nguyên đơn (Claimant).

 

 

Phần II . Các bên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Nguyên đơn
  2. Tên đầy đủ, loại hình doanh nghiệp, quốc gia nơi thành lập doanh nghiệp hoặc nơi có trụ sở kinh doanh chính của doanh nghiệp, chức năng kinh doanh của nguyên đơn. Kèm theo là giấy phép đăng ký kinh doanh. Đính kèm bảo cáo hàng năm mới nhất của nguyên đơn hoặc đường link dẫn đến website của doanh nghiệp.
  3. Chi tiết liên hệ của nguyên đơn
  4. Tên đầy đủ, địa chỉ và chi tiết liên hệ (bao gồm điện thoại, fax và email) của luật sư phía nguyên đơn.

 

 

Giấy ủy quyền được ký phát hợp lệ bởi người đại diện có thẩm quyền của nguyên đơn  thay mặt cho nguyên đơn ủy quyền cho luật sư được đính kèm tại Phụ lục C-1

 

 

 Tất cả thông tin giao dịch trao đổi với nguyên đơn trong vụ kiện trọng tài này sẽ được gửi trực tiếp cho luật sư của nguyên đơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bị đơn
  2. Tên đầy đủ, loại hình doanh nghiệp, quốc gia với thành lập doanh nghiệp hoặc nơi có trụ sở kinh doanh chính của doanh nghiệp, chức năng kinh doanh của bị đơn.
  3. Chi tiết liên hệ của bị đ

 

 

Phần III . Bản chất và các tình huống tranh chấp

 

 

Mô tả bản chất và các tình huống mà tranh chấp phát sinh dẫn tới những khiếu nại, những cơ sở cho các lập luận của nguyên đơn và chi tiết của các lập luận mà theo đó tranh chấp đã phát sinh. Kèm theo các lập luận này là những phụ lục đính kèm yêu cầu trọng tài.

 

 

Phần IV. Những chế tài pháp lý mà nguyên đơn yêu cầu

 

 

Ghi rõ những chế tài pháp lý mà nguyên đơn đang yêu cầu bao gồm rộng nhất có thể cả một chỉ dẫn về bất kỳ khoản tiền nào cụ thể. Phần này thường bao gồm một số hoặc là tất cả những yêu cầu sau đây đổi với Hội đồng trọng tài bổ sung vào chế tài cơ bản (như bồi thường thiệt hại hay buộc phải thực hiện hành vi nhất định) :

 

 

(a) ...

 

 

(b) ...

 

 

(c) buộc bị đơn thanh toán lãi suất cho nguyên đơn trên số tiền phản quyết cho nguyên đơn ...

 

 

(d) buộc bị đơn hoàn trả cho nguyên đơn tất cả các chi phí mà nguyên đơn đã phát sinh trong quá trình tố tụng trọng tài bao gồm nhưng không giới hạn bởi tất cả các khoản phí và chi phi của các trọng tài viên, tổ chức trọng tài, cố vấn pháp lý, các chuyên gia, nhà tư vấn, những người làm chứng và các nhân viên của nguyên đơn:

 

 

(e) tuyên rằng phán quyết sẽ có hiệu lực thi hành ngay lập tức không phụ thuộc vào bất kể vụ kiện xin hủy phản quyết trọng tài nào;

 

 

(f) ban hành các chế tài khác mà Hội đồng trọng tải cho là thích hợp .

 

 

Phần V. Thỏa thuận trọng tài

 

 

Ghi điều khoản tham chiếu có liên quan và tên của hợp đồng có thỏa thuận trọng tài. Trích toàn văn nội dung của điều khoản này.

 

 

Phần VI . Những chi tiết thích hợp liên quan đến trọng tài viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Viện dẫn đến quy định trong thỏa thuận trọng tải quy định về số lượng trọng tài viên được chỉ định và cách thức để cử trọng tài viên đó để chỉ định vào trong Hội đồng trọng tài. Nếu không có quy định trong thỏa thuận trọng tải thì nguyên đơn nên gợi ý số lượng trọng tài viên (1 hoặc 3) và đề nghị bị đơn đồng ý và/hoặc tổ chức trọng tài quyết định.
  2. Nếu thỏa thuận trọng tài và Quy tắc trọng tài cho phép nguyên đơn đề có trọng tài viên thì nguyên đơn chỉ định một trọng tài viên để tổ chức trọng tài phê chuẩn: tên của người được đề cử, địa chỉ liên hệ của người đó (địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ email).
  3. Nếu thỏa thuận trọng tài và Quy tắc trọng tài không cho phép nguyên đơn đề cử trọng tài viên thì nguyên đơn yêu cầu tổ chức trong tài chỉ định một trọng tài viên duy nhất hoặc tất cả các trọng tài viên hoặc yêu cầu bị đơn liên hệ với nguyên đơn để lựa chọn một ứng viên làm trọng tài viên duy nhất hoặc đề xuất một ứng viên làm trọng tài viên duy nhất cho bị đơn cân nhắc.
  4. Nguyên đơn xác nhận rằng với hiểu biết tốt nhất của mình (tên của người được đề cử hoặc chỉ định làm trọng tài viên) sẵn sàng trở thành trọng tài viên trong vụ kiện trọng tài này và hoàn thành độc lập với các bên.

 

 

Phần VII. Bình luận về thủ tục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Xác định những quy định của thỏa thuận có thể áp dụng mà theo đó quy định (a) địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tải, (b) ngôn ngữ trong tài, (c) luật điều chỉnh.
  2. Trong một số trường hợp nguyên đơn có thể yêu cầu tổ chức trong tài hoặc Hội đồng trọng tài thực hiện một số biện pháp nhất định, ví dụ như thủ tục rút gọn bởi vì một số tình huống cụ thể hoặc đi vì điêu khoản trọng tài của các bên quy định như vậy. Nếu có thì nên nêu rõ những lý do để ủng hộ cho các yêu cầu này.
  3. Nguyên đơn bảo lưu quyền sửa đổi, bổ sung các khiếu nại của mình và cả những chế tài mà nguyên đơn đang yêu cầu trong quá trình tố tụng trọng tài.
  4. Theo điều số bao nhiêu của Quy tắc trọng tài thì yêu cầu trong vài này và các tài liệu đính kèm được để trình bằng bao nhiêu bản sao.
  5. Căn cứ vào điều bao nhiêu của Quy tắc trọng tài thì kèm theo yêu cầu trọng tài là khoản tạm ứng thanh toán chi phí trọng tài là bao nhiêu tiền.

 

 

Ghi ngày lập yêu cầu trong tài

 

 

Thay mặt cho nguyên đơn - ghi tên của nguyên đơn

 

 

Ký bởi luật sư của nguyên đơn

 

 

Tên của luật sư và hãng luật của nguyên đơn

 

 

Các phụ lục đính kèm yêu cầu trọng tài C - 1 mô tả phụ lục bao gồm bản chất của văn bản, ngày, tác giả và người nhận thích hợp.

 

 

C - 2 tương tự như trên cho tất cả các phụ lục đính kèm.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Đơn khởi kiện trong tố tụng trọng tài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18414 sec| 965.602 kb