Khách thể của tội xâm phạm sở hữu

18/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Hành vi của người phạm tội xâm phạm sở hữu có thể xâm phạm cả ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hoặc có thể chỉ xâm phạm quyền sử dụng.

1- Khách thể của tội phạm xâm phạm sở hữu

Người phạm tội xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc của Nhà nước. Quan hệ sở hữu về tài sản phản ánh quyền sở hữu về tài sản của chủ sở hữu thể hiện thông qua ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Hành vi phạm tội xâm phạm khách thể, có thể xâm phạm cả ba quyền năng trên hoặc có thể chỉ xâm phạm quyền sử dụng (Tội sử dụng trái phép tài sản - Điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015).

[a] Đối tượng tác động của tội phạm

Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản thể hiện dưới các dạng cụ thể đó là: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản (thể hiện qua giấy tờ ghi nhận quyền về tài sản). Tuy nhiên, có một số loại tài sản mà khi tội phạm tác động đến không thuộc sự điều chỉnh của chương. Các tội xâm phạm sở hữu như: ma túy, vũ khí quân dụng, công trình quan trọng về an ninh quốc gia… Nói chung, tài sản là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu phải là những tài sản có chủ (chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, việc quản lý có thể là đang thực hiện trên thực tế nhưng cũng có thể là tạm thời đang không thực hiện quyền quản lý nhưng có quyền quản lý hợp pháp).

[b] Phạm vi xác định tài sản

Bộ luật hình sự năm 2015 mở rộng phạm vi xác định tài sản là đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu. Dấu hiệu định tội “ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” được bổ sung trong trường hợp tài sản bị xâm phạm dưới mức định lượng để truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có cấu thành vật chất gồm: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178). Dấu hiệu định tội “ Tài sản là di vật, cổ vật” được bổ sung trong trường hợp tài sản bị xâm phạm dưới mức điịnh lượng để Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có cấu thành vật chất gồm: tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177); tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178).

Có thể khẳng định, việc bổ sung các dấu hiệu định tội nêu trên hoàn toàn phù hợp với bản chất của hành vi phạm tội, nhất là khi đối tượng tác động của tội phạm là các loại tài sản có giá trị đặc biệt về mặt vật chất, là phương tiện kiếm sống chính của bản thân người bị hại và gia đình họ hoặc là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Bộ luật hình sự năm 2015 cũng mở rộng đối tượng tác động của tội phạm là tài sản của “Nhà nước” thành tài sản của “ Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” tại Điều 179, điều này đồng nghĩa với việc nhà làm luật đã mở rộng phạm vi xử lý hình sự gắn với mọi thành phần kinh tế chứ không phải chỉ kinh tế Nhà nước. Quy định này nhằm cụ thể hóa tinh thần bảo hộ quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như quy định tại Điều 51 của Hiến pháp năm 2013.

Việc quy định mở rộng phạm vi xử lý hình sự của Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015 tất yếu dẫn đến chủ thể của tội phạm này cũng thay đổi, cụ thể: chủ thể của tội phạm này ngoài hai dấu hiệu có năng lực Trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu Trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải thêm dấu hiệu có trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung đầu hiệu định tội “Hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” trong cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175). Thực tế quy định này chính là việc mở rộng phạm vi xử lý hình sự (tội phạm hóa) đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc bổ sung dấu hiệu định tội nêu trên trong Bộ luật hình sự năm 2015 xuất phát từ thực tế có nhiều trường hợp người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng đến thời hạn trả lại tài sản thì cam kết nhận nợ, cố tình không trả lại tài sản. Đối với trường hợp này theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì không bị coi là tội phạm mà chỉ là quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, khi quy định như vậy, vấn đề đặt ra cần phải làm rõ ranh giới giữa tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Xem thêm: Đặc điểm cơ bản của vụ án về các tội xâm phạm sở hữu

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khách thể của tội xâm phạm sở hữu được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khách thể của tội xâm phạm sở hữu có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khách thể của tội xâm phạm sở hữu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.78488 sec| 946.727 kb