Kỹ năng của luật sư bào chữa khi tham gia hoạt động điều tra

21/03/2021
Thực tế, luật sư có thể tham gia tố tụng bào chữa cho người bị buộc tội thuộc các trường hợp như: Một luật sư tham gia bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ hoặc nhiều bị can; một luật sư tham gia bào chữa cho một người bị tạm giữ hoặc một bị can; nhiều luật sư cùng tham gia bào chữa cho một người bị tạm giữ hoặc một bị can; luật sư tham gia bào chữa cho bị can đang tại ngoại; luật sư tham gia bào chữa cho bị can đang bị tạm giam. Kỹ năng của luật sư bào chữa khi tham gia hoạt động điều tra mang ý nghĩa rất quan trọng cho người bị tạm giữ hoặc bị can.

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Kỹ năng của luật sư bào chữa khi tham gia hoạt động điều tra

Thực tế, luật sư có thể tham gia tố tụng bào chữa cho người bị buộc tội thuộc các trường hợp như: Một luật sư tham gia bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ hoặc nhiều bị can; một luật sư tham gia bào chữa cho một người bị tạm giữ hoặc một bị can; nhiều luật sư cùng tham gia bào chữa cho một người bị tạm giữ hoặc một bị can; luật sư tham gia bào chữa cho bị can đang tại ngoại; luật sư tham gia bào chữa cho bị can đang bị tạm giam.

Để tham gia tố tụng, trong tất cả các trường hợp nêu trên, việc đầu tiên luật sư cần phải làm là thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa để tham gia các hoạt động tố tụng trong vụ án với tư cách là người bào chữa. Ở bất kỳ trường hợp nào, luật sư cần nhanh chóng hoàn tất đầy đủ, đúng quy định các giấy tờ bắt buộc theo quy định tại Luật Luật sư, Điều 78 BLTTHS năm 2015. Luật sư cần chuẩn bị và phối hợp sử dụng các kỹ năng của luật sư với bộ phận hành chính của TCHNLS để gửi trực tiếp hay theo đưong buu điện (chuyển phát nhanh hay bình thường) các giấy tờ cần thiết đến CQĐT để đăng ký bào chữa. Nếu gửi trực tiếp, luật sư (bộ phận hành chính của TCHNLS) cần chuẩn bị trước giấy giao nhận thủ tục đăng ký người bào chữa, nội dung ghi ro loại giấy tờ gửi đến CQĐT và phần ký giao, nhận. Nếu gửi qua Bưu điện, nội dung loại giáy tờ gửi đến CQĐT cũng cần liệt kê rõ và lưu giữ tại TCHNLS và Hồ sơ vụ án của luật sư thực hiện. Sở di luật sự và bộ phận hành chính TCHNLS phải làm đầy đủ và cụ thể thủ tục nêu trên để luậi sự theo dõi, đối chiếu thời hạn chấp nhận dăng ký người tham gia tỗ tụng theo quy định tại khoản 4 Điều 78 BLTTHS năm 2015. Đồng thời những căn cứ này là cơ sở để luật sư, đương sự thực hiện quyền khiếu nại neu quả thời hạn luật định mà CQĐT vẫn chưa có văn bản thống báo người bào chữa hoặc văn bản từ chối việc đăng ký bào chữa.

2- Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa

Theo quy định tại BLTTHS năm 2003 trước đây, luật sự phải làm thủ tục để CQĐT xem xét cấp giấy chứng nhận người bảo chữa. Sau khi được cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì luật sư mới được tham gia vào các hoạt động tô tụng của vụ án. Theo quy định này thì thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa bị kéo dài hơn thủ tục đăng ký người bào chữa theo BLTTHS năm 2015. Để được cấp "giấy chứng nhận người bảo chữa" theo luật thì thường bị khó khăn, phiên hà hơn từ phía cơ quan tiến hành tố tụng với nhiều lý do khác nhau bởi phải chờ “xem xét".

Từ những bất cập nêu trên, BLTTHS năm 2015 đã thay thế thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục “đăng ký bào chữa", theo đó: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu các giấy to liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hổ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điểu kiện thì từ chối việc đăng ký bảo chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản, Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tố tụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, văn bản này sẽ hết hiệu lực trước khi kết thúc vụ án. Đó là khi người bị buộc tội từ chối hoặc để nghị thay đổi người bảo chữa; ngưoi đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điểu 76 của BLTTHS từ chối hoặc để nghị thay đổi người bào chữa (Điều 78 BLTTHS năm 2015).

Quy định của BLTTHS năm 2015 đã đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh thời gian người bào chữa “nhập cuộc" tham gia tổ tụng trong vụ án. Quy định này góp phần thực hiện quyển và nghĩa vụ của luật sư đoi với thân chủ theo thời điểm hiệu lực của hợp đồng dịch vụ pháp lý các bên đã ký kết. Quy định còn đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, phù hợp với khoản 2 Điều 9 Luật Luật sự về nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư bào chữa khi tham gia hoạt động điều tra

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17671 sec| 943.359 kb