Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật

22/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Điều chỉnh pháp luật là một quá trình, quá trình này diễn ra rất phức tạp với nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn khác nhau. Bài viết phân tích một số giai đoạn cơ bản có liên quan tới quá trình điều chỉnh pháp luật.

1- Xác định nhiệm vụ, mục địch của điều chỉnh pháp luật

Nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật cần được xác định ở nhiều cấp độ khác nhau, có nhiệm vụ của toàn bộ hoạt động điều chỉnh pháp luật, có nhiệm vụ của từng lĩnh vực, từng trường hợp nói riêng. Xác định mục đích, nhu cầu điều chỉnh pháp luật (điều chỉnh nhằm mục đích gì, cần đạt được những gì) đề lập chưong trình xây dựng pháp luật. Giai đoạn này cần phân tích tình hình, chính sách cho thật chính xác.

Cần tìm kiếm phương án điều chỉnh tốt nhất trong điều kiện hiện tại để giải quyết vấn đề và phải luôn chú ý là pháp luật không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết được mọi việc mà nó cũng có những hạn chế nhất định.

Khi lập phương án giải quyết các nhiệm vụ đã được xác định cần nghiên cứu kĩ kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đã được tích lũy ở trong nước và thế giới, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những tư liệu đã nghiên cứu về vấn đề đó.

Trong những trường hợp phức tạp, cỏn nhiều nghi ngờ, bàn cãi, nếu có thể nên tổ chức những thực nghiệm xã hội, làm thí điếm trước rồi mới tiến hành trên quy mô’ toàn xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

2- Ban hành pháp luật

Việc ban hành pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành và phải theo những hình thức, thủ tục, trình, tự luật định. Nội dung các quy định pháp luật đtrợc ban hành phải phù họp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội... của nhà nước cũng như của nhân dân.

Sau khi ban hành các quy định pháp luật, các cơ quan nhà nước phải tiến hành các hoạt động cần thiết để đưa chúng vào thực hiện như công bố, thông báo cho các đồi tượng phải thực hiện biết được nội dưng các quy định pháp luật...

Trong một số trường họp, các cơ quan nhà nước cỏn phải tiến hành những công việc như ban hành các quy định cbi tiết, hướng dẫn việc thi hành, giải thích pháp luật, cung cấp phương tiện, ngân sách, bổ sung, đào tạo cán bộ, công chức... thỉ quy định, vãn bản quy phạm pháp luật đã ban hành mới có khả năng được thực hiện dễ dàng và thống nhất.

3- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đã có hiệu lực

Việc thực hiện pháp luật có thể được tiến hành dưới nhiều hỉnh thức như tuân theo, thinh, sử dụng và áp dụng pháp luật. Các chủ thể pháp luật bằng hành vi thực tế của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình làm cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và đánh gia kết quả tác động của pháp luật

Trong suốt quá trình điều chỉnh pháp luật, cần tiên, hành kiểm tra, giám sát thường xuyên và sau đó, có những tổng két, đánh giá kết quả tác động của pháp luật. Từ đó, đánh giá hiệu quả của pháp luật và hoàn thiện quá trình điều chỉnh pháp luật.

Trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nếu xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật thì xuất hiện thêm giai đoạn truy cứu trách nhiệm pháp lý. Khi xảy ra vi phạm pháp luật thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, bảo đảm cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành kịp thời, nghiêm minh và có hiệu quả cao.

Đời sống xã hội luôn vận động, biến đổi không ngừng, vì vậy điều chỉnh pháp luật cũng là một quá trình không ngừng trong xã hội hiện nay. Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật cứ nối tiếp và đan xen, bổ sung, gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của pháp luật.

(Tham khảo: Giáo trình Lý luận chung Nhà Nước và Pháp Luật - Đại học luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các giai đoạn của quá trình đ iều chỉnh pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.49561 sec| 956.516 kb