Hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai

25/08/2024
Đinh Hồng Giang
Đinh Hồng Giang
Hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai là vấn đề mà cả bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển đều quan tâm. Việc hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển dẫn đến tổn thất là việc không ai mong muốn. Khi xảy ra việc hàng hóa bị như hại xác định được trách nhiệm bồi thường và cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết nhanh chóng và hợp pháp.

1- Bên nào sẽ chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển

Việc xác định bên nào chịu trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển đã được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo điều 541 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

(i) Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không phải bồi thường.

(ii) Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

(iii) Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị hư hại trên đường vận chuyển sẽ do bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

2- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Bên cạnh việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra, pháp luật còn quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc này được quy định tại điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.

(i) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo nguyên tắc này, bên gây thiệt hại phải bồi thường thương xứng với thiệt hại đã gây ra và đảm bảo bồi thường kịp thời, nhanh chóng. Mức bồi thường, hình thức, phương thức bồi thường do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, sự thỏa thuận này không trái pháp luật.

(ii) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật, để giảm mức bồi thường cần thỏa điều kiện về lỗi và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

(iii) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

(iv) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

(v) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

3- Cách giải quyết khi tranh chấp bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển

Tranh chấp đền bù hàng hóa hư hỏng khi vận chuyển được xem là các tranh chấp trong thương mại, dịch vụ, cung ứng dịch vụ, theo quy định tại Luật thương mại 2005 tranh chấp này được giải quyết bằng các hình thức:

3.1- Thương lượng

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.

3.2- Hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

3.3- Giải quyết bằng Trọng tài

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Quy trình thủ tục tố tụng trong trọng tài được quy định cụ thể  tại Luật trọng tài thương mại 2010. Theo đó, quy trình bao gồm các bước sau:

(i) Soạn thảo, gửi đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ

(ii) Thành lập hội đồng trọng tài

(iii) Nghiên cứu hồ sơ

(iv) Phiên họp giải quyết tranh chấp

(v) Ban hành phán quyết trọng tài

3.4- Khởi kiện ra Tòa án

Quy trình giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản khác, bao gồm các trình tự thủ tục sau:

(i) Khởi kiện

(ii) Thụ lý vụ án

(iii) Hòa giải và chuẩn bị xét xử

(iv) Xét xử sơ thẩm

(v) Xét xử phúc thẩm

(vi) Giám đốc thẩm/tái thẩm

Đa số tranh chấp hợp đồng vận chuyển do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển thuộc về bên vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Do đó, khi hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển, người gửi hàng cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của công ty luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển trách nhiệm thuộc về ai

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.60480 sec| 966.852 kb