Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa (phần 3)

22/06/2021
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

 

kỹ năng viết pháp lý Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Thay đổi khung hình phạt nhẹ hơn:

Để chứng minh theo hướng này, đối với các vụ án về xâm phạm sở hữu, Luật sư sẽ phải tìm ra căn cứ về tình tiết định khung như: phạm tội không có tổ chức, phạm vi không có tính chất chuyên nghiệp, không dùng thủ đoạn xảo quyệt.  Ngoài ra, Luật sư cũng lưu ý khai thác và đánh giá lại mức thiệt hại đối với tài sản do hành vi của bị can, bị cáo gây ra.

Ví dụ: Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại Công ty K thuộc Khu công nghiệp tỉnh HY; Luật sư khi chuẩn bị bài bào chữa, đã tập trung vào việc đánh giá lại mức độ thiệt hại của Công ty K do hành vi phạm tội của Văn và đồng bọn gây ra. Luật sư đã thu thập các tài liệu thể hiện cách định giá tài sản là tang vật của Cơ quan điều tra trong vụ này là chưa chính xác để đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, định giá lại tài sản. Kết quả định giá lại tài sản thiệt hại của Công ty A là 25 triệu đồng chứ không phải như kết quả định giá lần đầu là 211 triệu đồng. Các bị can trong vụ án này đã được thay đổi khung hình phạt khoản 3 Điều 168 sang khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.

2- Tình tiết giảm nhẹ:

Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, Luật sư thường phải khai thác về các tình tiết giảm nhẹ, như: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; nguời phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; hoặc tình tiết được nguời bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo...

Ví dụ:

Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại quận C, thành phố HN (xem ví dụ 11). Khi Luật sư tham gia vụ án để bào chữa cho Quản Trung M và Quản Trung N, đã tập trung vào việc tìm căn cứ để bào chữa theo hướng vận dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo bằng cách đề nghị bổ sung các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, là tình tiết về nguyên nhân dẫn đến các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể trong trường hợp này nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội bắt nguồn do lỗi của người bị hại, do Tr đã không thanh toán sòng phẳng tiền công xây dựng cho M. Ngoài ra, khi tiếp cận người bị hại, Luật sư đã phân tích cho Tr về tình cảm, cả Tr và M cùng làm xây dựng, lại cùng quê nên Tr đã đồng ý viết đơn xin giảm nhẹ cho các bị cáo. Tại phiên tòa cấp phúc thẩm, các bị cáo đều được giảm nhẹ hình phạt.

Ngoài ra đối với loại án về xâm phạm sở hữu, Luật sư nên lưu ý các bị cáo đôi khi còn rất trẻ, nên Luật sư cũng cần chuẩn bị những tinh tiết về nhân thân các bị cáo, nếu bị cáo dưới 18 tuổi thì phải xem xét quy định của pháp luật về người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội. Về tình tiết thành khẩn khai báo, Luật sư cũng lưu ý tại Cơ quan điều tra không khai, nhưng khi ra Tòa khai nhận vẫn được tính là tình giảm nhẹ. Thực tế có trường hợp bị cáo kêu oan trong suốt quá Tình điều tra, truy tố, nhưng đến trước phiên tòa sơ thẩm, bị cáo nhận thức được sai phạm của mình, thống nhất với Luật sư về việc thay đổi nội dung khai báo từ kêu oan sang thành khẩn khai báo. Trong trường hợp này, Luật sư cần đánh giá và có thể coi là một sự chuyển biến căn bản về nhận thức, là tình tiết mới có thể tác động lớn đến phiên tòa, Luật sư cần tập trung phân tích về căn nguyên sự chuyển biến nhận thức từ chỗ kêu oan sang nhận tội để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho bị cáo…

3- Bào chữa theo hướng đề xuất tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ

Ví dụ:

Trong vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra quận H. Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Sơn đã chuẩn bị bào chữa theo hướng đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì đã vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, cụ thể: Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã chưa làm rõ tổng số tiền mà Sơn chiếm đoạt của Lan, chưa tiến hành đối chất giữa Lan và Trung để làm rõ số tiền 50 triệu đồng Lan chuyển cho Trung là tiền gì. Theo lời khai của Trung thì số tiền 500 triệu đồng Lan chuyển cho Trung là tiền Lan cho Trung vay với lãi suất 6 tháng là 20 % , nếu sau này Trung không trả được thì Sơn sẽ trả cho Lan. Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng chưa làm rõ số tiền Lan chuyển cho Sơn là để hùn vốn làm ăn hay là tiền vay cá nhân.

Xem thêm: 

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(I) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa (phần 3)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97913 sec| 942.883 kb