Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

27/02/2023
Lê Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai.  

1- Khái niệm

Nếu tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong xã hội ở bắc kỳ thời đai nào thì hai phạm trù khiếu nại và tố cáo cũng  xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự ra đời của nhà nước và có hiện tượng vi phạm pháp luật.   Trước hết cần phải hiểu khiếu nại, tố cáo là hai vấn đề khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau, đều phản ánh những mâu thuẫn, bất bình trong các mối quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước với công dân, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tập thể, giữa người này với người khác... Công tác xét giải quyết khiếu tế nhằm giải quyết những vấn đề đó. Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai.  

Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân để nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có cần cử cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai bao gồm: quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hải đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên.  

Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc của những người khác, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất.  

Ví dụ: tố cáo việc UBND xã bán đất trái phép; UBND huyện giao đất không đúng thẩm quyền: người sử dụng đất sử dụng sai mục đích, huỷ hoại đất đai,  

Tóm lại, khiếu nại, tố cáo về đất đai là việc công dân (cơ quan, tổ chức) đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét kết luận về nội dung tố cáo hoặc xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng những hành vì đó là trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.  

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, cùng một tá đơn nhưng đương sự để cập cả khiếu nại và tố cáo, đo tố cáo mà sinh ra khiếu nại, lấy khiếu nại để yêu cầu giải quyết việc tố cáo. Chính vì vậy, cần tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ mỗi quan hệ này để có phương pháp giải quyết hợp lý, đúng thẩm quyền, đảm bảo cho quyền khiếu nại - tố cáo của công dân được thực hiện.  

2- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đất đai  

2.1- Quyền khiếu tổ của người sử dụng đất

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của người dân được pháp luật phi nhận. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Mọi  người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp khối của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tính thân và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật...”.  

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vị vị phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai.  

- Đối với người khiếu nại:

Được quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đai diện hợp pháp để khiếu nại;  

Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiến nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

Được quyền khiếu nại tiếp hoặc rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết,

- Đôi với người tố cáo:

Củi đơn hoặc trực tiếp xổ cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù,

2.2. Nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ khiếu nại, tố cáo 

Người sử dụng đất phải chịu trách nhiệm vẻ nội dung khiếu - tô của mình.  

Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; 

Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu cha người giải quyết khiếu nại;

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.  

- Đối với người tố cáo:

Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

 Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.ư

Như vậy, nguyên nhân phát sinh khiếu nại là khi quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại bị xâm phạm, còn nguyên nhân làm phát sinh tố cáo có nội dung rộng hơn. Hành vi cân phải tố cáo không chỉ xâm phạm đến quyền tố cáo mà còn gầy thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của người khác. Do đó, khiếu nại, tố cáo về đất đai vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của người sử dụng đất trước xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.  

3- Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Để đảm bảo cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất diễn ra phù hợp với ý chí của Nhà nước và nguyện. vọng của người sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tế cáo về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu của đương sự theo đúng pháp luật. Vì thế, việc giải quyết khiếu tô về đất đai cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây;  

Thứ nhất, giải quyết khiếu tố về đất đai theo đúng pháp luật. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phải căn cứ vào pháp luật mới xác định được đúng, sai, tính chất, mức độ vi phạm; giải quyết triệt để, chấm dứt việc khiếu nại, tô cáo, bảo vệ những lợi ích hợp pháp.  

Thứ hai, nguyên tắc dân chủ, công khai. Thực hiện nguyên tắc này, người được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo phải lắng nghe ý kiến của các bên, đâm bảo dân chủ, bình đẳng trước pháp luật.  

Thứ ba, phải thật sự khách quan, thận trọng và vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi nhìn nhận sự việc phải trung thực, không phụ thuộc vào ý muốn của các bên đương sự.  

Thứ tư, kết hợp giải quyết khiếu tô về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai. Thông qua quá trình này làm cho mọi người hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu tổ.  

Thứ năm, giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.  

4- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

4.1- Thẩm quyên giải quyết khiếu nại

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu và người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến đến chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng.  

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại toà án nhân dân.  

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vị hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân.  

Quyết định về việc giải quyết các trường hợp khiếu nại về đất đai nói trên không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.  

4.2- Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.  

Tế cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.   


 

0 bình luận, đánh giá về Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.35980 sec| 978.688 kb