Khái quát về thương nhân

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương
Trong cuộc sống cụm từ thương nhân không hề xa lạ gì với mỗi người và thương nhân được coi là chủ thể chủ yếu của luật thương mại. Thương nhân có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác hoặc hộ gia đình.Trong khoa học pháp lí cũng như trong pháp luật thực định của Việt Nam tồn tại 3 khái niệm có nội hàm và ngoại diên cơ bản giống nhau đó là doanh nghiệp, thương nhân và thương gia. Khái niệm thương nhân luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam khái niệm thương nhân được quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”.

I- KHÁI NỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÍ CỦA THƯƠNG NHÂN

Trong khoa học pháp lí cũng như trong pháp luật thực định của Việt Nam tồn tại ba khái niệm có nội hàm và ngoại diên về cơ bản giống nhau, đó là doanh nghiệp, thương nhân và thương gia. 

Đặc biệt, pháp luật hiện hành Việt Nam đã xác định cụ thể khái niệm doanh nghiệp và khái niệm thương nhân:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005).

Cả hai khái niệm trên đều phản ánh một nhóm người trong xã hội, với thuộc tính cơ bản nhất của doanh nghiệp cũng như thương nhân đó là tổ chức, cá nhân được thành lập (đăng kí) để thực hiện hoạt động thương mại (hoạt động kinh doanh).

Tuy nhiên, hai khái niệm này không hoàn toàn giống nhau mà giữa chúng có một số điểm khác nhau không nhiều về nội hàm cũng như ngoại diên của khái niệm.

1- Khái niệm thương nhân

Vốn dĩ Luật Thương mại được coi là luật của các thương gia. Vì vậy, khái niệm thương nhân (thương gia) luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Theo Điều 1 Bộ lụật Thương mại của Cộng hoà Pháp năm 1807 thì: “Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện: (1) Thực hiện những hành vi thương mại; (2) Thực hiện những hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Ngoài ra, trong quá trình thi hành Bộ luật Thương mại, các thẩm phán và các học giả pháp lí đều thừa nhận thêm hai điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của mình, có năng lực hành vi thương mại.

Như vậy, khái niệm đầy đủ về thương nhân theo pháp luật của Cộng hoà Pháp được xác định: Thương nhân là những người có năng lực hành vi thương mại, thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên.   

Với quan niệm, hành vi thương mại là hành vi của các thương gia, pháp luật thương mại Cộng hoà Liên bang Đức quy định về thương nhân (thương gia) có phần phức tạp hơn. Theo pháp luật thương mại Đức, thương gia bao gồm các loại: Thương gia đương nhiên, thương gia do đăng kí, thương gia do hình thức pháp lí, thương gia nhỏ và thương gia giả tạo. Còn theo Điều 1 Bộ luật Thương mại Việt Nam cộng hoà năm 1972: “Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”.

Như vậy, pháp luật thương mại của các nước trên thế giới đều xác định chính xác cả về nội hàm (các thuộc tính của thương nhân), cả về ngoại diên (các loại thương nhân) của khái niệm thương nhân.

Khái niệm thương nhân được pháp luật thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997. Theo quy định của khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997: “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”.

Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”.

Từ khái niệm thương nhân được xác định trên đây, có thể thấy thương nhân có những thuộc tính cơ bản như:

(i) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại; thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập;

(ii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên;

(iii) Thương nhân phải đăng kí kinh doanh.

Như vậy, Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 đã xây dựng khái niệm thương nhân dựa trên sự kết hợp của hai tiêu chí: Chủ thể và khách thể. Ngoại diên của khái niệm (số lượng thương nhân) rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào quan niệm về hoạt động thương mại ở nghĩa nào. Nếu quan niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại năm 1997 thì số lượng thương nhân bị hạn chế (chỉ bao gồm những cá nhân, tổ chức thực hiện một trong 14 hành vi thương mại quy định tại Điều 45) Còn nếu hiểu hoạt động thương mại theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 hoặc theo Luật Thương mại năm 2005 thì số lượng thương nhân được mở rộng đáng kể.

2- Đặc điểm pháp lí của thương nhân

Thương nhân có những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:

Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ logic với nhau. Điều đó được thể hiện ngay chính trong Luật Thương mại năm 1997. Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997 quy định: "Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại...”, trong khi đó, khoản 6 Điều 5 cũng trong Luật này lại quy định: "Thương nhân gồm... có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại...” hoặc khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005: "Thương nhân bao gồm tổ chức... cá nhân hoạt động thương mại...”. Như vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không. Thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân.

Pháp luật của các nước trên thế giới đều lấy dấu hiệu “thực hiện hành vi thương mại” làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân (Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, 2005; Điều 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hoà Pháp). Tuy nhiên, tuỳ thuộc quan niệm theo nghĩa rộng hay hẹp mà việc xác định số lượng chủ thể được coi là thương nhân ở mỗi nước có khác nhau.

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập. Điều 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hoà Pháp quy định, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.

Như vậy, theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không.

Trong hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia như người làm công ăn lương, các nhân viên quản lí điều hành. Do đó, cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để xác định chủ tỊiể có tư cách thương nhân.

Thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình được hiểu là thương nhân thực hiện hành vi thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó. Khi thực hiện hành vi thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của chủ thể khác mà được hoạch định bởi ý chí của chính thương nhân. Việc nhân danh của thương nhân xuất phát từ quyền độc lập kinh doanh của chủ thể. Bởi vậy, nếu thiếu điều kiện trên thì chủ thể không có tư cách thương nhân. Ví dụ, người làm công ăn lương, người quản lí do chủ doanh nghiệp thuê, người quản lí một chi nhánh hoặc một cửa hàng thương mại v.v.. đều không phải là thương nhân.

Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên

Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lí không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. Một chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, tự thân, nhân danh chính mình nhưng hành vi thương mại đó không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì không thể là thương nhân. Điều đó được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại của các nước. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Thương nhân... hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên..hoặc khoản 1 Điều 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hoà Pháp quy định, chủ thể chỉ có tư cách thương nhân nếu thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Như vậy, pháp luật thương mại thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tính nghề nghiệp và tính thường xuyên để xác định tư cách thương nhân. Để trở thành thương nhân thì các chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vi thương mại, điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi, lặp lại, kế tiếp mang tính nghề nghiệp. Các chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ sẽ không có tư cách thương nhân. Ví dụ, một người thỉnh thoảng mua chứng khoán, mặc dù với mục đích là để tìm kiếm lợi nhuận nhưng không mang lại cho người đó tư cách thương nhân. Hoặc, một hộ gia đình có nhà ở không dùng hết cho một nhóm giáo viên thuê để luyện thi đại học trong một mùa hè thì không trở thành thương nhân. Song nếu hộ gia đình đó xây nhà để cho các doanh nghiệp thuê một cách liên tục thì có thể trở thành thương nhân.

Bên cạnh tính thường xuyên của hoạt động thương mại, khi xác định tư cách thương nhân cũng cần quan tâm đến tính nghề nghiệp. Mặc dù, trong tính thường xuyên đã hàm chứa những nội dung của tính nghề nghiệp: “Mỗi nghề nghiệp chỉ nhằm vào một loại hoạt động nào đó, làm một nghe nghiệp là hằng ngày thực hiện những hành vi thuộc loại hoạt động ấy, như bác sĩ ngày nào cũng khám bệnh kê đơn, nhà buôn lúc nào cũng tiếp xúc với khách hàng, mua bán”.  Như vậy, hoạt động thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thương nhân phải được hiểu là những hoạt động thường xuyên, liên tục được thương nhân thực hiện nhằm tạo ra những thu nhập chính cho thương nhân.

Trên thực tế, có một số người làm nhiều nghề khác nhau. Nếu nghề nghiệp chính của họ là nghề thương mại thì họ có tư cách thương nhân, ngược lại nếu nghề thương mại chỉ là nghề phụ, có nghĩa là thu nhập từ nghề thương mại chiếm tỉ lệ không đáng kể so với thu nhập từ nghề khác thì không có tư cách thương nhân.

Thương nhân phải là người hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục. Tính chất nghề nghiệp không chỉ là dấu hiệu quan trọng để xác định tư cách thương nhân mà còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật thương mại Việt Nam đối với thương nhân. Nếu một thương nhân không hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục thì có thể bị pháp luật buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giải thể.

Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.

Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí. Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. 

Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình xấc lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí thương mại. Điều 17 Luật Thương mại năm 1997 quy định: “Cứ nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và trở thành thương nhân".
Để bảo vệ lợi ích xã hội, pháp luật thương mại Việt Nam quy định một số người không được công nhận là thương nhân. Điều 18 Luật Thương mại năm 1997 quy định người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không thể là thương nhân. Người bị hạn chế năng lực hành vi cũng giống như người chưa thành niên đều không thể trở thành thương nhân vì họ không có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình cũng như không có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lí phát sinh từ các giao dịch của họ, vì vậy để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của chính họ, pháp luật không công nhận họ là thương nhân.

Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân gồm... và có đăng kí kinh doanh”. Như vậy, đăng kí kinh doanh vừa có thể được nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi như là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân. 

Thực chất, đăng kí kinh doanh (đăng kí doanh nghiệp) là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lí sự ra đời của thương nhân. Đăng kí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí cũng như về mặt thông tin:

- Về mặt pháp lí, đăng kí kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tư cách thương nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại;

- Về mặt thông tin, khi đăng kí kinh doanh, những thông tin chủ yếu về thương nhân (tên thương mại, trụ sở, mục tiêu ngành nghề kinh doanh...) được ghi nhận vào sổ đăng kí kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền cũng có được những thông tin cần thiết.

Đăng kí kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay do thương nhân còn tồn tại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau, cho nên việc đăng kí kinh doanh được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật khác nhau.

Tổ chức, cá nhân được yêu cầu cơ quan đăng kí kinh doanh hướng dẫn về thủ tục, nội dung đăng kí doanh nghiệp, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy chứng nhận thay đổi đăng kí doanh nghiệp... và phải trả phí theo quy định của pháp luật.

Việc đăng kí doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lí cho công tác quản lí nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.

II- CÁC LOẠI THƯƠNG NHÂN

Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân có thể được chia ra các loại sau:

Thứ nhất, thương nhân là cá nhân.

Theo cách phân chia truyền thống, chủ thể pháp luật nói chung và chủ thể của Luật Thương mại nói riêng được chia thành: Pháp nhân và thể nhân. Pháp nhân là thuật ngữ dùng để chỉ chủ thể pháp luật là một tổ chức còn thể nhân dùng để chỉ một con người cụ thể. Trong pháp luật thực định của Việt Nam, thuật ngữ cá nhân thường được sử dụng thay cho thuật ngữ thể nhân, mặc dù hai thuật ngữ này không hoàn toàn đồng nhất với nhau (theó quan niệm chung).

Như vậy, thương nhân là cá nhân có nghĩa thương nhân đó là một con người cụ thể. Để trở thành thương nhân, con người cụ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự (xem thêm Mục 1 Chương 3 Bộ luật Dân sự năm 2015), đồng thời phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lí của thương nhân, họ có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện hoạt động thương mại, tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa, các thương nhân là cá nhân phải chiu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại.

Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường họp bị pháp luật cấm kinh doanh. 

Cá nhân được coi là thương nhân khi họ có đầy đủ các dấu hiệu pháp lí của thương nhân (xem phần đặc điểm của thương nhân). Đặc biệt, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh thương mại, phải tiến hành đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, tư cách thương nhân của họ được xác lập và họ có thể tiến hành các hoạt động thương mại.

Trong nền kinh tế Việt Nam tồn tại một số lượng khá lớn DNTN. Ở đây cũng cần lưu ý một vấn đề nhạy cảm khi xác định tư cách thương nhân trong trường hợp cá nhân tiến hành đăng kí dòanh nghiệp dưới hình thức DNTN. Với cách quy định hiện tại của Luật Thương mại, chúng ta khó có thể xác định DNTN (doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) vào loại thương nhân nào (cá nhân hay pháp nhân).

Trong trường hợp đó, cần phải có quan niệm rõ ràng để “kết dính” doanh nghiệp vào tư cách phập lí của chủ DNTN. Trong mối quan hệ này, tư cách thương nhân gắn chặt với cá nhân chủ doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu, còn bản thân “doanh nghiệp” là vấn đề thứ yếu. Vấn đề này được thể hiện đậm nét qua hàng loạt các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hầu nết các quy định của Luật Doanh nghiệp đều dành quyền cho chủ DNTN chứ không phải doanh nghiệp, trừ Điều 7, Điều 8 (các điều này quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung). Trong các quan hệ tố tụng, chủ DNTN (chứ không phải doanh nghiệp) là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp (khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Những lí lẽ đó sẽ là cơ sở để xếp DNTN vàù loại thương nhân là cá nhân. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện hành (Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản...), bản thân doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra sự khác biệt về địa vị pháp lí của thương nhân là chủ DNTN với thương nhân là cá nhân kinh doanh, ví dụ: quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh được pháp luật quy định cho DNTN, hay đăng kí kinh doanh, đăng kí doanh nghiệp cũng được cấp cho DNTN. Quy định này trong pháp luật Việt Nam đã làm phát sinh những ý kiến khác nhau khi xác định tư cách thương nhân của DNTN.

Thứ hai, thương nhân là pháp nhân

Pháp nhân là một khái niệm pháp lí được giới nghiên cứu khoa học luật sáng tạo và được các nhà lập pháp sử dụng để gắn nó với một tổ chức khi có những điều kiện nhất định nhằm tạo cho tổ chức đó được hưởng đối xử giống như một cá nhân. Bởi vậy, có thể nói pháp nhân chính là “con người” của pháp luật.

Ở Việt Nam, một tổ chức được coi là pháp nhân khi hội đủ những điều kiện được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cùng với việc quy định các điều kiện trở thành pháp nhân, Điều 75 và Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã ghi nhận các loại pháp nhân, trong đó có: (i) Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (xem Điều 75 Bộ luật Dân sự) và pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên, gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác (xem Điều 76 Bộ luật Dân sự). Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân mà một tổ chức chỉ được coi là thương nhân, là pháp nhân khi nó hội đủ các điều kiện của pháp nhân theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, đồng thời có đủ các dấu hiệu của thương nhân. Pháp nhân thương mại chính là thương nhân, còn pháp nhân phi thương mại mặc dù không phải là thương nhân nhưng cũng có thể tham gia các quan hệ thương mại trong những trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật thương mại.

Xét các dấu hiệu pháp lí của thương nhân và tiêu chuẩn pháp lí của pháp nhân, hiện nay ở nước ta, các thương nhân là pháp nhân chủ yếu bao gồm: (i) Thương nhân là các DNNN; (ii) Thương nhân là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; (iii)

Thương nhân là các CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh.

Ngoài các đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của pháp nhân. Ngoài ra, mỗi loại thương nhân còn có những đặc điểm riêng biệt, tương ứng với hình thức tổ chức của mình.

III. CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA THƯƠNG NHÂN VÀ CHỦ SỞ HỮU THƯƠNG NHÂN

Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại, thương nhân luôn đồng thời vừa là “chủ nợ”, vừa là “con nợ” của thương nhân khác. Thương nhân luôn cố gắng cân đối được các khoản “nợ, có” này để đảm bảo tình hình tài chính ổn định, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Tuy nhiên, bởi những lí do khác nhau mà không ít trường hợp thương nhân làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng tài chính bi đát, các khoản tài sản có của mình không đủ để thanh toán tài sản nợ, dẫn đến tình trạng bị phá sản. Ở đây sẽ nảy sinh vấn đề xử lí tài sản của thương nhân mất khả năng thanh toán nợ này, thương nhân phải dùng tài sản của mình thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Thực chất, khối tài sản của thương nhân cũng chính là tài sản do các chủ đầu tư (hay còn gọi là các thành viên, các chủ sở hữu) của thương nhân đóng góp, do đó trong trường hợp này pháp luật ngoài việc quy định chế độ trách nhiệm tài sản của thương nhân nói chung, còn quy định chế độ trách nhiệm tài sản của các chủ đầu tư (thành viên, chủ sở hữu) của thương nhân. Pháp luật hiện hành (Luật Doanh nghiệp) quy định:

- DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Đối với CTCP, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định hai chế độ trách nhiệm tài sản khác nhau cho các nhà đầu tư (chủ sở hữu) của thương nhân, đó là trách nhiệm vô hạn và TNHH. Hay nói cách khác, khi xử lí tài sản của thương nhân bị phá sản, các chủ sở hữu của các loại hình thương nhân khác nhau chịu trách nhiệm tài sản khác nhau: có những chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn, có những chủ sở hữu chịu TNHH.

1- Trách nhiệm vô hạn

Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân), theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của thương nhân bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả những tài sản không được huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp (thương nhân). 

Như vậy, theo chế độ trách nhiệm vô hạn thì người chịu trách nhiệm vô hạn phải dùng cả tài sản mà họ đầu tư kinh doanh lẫn tài sản khác thuộc sở hữu của họ để thanh toán các khoản nợ bên ngoài của thương nhân. Ví dụ, chủ DNTN A có tổng số tài sản là 10 tỉ đồng, đầu tư 5 tỉ đồng vốn thành lập một DNTN, còn 5 tỉ đồng để mua sắm các tài sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Sau thời gian hoạt động, doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ, tài sản còn lại của doanh nghiệp chỉ còn 4 tỉ đồng, trong lúc đó, doanh nghiệp có khoản nợ phải thanh toán cho các chủ nợ của mình là 7 tỉ đồng. Là chủ thể phải chịu trách nhiệm vô hạn theo quy định của pháp luật, chủ DNTN A ngoài việc lấy 4 tỉ đồng (tài sản còn lại của doanh nghiệp) để thanh toán cho các chủ nợ, còn phải lấy thêm 3 tỉ đồng từ khối tài sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mình để thanh toán đủ 7 tỉ đồng cho các chủ nợ của doanh nghiệp.

Lí do để pháp luật quy định buộc một số chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) phải chịu trách nhiệm vô hạn là vì tài sản của các chủ sở hữu này không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản kinh doanh và tài sản khác. Ở khía cạnh khác, quy định như vậy của pháp luật cũng nhằm hạn chế rủi ro cho các khách hàng có quan hệ với các thương nhân có chủ đầu tư phải chịu TNHH.

Pháp luật hiện hành quy định, các chủ thể sau phải chịu trách nhiệm vô hạn: Chủ DNTN; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; thành viên hộ kinh doanh; thành viên tổ hợp tác.

Chế độ trách nhiệm vô hạn có ưu thế nhất định đối với thương nhân khi tham gia các quan hệ tín dụng, bởi lẽ thương nhân có thể dùng toàn bộ tài sản (cả tài sản kinh doanh lẫn tài sản tiêu dùng) của mình để làm tài sản đảm bảo khi vay vốn, các tài sản này là một đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp (thương nhân). Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm vô hạn cũng có hạn chế, đó là không hạn chế được rủi ro cho chủ sở hữu (thương nhân). Trong trường họp thương nhân kinh doanh thua lỗ, chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) có thể mất cả phần vốn đầu tư vào kinh doanh, đồng thời phải dùng cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh để thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của thương nhân.

2- Trách nhiệm hữu hạn

Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp; bản thân doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp.   

Chế độ TNHH cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh:

Ở khía cạnh thứ nhất, chính bản thân thương nhân (doanh nghiệp) chịu TNHH, thương nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn thuộc sở hữu của mình. Ví dụ: Công ty TNHH A, có số vốn điều lệ là 10 tỉ đồng (vốn này do các thành viên B góp 3 tỉ đồng, c góp 4 tỉ đồng, D góp 3 tỉ đồng), do kinh doanh thua lỗ công ty nợ các chủ nợ là 15 tỉ đồng. Xử lí khoản nợ 15 tỉ đồng này, với chế độ TNHH, công ty phải dùng toàn bộ tài sản có của mình (bao gồm cả số vốn điều lệ) để thanh toán khoản nợ 15 tỉ đồng trên, hết số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, khoản nợ 15 tỉ đồng các chủ nợ coi như được thanh toán xong.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các thương nhân được hưởng quy chế TNHH gồm: (i) Công ty TNHH; (ii) CTCP; (iii) hợp tác xã và (iv) DNNN.

Ờ khía cạnh thứ hai, chủ sở hữu (hay thành viên) của doanh nghiệp (thương nhân) chịu TNHH, cố nghĩa họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn mà các thành viên đầu tư vào công ty. Cũng theo ví dụ trên, cho dù công ty TNHH A có khoản nợ phải xử lí là 15 tỉ đồng, nhưng vì các thành viên của công ty này (B, c, D) được hưởng quy chế TNHH cho nên họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty TNHH A, cụ thể: B chịu trách nhiệm trong phạm vi 3 tỉ đồng; c chịu trách nhiệm trong phạm vi 4 tỉ đồng và D chịu trách nhiệm trong phạm vi 3 tỉ đồng.

Pháp luật hiện hành quy định, các chủ sở hữu (thành viên) của doanh nghiệp (thương nhân) phải chịu TNHH gồm: (i) thành viên công ty TNHH; (ii) cổ đông CTCP; (iii) thành viên góp vốn vào công ty họp danh; (iv) thành viên họp tác xã và (v) đại diện chủ sở hữu DNNN.

Chế độ TNHH có ưu thế nhất định đối với thương nhân, đó là hạn chế được rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân). Trong trường họp thương nhân kinh doanh thua lỗ, chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) chỉ mất phần vốn đầu tư vào kinh doanh, còn tài sản không đầu tư vào kinh doanh thì không phải đưa ra để thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của thương nhân. Điều đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, chế độ TNHH cũng có hạn chế, khi tham gia các quan hệ tín dụng, thương nhân chỉ có thể dùng tài sản kinh doanh (trong phạm vi vốn điều lệ của thương nhân) để làm tài sản đảm bảo khi vay vốn, do đó khả năng vay vốn sẽ bị hạn chế hơn so với khả năng vay vốn của các thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn.

IV- QUYỀN CƠ BẢN CỦA THƯƠNG NHÂN

1- Quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận họp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân. Cùng với việc ghi nhận về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong chương 2 Hiến pháp năm 2013 (từ Điều 14 đến Điều 49), Điều 33 Hiến pháp ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do kỉnh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Cụ thể hoá Hiến pháp, khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định: doanh nghiệp có quyền “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định: “Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”. Như vậy, ở đây quyền tự do kinh doanh của thương nhân được tiếp cận dưới góc độ quyền chủ thể. 

Dưới góc độ quyền chủ thể, quyền tự do kinh doanh của thương nhân được hiểu là thương nhân được thực hiện các hoạt động thương mại mà pháp luật không cấm.

Thương nhân có quyền tự do kinh doanh, nhưng không có nghĩa là tự do kinh doanh vô chính phủ, vô tổ chức mà phải kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của thương nhân khác. Tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật có nghĩa là ngoài việc chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm, khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, thương nhân phải tuân thủ những điều kiện pháp luật quy định hoặc phải có một số nghĩa vụ tương ứng.

Nội dung của quyền tự do kinh doanh của thương nhân gồm:

- Tự do thành lập doanh nghiệp;

- Tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh;

- Tự do lựa chọn khách hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng;

- Tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;

- Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp;

- Các quyền tự do khác mà pháp luật không cấm.

2- Quyền bình đẳng trong hoạt động thưong mại của thưong nhân

Tương tự quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng của công dân nói chung và của thương nhân nói riêng được pháp luật hiện hành ghi nhận trong Hiến pháp cũng như các văn bản luật. Cụ thể: (i) Điều 16 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội; (ii) Điều 10 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân thuộc mọi thành phần kỉnh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”; (iii) Luật Doanh nghiệp năm 2014 tiếp cận quyền bình đẳng của doanh nghiệp (thương nhân) như là một sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp (thương nhân): “Nhà nước... bảo đảm bình đắng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kỉnh tế’'.

Theo tinh thần của các quy định pháp luật về quyền bình đẳng của thương nhân, để đảm bảo cho thương nhân thực hiện quyền tự do kinh doanh, Nhà nước thừa nhận sự bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) đồng thời bảo đảm quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp).

Trong quá trình hoạt động của mình, thương nhân sẽ tham gia vào các quan hệ trao đổi, mua bán trên thị trường. Các quan hệ này nảy sinh không chỉ giữa các thương nhân (doanh nghiệp) trong một thành phần kinh tế mà cả giữa các thương nhân (doanh nghiệp) thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các quan hệ đó có tính chất vừa hợp tác với nhau, vừa cạnh tranh lẫn nhau. Sự hợp tác và cạnh tranh đó chỉ có thể phát triển một cách lành mạnh trong điều kiện các thương nhân (doanh nghiệp) đều bình đẳng với nhau trước pháp luật.

Quyền bình đẳng trước pháp luật được hiểu là các thương nhân (doanh nghiệp) thuộc tất cả các thành phần kinh tế, trong cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Quyền bình đẳng giữa các thương nhân còn có thể được xem xét trong một mối quan hệ hợp đồng song vụ cụ thể. Xét trong một mối quan hệ hợp đồng song vụ cụ thể, quyền bình đẳng của các thương nhân tham gia quan hệ đó được hiểu là quyền của thương nhân này sẽ được đảm bảo bằng nghĩa vụ tương ứng của phía bên kia và ngược lại.

Nội dung quyền bình đắng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) là phạm vi hoạt động của thương nhân càn được đối xử bình đẳng. Nội dung này được thể chế hoá trong các quy định pháp luật và khi nội dung của quyền này được quy định bằng pháp luật sẽ tạo cơ sở cho các chủ thể xã hội ứng xử thống nhất. Là một quyền chủ thể của thương nhân (doanh nghiệp) quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) đòi hỏi bình đẳng trong suốt thời gian tồn tại của nó, từ khi thành lập, đi vào hoạt động thương mại (kinh doanh) và khi giải thể, phá sản doanh nghiệp/thương nhân.

a) Quyền bình đẳng cửa thương nhân (doanh nghiệp) trong đăng kí thành lập doanh nghiệp

Sự bình đẳng trước pháp luật giữa thương nhân (doanh nghiệp) với nhau trước hết thể hiện ngay trong việc đăng kí doanh nghiệp. Các thương nhân (doanh nghiệp) muốn thành lập đều phải theo những điều kiện chung, những thủ tục pháp luật quy định về việc thành lập và đăng kí doanh nghiệp.

Đăng kí doanh nghiệp là quan hệ hành chính giữa cơ quan quản lí nhà nước (cơ quan đăng kí kinh doanh) với thương nhân (doanh nghiệp). Do đó, để có sự bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) đòi hỏi các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh, thủ tục đăng kí doanh nghiệp phải có căn cứ khoa học xác đáng và đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất thực thi. Cán bộ, công chức đại diện cho cơ quan nhà nước thực thi đăng kí doanh nghiệp có những nghĩa vụ và quyền hạn nhất định, phải sử dụng quyền và thực hiện trách nhiệm của mình một cách công bằng, bình đẳng theo tiêu chuẩn đạo đức công vụ.

b) Quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) trong hoạt động kỉnh doanh

Quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) trong hoạt động kinh doanh là bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, trong kí kết hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại, trong cạnh tranh và giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp, trong thực hiện các nghĩa vụ thuế, đền bù thiệt hại và thực hiện trách nhiệm xã hội.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đương nhiên phấi quan hệ với nhau. Song các mối quan hệ đó đều xuất phát từ sự tự nguyện của các bên. Họp đồng kí kết giữa các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Trong quan hệ hợp đồng, không bên nào có quyền yêu càu bên kia phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ không phù hợp với ý chí và lợi ích của họ. Nếu xảy ra tranh chấp, các bên đều có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trong quá trình tố tụng.

Các doanh nghiệp có quyền bình đẳng trước pháp luật còn có nghĩa là các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế. Hiện nay, Nhà nước ta đang sử dụng thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế, khuyến khích phát triển một số ngành nghề nhất định, đồng thời hạn chế sự phát triển một số ngành nghề khác cho nên tùy từng lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của chúng mà mức đóng góp có khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức đóng góp khác nhau này không có nghĩa là các doanh nghiệp quốc doanh đóng góp khác, các doanh nghiệp dân doanh đóng góp khác mà có nghĩa là các doanh nghiệp trong ngành, nghề này sẽ đóng góp khác với các doanh nghiệp trong các ngành, nghề khác dù là doanh nghiệp quốc doanh hay dân doanh. Chính sự đóng góp khác nhau đó cũng là một điều kiện tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

c) Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong việc giải thể, phá sản

Bình đẳng trong giải thể, phá sản doanh nghiệp là mọi doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu hay hình thức tổ chức đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản khi đủ điều kiện, hay đăng kí giải thể doanh nghiệp một cách tự nguyện hoặc đều bị buộc phải thực hiện giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Để mọi doanh nghiệp có quyền bình đẳng trong giải thể, phá sản, pháp luật cần quy định thống nhất về điều kiện giải thể, phá sản, thủ tục giải quyết yêu cầu giải thể, phá sản, thủ tục phân chia tài sản và các vấn đề liên quan khác. Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong giải thể, phá sản chỉ có thể được bảo đảm khi không tồn tại bất kì quy định ngoại lệ nào và các cơ quan thực thi thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để pháp luật về giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Bên cạnh việc ghi nhận những quyền cơ bản của thương nhân (doanh nghiệp), pháp luật hiện hành còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của thương nhân (doanh nghiệp).

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thương mại 1 - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về thương nhân

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.36495 sec| 1141.875 kb