Khái niệm và tầm quan trọng của bầu cử

12/03/2023
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Trong lĩnh vực chính trị và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước từ cổ chí kim, câu hỏi quan trọng nhất, bao quát nhất luôn là: “Nguồn gốc hình thành các địa vị trong bộ máy nhà nước là từ đâu?” hay nói cách khác, “do đâu mà người này lại có được quyền cai trị đối với người khác trong xã hội?”. Thời cổ đại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, câu trả lời thường bắt nguồn từ Thuyết thiên mệnh hoặc Thuyết thần quyền, cho rằng địa vị của người cai trị là tất yếu, tự nhiên, bất khả xâm phạm và do Trời hoặc Chúa đã định. Ngày nay, câu hỏi quan trọng trên đây được trả lời đơn giản bằng bầu cử.

1- Khái niệm bầu cử

Trong bộ máy nhà nước hiện đại có một số cách thức phổ biến để lựa chọn một người vào một chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước, bao gồm: bầu cử, bầu và bổ nhiệm. Bổ nhiệm là việc một cá nhân có chức vụ cao hơn trong bộ máy nhà nước chọn một người vào vị trí cấp dưới của mình, ví dụ, một vị bộ trưởng bổ nhiệm một vị lãnh đạo cấp cục hay tổng cục thuộc quyền quản lí của mình.

Bầu là cách thức lựa chọn người nắm giữ chức vụ do một cơ quan nhà nước thực hiện theo chế độ tập thể. Như vậy, khi Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bỏ phiếu để lựa chọn một ai đó vào vị trí Chủ tịch nước hay Thủ tướng Chính phủ thì chúng ta gọi đó là Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

Khác với bầu và bổ nhiệm, bầu cử ỉà việc chọn lựa người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hỉện bởi người dân thông qua con đường bỏ phỉếu tập thể. Người được người dân lựa chọn sẽ là người nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Sự khác biệt ở đây là hết sức cơ bản và nó nằm ở chủ thể thực hiện việc lựa chọn. Chủ thế thực hiện việc bầu hay bổ nhiệm đều là cơ quan nhà nước hoặc người đang nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước. Chủ thể thực hiện việc bầu cử là người dân, tức là những người không nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước. Họ là thành viên trong cộng đồng tiến hành bầu cử để lựa chọn người sẽ cai trị mình.

Ngoài cách hiểu như một phương thức lựa chọn người bầu cử thực thi quyền lực nhà nước, thuật ngữ “bầu cử” cũng được dùng để chỉ quyền của người dân trong lĩnh vực chính trị - Quyền bầu cử. Chữ “quyền” ở đây có thể được hiểu ở hai góc độ. Thứ nhất, quyền có nghĩa là sự đúng đắn, sự chính đáng, có nghĩa là việc người dân bầu chọn người cai trị mình là một điều đúng đắn, một quyền tự nhiên phải có nếu một xã hội được coi là dân chủ. Thứ hai, quyền bầu cử là một quyền cơ bản của người dân lựa chọn người cầm quyền. Quyền bầu cử thường được ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người, ví dụ, Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966. Ở nghĩa rộng, quyền bầu cử bao gồm quyền bầu cử, tức là quyền bầu chọn hoặc không bầu chọn, và quyền ứng cử, tức là quyền được bầu chọn. Chủ thể của các quyền này đều là người dân. Tất nhiên điều kiện cụ thể để người dân được hưởng và thực hiện quyền bầu cử thường được quy định chi tiết trong hiến pháp và pháp luật quốc gia.

Bầu cử cũng có thể được hiểu như một quy trình, một sự kiện gồm nhiều công đoạn và công việc khác nhau để tổ chức cho người dân đi bầu chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước trong một danh sách bao gồm các ứng cử viên. Mỗi cuộc bầu cử thường gắn với việc bầu ra một cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì thường có một số lượng lớn người dân tham gia vào các cuộc bầu cử và quy mô của các cuộc bầu cử cũng có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn nên công tác tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều công đoạn và công việc phức tạp, thường được tiến hành trong một thời gian dài, có thể tính bằng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

2- Tầm quan trọng của bầu cử

Với tư cách là một cách thức để lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và là một quyền bầu chọn của người dân, bầu cử có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà nước và xã hội hiện đại, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại. Dân chủ trong tiếng Anh là Democracy, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Demokratỉa” và được họp thành bởi hai từ “Demos”, có nghĩa là người dân, và “Kratos”, có nghĩa là quyền lực nhà nước. Như vậy có thể hiểu đơn giản nền dân chủ là một chế độ chính trị trong đó quyền lực nhà nước thuộc về người dân, ý chí của người dân là ý chí quyết định trong việc giành, giao và thực hiện quyền lực nhà nước.

Bầu cử là quá trình lựa chọn và trao quyền lực nhà nước cho một hoặc một nhóm người để thực hiện đối với toàn xã hội. Việc ai được giao thực hiện quyền lực nhà nước, đặc biệt là đối với những nhóm quyền lực trọng yếu nhất như quyền lập pháp, hành pháp, quyền đại diện quốc gia trong đối nội và đối ngoại..., là những vấn đề hệ trọng. Quyền lực nhà nước được trao như thế nào cũng quyết định việc quyền lực nhà nước được thực hiện như thế nào. Quyền lực nhà nước được trao bằng con đường bầu cử cũng có nghĩa là bằng việc không bầu chọn, người dân cũng có thế tước quyền lực nhà nước từ tay người đang nắm quyền và qua đó tác động tới cách thức thực hiện quyền lực nhà nước của người đang nắm quyền. Quyền lực nhà nước được người dân gửi gắm cũng có nghĩa là quyền lực nhà nước phải được thực hiện vì lợi ích của nhân dân và khi đó mới có nền dân chủ thực sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu rất rõ ý nghĩa của bầu cử đối với nền dân chủ. Sau khi cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, cuộc bầu cử đầu tiên của nước Việt Nam, diễn ra ngày 06/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi công hàm tới Chính phủ các cường quốc trên thế giới, trong đó công bố: “Trước hết, nền dân chủ đã được thỉết lập trên những nền tảng vững chắc. Ngày 06-1 vừa qua, Tổng tuyển cử được tể chức với thành công tốt đẹp nhất. Chỉ ít ngày nữa, 400 đại biểu của cả nước sẽ tổ chức kì họp đầu tiên của Quốc hội lập hiến. Một tố chức chính quyền mới đã thay thê cho chế độ quan lại cũ”

Cần nói thêm rằng lịch sử của loài người cũng đã ghi nhận các hình thức khác thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ. Trong các thành bang Hy Lạp cổ đại như Athens, Thebes, Orchomenus từng tồn tại hình thức thực hiện quyền lực bằng sự tham gia của toàn thể công dân của thành bang (trưng cầu dân ý) hoặc lựa chọn cơ quan cai trị bằng cách rút thăm hoặc luân phiên giữa các công dân của thành bang. Đó là hình thức thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp bởi chính người dân trong xã hội và có thể coi là hình thức dân chủ lí tưởng vì do chính người dân trực tiếp thực hiện. Ngày nay, hình thức thực hiện quyền lực trực tiếp bằng trưng cầu dân ý vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, quy mô về diện tích và dân số của các quốc gia hiện đại không cho phép áp dụng trưng cầu dân ý một cách thường xuyên và phổ biến. Trên thực tế, bầu cử vẫn được coi là cơ sở quan trọng nhất để bảo đảm quyền lực nhà nước được tổ chức thực hiện một cách dân chủ.

Thứ hai, bầu cử là cơ sở hình thành chính quyền đại diện, bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trung tâm của bất kì hệ thống chính trị nào cũng đều là bộ máy chính quyền hay bộ máy nhà nước. Bản chất của bộ máy chính quyền quyết định tính dân chủ của hệ thống chính trị. John Stewart Mill, một học giả nổi tiếng của Anh quốc thế kỉ XIX, cho rằng mô hình chính quyền lí tưởng nhất của nền dân chủ là khi mọi người dân trực tiếp tham gia việc đưa ra quyết định và tổ chức thực thi các quyết định đó, tương tự mô hình ở các thành bang Hy Lạp cổ đại đề cập trên đây. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng hình thức này chỉ phù họp với những thành bang có quy mô như các đô thị nhỏ; đối với các quốc gia hiện đại, mô hình chính quyền lí tưởng nhất là chính quyền đại diện, tức là chính quyền do người dân bầu ra thông qua con đường bầu cử. Ngày nay, quan điểm về chính quyền đại diện của Mill được phát triển thành quan điểm bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong bộ máy nhà nước lí tưởng này, các cơ quan nhà nước không những có nguồn gốc hình thành từ nhân dân mà còn phải hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Cho dù có sự phát triển về quan điểm như vậy thì vai trò của bầu cử vẫn không thay đổi. Chính qua bầu cử mà hình thành một cách trực tiếp hay gián tiếp toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Chính qua bầu cử mà mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và những người được họ bầu chọn trong các cơ quan nhà nước được thiết lập để rồi từ đó người dân thực thi được quyền theo dõi, giám sát và bầu chọn lại của mình đối với người mà họ đã bầu chọn, qua đó bảo đảm các cơ quan nhà nước, hay chính xác hơn là những người họ đã bầu chọn, phải hoạt động vì lợi ích của người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ điều này khi Người kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên của nước ta vào ngày 06 tháng 01 năm 1946: “Dơ Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chỉnh phủ đó thật là Chỉnh phủ của toàn dần”?

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và tầm quan trọng của bầu cử

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.09628 sec| 966.914 kb