Khái quát về Đại biểu Quốc Hội

14/03/2023
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những người được bầu ra đế thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các đại biểu Quốc hội nước ta theo tinh thần của Lênin là những người: “Tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình kỉểm tra ỉấy những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”.

Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những người được bầu ra đế thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các đại biểu Quốc hội nước ta theo tinh thần của Lênin là những người: “Tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình kỉểm tra ỉấy những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”.

Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lí đặc biệt. Đó là người đại diện của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân. Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vì vậy, trong khi làm nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích chung của cả nước đồng thời cũng phải quan tâm thích đáng đến lợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nhũng quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương.

Địa vị pháp lí đặc biệt của đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bồ sung năm 2020), Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội, bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của đại biểu Quốc hội.

I- Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội

Được cử tri tín nhiệm bầu ra, đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri. Để cử tri có thể thực hiện được sự giám sát đó, đại biểu Quốc hội phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội và cơ quan  nhà nước hữu quan đồng thời phải báo cáo với cử tri không những về hoạt động của mình mà cả về hoạt động của Quốc hội. Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, luật, các nghị quyết của Quốc hội và pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lí nhà nước.

Tiếp công dân là nhiệm vụ thường xuyên của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp dân theo định kì, theo lịch tại trụ sở tiếp dân và tiếp dân tại nhà ở, tại nơi công tác. Đại biểu Quốc hội tiếp dân để nghe nhân dân góp ý xây dựng nhà nước đồng thời giúp dân giải quyết những thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường họp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.

Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội theo chương trình và lịch của đoàn.

Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ tham gia hoạt động, hoàn thành các phần việc được giao, tham gia sinh hoạt đều đặn theo chương trình và kế hoạch của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban đó của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.

II- Quyền hạn của đại biểu Quốc hội

Quyền hạn quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại các kì họp Quốc hội. Đại biếu Quốc hội có quyền tham gia thảo luận, tranh luận hoặc tham gia về các vấn đề ghi trong chương trình kì họp hoặc những vấn đề được đưa ra để thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, tại các cuộc họp tổ, đoàn hoặc các tổ chức khác của Quốc hội mà các đại biểu Quốc hội là thành viên. Khi phát biểu, đại biểu Quốc hội có thể được uỷ nhiệm thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội, thay mặt toàn thể tổ chức của mình hoặc nhân danh cá nhân với tư cách là đại biểu của nhân dân. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội được ghi vào biên bản, tổng hợp và sử dụng. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu của mình. Đại biểu Quốc hội không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những lời phát biểu của mình trước Quốc hội.

 

Đại biểu Quốc hội có quyền sáng kiến lập pháp, tức là quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Người bị chất vấn phải trả lời và trả lời nghiêm túc về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định.

Đại biểu Quốc hội có quyền gặp gỡ và yêu cầu các cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Mặt trận, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang cung cấp tình hình và tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của đại biểu. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có quyền sáng kiến lập pháp, tức là quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các cơ quan nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội đều bình đẳng trong bầu cử.

Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết về các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo V.V.. Các đại biểu Quốc hội được quyền tự do thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề được đưa ra Quốc hội quyết định bằng cách biểu quyết thông qua các vấn đề đó. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc bỏ quyền biểu quyết.

Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự các kì họp HĐND các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. Chủ tịch HĐND các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội ngày họp HĐND cấp mình, mời đại biểu Quốc hội tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết. Đại biểu Quốc hội tham dự các kì họp của HĐND nhằm mục đích nắm tình hình và tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân địa phương; tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lí nhà nước và các vấn đề có quan hệ đến đời sống của nhân dân địa phương; tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của HĐND...

III- Những bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Quốc hội

Để bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội quy định đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm. Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của UBTVQH thì không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKSNDTC. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc UBTVQH xem xét và quyết định.

Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được ƯBTVQH đồng ý. Đại biểu Quốc hội được cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin cần thiết để hoạt động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội được cung cấp công báo, các văn kiện chính thức của kì họp Quốc hội, các tài liệu khác mà Chủ tịch Quốc hội xét có thể giúp đại biểu trong hoạt động của mình. Đối với các kì họp thường lệ của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải được thông báo trước ít nhất là ba mươi ngày. Trong trường hợp Quốc hội họp bất thường thì đại biểu Quốc hội phải được thông báo trước ít nhất là bảy ngày. Các báo cáo và tài liệu cần thiết có liên quan đến kì họp phải được gửi đến đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội họp. Ở địa phương, đại biểu Quốc hội được cung cấp báo và các văn bản có tính chất pháp luật của địa phương; được thông báo tình hình, tài liệu cần thiết khác, được mời dự hội nghị HĐND nơi đại biểu được bầu ra.

Đại biểu Quốc hội được tạo điều kiện thuận lợi để làm nhiệm vụ đại biểu; được bố trí thời gian và địa điểm gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri; được sắp xếp thời gian và phương tiện; được đài thọ lương và phụ cấp trong thời gian tạm thời không làm công tác thường xuyên của mình để làm nhiệm vụ đại biểu; được quyền ưu tiên mua vé tàu, xe, máy bay V.V.; được hưởng chế độ cung cấp thuốc men, nằm bệnh viện theo tiêu chuẩn cán bộ trung cấp.

Đại biểu Quốc hội được cấp một khoản hoạt động phí hàng tháng do UBTVQH quy định.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phải được dành toàn bộ thời gian làm việc cho hoạt động của Quốc hội, được bố trí nơi làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu của mình, được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác do UBTVQH quy định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế nơi đại biểu Quốc hội làm việc trước khi đại biếu hoạt động chuyên trách, có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho đại biểu Quốc hội sau khi hết nhiệm kì. Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục. Phải có một số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để bố trí công việc ở các hội đồng, Uỷ ban của Quốc hội. Ở mỗi đoàn đại biểu Quốc hội có thể có từ một đến hai đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội hoạt động theo chế độ không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để làm nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Quốc hội làm việc phải tạo điều kiện để đại biểu làm nhiệm vụ.

IV- Đoàn đại biểu Quốc hội

Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; phối hợp với thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;
  • Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kì họp Quốc hội theo yêu cầu của UBTVQH;
  • Tổ chức hoạt động giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối họp với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biếu Quốc hội, đoàn đại biếu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
  • Báo cáo với UBTVQH về tình hình hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
  • Quản lí, chỉ đạo hoạt động của văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

 

Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn do Đoàn đại biểu Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội của đoàn và được ƯBTVQH phê chuẩn. Ngoài ra, ƯBTVQH cũng quyết định và phê chuẩn số lượng và danh sách đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tồ chức và điều hành các hoạt động của Đoàn.

Phó trưởng đoàn giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó trưởng đoàn được Trưởng đoàn uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.

V- Việc bãi nhiệm, mất quyền đại biểu Quốc hội, việc đại biểu Quốc hội chuyển công tác, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy theo mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.

Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm đó phải được UBTVQH trình ra kì họp để Quốc hội thảo luận và quyết định. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có thể phát biểu ý kiến, sau đó Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong trường họp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do UBTVQH quy định. Trong trường họp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can thì UBTVQH quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó. Đại biểu Quốc hội bị tòa án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trong nhiệm kì, nếu đại biểu Quốc hội chuyển công tác đến tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương thì được chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình nhận công tác.

Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lí do sức khoẻ hoặc vì lí do khác mà không thể đảm đương được nhiệm vụ đại biểu. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội thảo luận và quyết định tại kì họp. Trong thời gian giữa hai kì họp Quốc hội do UBTVQH xem xét, quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kì họp gần nhất. Đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Quốc hội hoặc UBTVQH thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó Giam Đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giao trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Đại Học Luật Hà Nội (2021) và một số nguồn khác) ​

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về Đại biểu Quốc Hội

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.28385 sec| 1003.281 kb