Khái niệm, nội dung và vai trò của chế độ bầu cử

12/03/2023
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Chế độ bầu cử chính là cuộc bầu cử với tất cả các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, các mối quan hệ được tiến hành theo quy định của chế định bầu cử của một quốc gia.

1- Khái niệm và nội dung của chế độ bầu cử

Khái niệm “chế độ bầu cử” có thể được hiểu theo hai nghĩa. Hiểu theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử là phương thức bầu cử của một cuộc bầu cử được quy định trong pháp luật và tiến hành ở một quốc gia cụ thể. Phương thức bầu cử bao gồm hai vấn đề: bầu cử được áp dụng ở quốc gia đó để hình thành nên cơ quan nào trong bộ máy nhà nước? và, cách thức để xác định kết quả cuộc bầu cử đó là gì? Nói một cách cụ thể hơn, vấn đề thứ hai có nghĩa là cử tri, tức là người dân có quyền đi bầu cử, của quốc gia đó, sẽ đi bầu các ứng cử viên là cá nhân hay các đảng chính trị? Mỗi đơn vị bầu cử sẽ bầu ra một đại biểu hay nhiều đại biếu? Nếu cơ quan được hình thành qua con đường bầu cử là một tập thể thì cơ quan đó sẽ được bầu chỉ bằng cách bầu chọn cá nhân ứng cử viên hay bằng cách bầu chọn đảng chính trị, hay kết hợp cả hai cách trên? Phương thức bầu cử chính là nội dung cốt lõi nhất của mỗi cuộc bầu cử. Chế độ bàu cử theo nghĩa hẹp cũng là khái niệm được sử dụng phổ biến trên thế giới với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là “Electoral system”.

Hiéu theo nghĩa rộng, chế độ bầu cử chính là cuộc bầu cử với tất cả các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, các mối quan hệ được tiến hành theo quy định của chế định bầu cử của một quốc gia. Nếu chế định bầu cử là tập hợp tất cả các quy định của hiến pháp và pháp luật quốc gia về bầu cử thì chế độ bầu cử là nội dung của tất cả các quy định đó, là cái mà tất cả các quy định đó thiết lập trên lãnh thổ quốc gia. Chế độ bầu cử theo nghĩa rộng là khái niệm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, theo đó chế độ bầu cử bao gồm các thành tố cơ bản sau:

- Phương thức bầu cử - chính là khái niệm chế độ bầu cử theo nghĩa hẹp;

- Phạm vi, giới hạn của quyền bầu cử và ứng cử của người dân cùng với các quyền năng cụ thể của cử tri và ứng cử viên;

- Các nguyên tắc bầu cử; và

- Quy trình, các công đoạn của một cuộc bầu cử cùng với tất cả các mối quan hệ của các chủ thể liên quan trong các công đoạn đó.

Như vậy, nếu bầu cử là hoạt động phổ biến trên thế giới nhằm bầu chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước thì chế độ bầu cử là khái niệm mang tính đặc thù của mỗi quốc gia. Khi nói tới chế độ bầu cử là luôn nói tới chế độ bầu cử của một quốc gia cụ thể. Cũng có thể nói, chế độ bầu cử chính là cuộc bầu cử tiến hành trên lãnh thổ một quốc gia cụ thể, theo quy định của pháp luật quốc gia đó.

2- Vai trò và yêu cầu của chế độ bầu cử

Để các cuộc bầu cử phát huy được hết ý nghĩa chính trị thì chúng phải được tổ chức một cách công bằng và trung thực, có nghĩa là không có sự gian dối và trong đó mọi người dân đều cảm thấy mình được tham gia hoặc không tham gia một cách bình đẳng và ở mức độ phù họp. Chính chế độ bầu cử có vai trò là nhân tố bảo đảm giá trị của một cuộc bầu cử. Dựa vào chế độ bầu cử mà người ta đánh giá cuộc bầu cử. Chế độ bầu cử công bằng, dân chủ sẽ bảo đảm tính công bằng, trung thực của cuộc bầu cử, qua đó bảo đảm tính dân chủ, đại diện của chính quyền. Tất nhiên, ở chiều ngược lại, chế độ bầu cử không công bằng và hạn chế dân chủ cũng có thể là nhân tố làm cho bầu cử ở một quốc gia trở nên hình thức, nguy dân chủ, tất yếu dẫn tới một chính quyền không mang tính đại diện, không thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Rõ ràng, nhìn một cách tổng thể thì chế độ bầu cử có những vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với việc chỉ bầu chọn nhân sự như hiểu biết thông thường. Chế độ bầu cử phải thực sự công bằng và dân chủ đối với người dân. Nói cách khác, chế độ bầu cử phải tạo được niềm tin của người dân đối với nhà nước và chế độ. Cho dù nhà cầm quyền có tuyên truyền như thế nào đi nữa thì giá trị của một cuộc bầu cử vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của người dân khi đi bầu cử và tham gia ứng cử. Một chế độ bầu cử thực sự công bằng, dân chủ sẽ làm cho người dân cảm thấy rằng quyền bầu cử, ứng cử của mình được tôn trọng và bộ máy nhà nước được hình thành thông qua bầu cử thực sự là bộ máy do người dân lựa chọn. Từ đó người dân có cơ sở để tin rằng bộ máy nhà nước phải phục vụ nhân dân.

Tất nhiên, có nhiều yếu tố để làm nên một chế độ bầu cử công bằng và dân chủ, ví dụ người dân phải có cơ hội như nhau trong việc tham gia bầu cử và ứng cử, các quyền bầu cử, ứng cử của người dân không bị hạn chế một cách không họp lí, thủ tục liên quan tới bầu cử phải minh bạch, rõ ràng và đơn giản, thông tin về ứng cử viên phải được cung cấp một cách đầy đủ, toàn diện và thiết thực...

Với một chế độ bầu cử công bằng, trung thực, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn và thực chất hơn tới hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng và các hoạt động chính trị nói chung. Người dân cũng có cơ hội nhận xét ứng cử viên trước khi bầu chọn và không tái bầu chọn những đại biểu mà mình không tín nhiệm. Do vậy, các đại biểu được bầu sẽ phải hoạt động có trách nhiệm hơn đế bảo đảm sự tín nhiệm của người dân, qua đó được tái bầu. Những người nắm giữ các chức vụ khác trong bộ máy nhà nước chịu sự giám sát của các vị trí được bầu cũng phải hoạt động có trách nhiệm hơn. Từ đó, trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước được bảo đảm.

Sự tận tụy, nhiệt tình của các cán bộ nhà nước có lẽ cũng không quá quan trọng. Điều tối thiếu mà họ cần ở cơ quan nhà nước chính là tinh thần trách nhiệm. Làm sao để cơ quan nhà nước và quan chức nhà nước phải có trách nhiệm cũng là vấn đề được mọi chế độ chính trị quan tâm. Với một chế độ bầu cử công bằng, trung thực, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn và thực chất hơn tới hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng và các hoạt động chính trị nói chung. Người dân cũng có cơ hội nhận xét ứng cử viên trước khi bầu chọn và không tái bầu chọn những đại biểu mà mình không tín nhiệm. Do vậy, các đại biểu được bầu sẽ phải hoạt động có trách nhiệm hơn đế bảo đảm sự tín nhiệm của người dân, qua đó được tái bầu. Những người nắm giữ các chức vụ khác trong bộ máy nhà nước chịu sự giám sát của các vị trí được bầu cũng phải hoạt động có trách nhiệm hơn. Từ đó, trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước được bảo đảm.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm, nội dung và vai trò của chế độ bầu cử

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.45807 sec| 954.5 kb