Kỹ năng của luật sư: đàm phán, thương lượng, soạn thảo thỏa thuận trọng tài

"Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh".

Ralph Waldo Emerson, 1803 - 1882, triết gia, người Mỹ 

Kỹ năng của luật sư: đàm phán, thương lượng, soạn thảo thỏa thuận trọng tài

Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực trọng tài thương mại cần được thể hiện ngay từ giai đoạn thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng trong đó có điều khoản thỏa thuận trọng tài. Luật sư cần hiểu rõ những nội dung cơ bản của một thỏa thuận trọng tài để xác định những ưu tiên quan trọng khi tiến hành đàm phán, thương lượng.

Luật sư tranh tụng cần chú ý đến các vấn đề khác như: lựa chọn hình thức và tổ chức trọng tài, lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tàii, lựa chọn trọn tài viên, lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp, lựa chọn ngôn ngữ trọng tài, lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, điều khoản trọng tài mẫu.

Liên hệ

I- LỰA CHỌN HÌNH THỨC, TỔ CHỨC TRỌNG TÀI

1- Lựa chọn hình thức trọng tài

Các bên cần xác định rõ lựa chọn trọng tài vụ việc (ad hoc) hay trọng tài quy chế để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên ký kết hợp đồng. Nếu xác định hình thức trọng tài vụ việc thì Quy tắc trọng tài UNCITRAL thường được áp dụng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về quy tắc tố tụng trọng tài sẽ được áp dụng thì sẽ theo thỏa thuận của các bên hoặc quyết định của Hội đồng trọng tài.

Trong mọi trường hợp thì thỏa thuận của các bên hay quyết định của Hội đồng trọng tài cũng không được trái với các quy định bắt buộc của luật trọng tài nơi tiến hành tố tụng trọng tài. Việc lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc không ngăn cản các bên tìm đến sự hỗ trợ về mặt hành chính hay cơ sở vật chất của một tổ chức trọng tài. Rất nhiều tổ chức trọng tài cung cấp dịch vụ hành chính, quản lý vụ kiện và cơ sở vật chất như phòng xử, cơ sở dữ liệu luật... cho trọng tài vụ việc như Tòa trọng tài thường trực PCA (Permanent Court of Arbitration) có trụ sở chính tại La Hay (Hà Lan), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC) và Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC).

Tùy theo nhu cầu của các bên tranh chấp trong từng vụ việc cụ thể mà các tổ chức trọng tài có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như chỉ định hoặc thay thế trọng tài viên, điều hành tố tụng trọng tài theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL, giải quyết các vấn đề về hành chính tố tụng như thu phí trọng tài để trả thù lao cho trọng tài viên, thu tiền bảo đảm để bảo đảm cho chi phí tố tụng trọng tài, cung cấp phòng xử, v.v.

Nếu các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài quy chế thì nên xác định chính xác tên của tổ chức trọng tài để tránh tranh chấp về sau. Trước đây ở Việt Nam, cũng có khá nhiều vụ việc mà các bên tranh chấp đã không quy định chính xác tên của tổ chức trọng tài trong thỏa thuận trọng tài, dẫn đến những tranh chấp phức tạp sau này. Để xử lý những tình huống này, Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã có quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 43 cho phép các bên có thể thỏa thuận lại. Nếu không thoả thuận lại được thì việc lựa chọn hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài dược thực hiện theo yêu cầu cùa nguyên đơn (là bên nộp đơn khởi kiện ra trọng tài trước).

Xem thêm: Những vấn đề chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 

2- Lựa chọn tổ chức trọng tài

Vì có nhiều tổ chức trọng tài trong nước và quốc tế khác nhau nên các luật sư cũng có nhiều lựa chọn để tư vấn cho khách hàng trong các giao dịch cụ thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Khi xem xét các tổ chức trọng tài, luật sư cần phân biệt được sự khác nhau giữa các tổ chức trọng tài về những mặt chủ yếu sau đây:

Uy tín quốc tế và chất lượng của tổ chức trọng tài: Tổ chức trọng tài đó thành lập lâu đời hay mới được thành lập, tổ chức trọng tài đó có tham gia một hiệp hội trọng tài quốc tế nào không, phán quyết của tổ chức trọng tài đó có được công nhận và thi hành rộng rãi ở các thẩm quyền tài phán khác nhau như thế nào...

Thông thường, các tổ chức trọng tài có uy tín thường có những yêu cầu cao đối với trọng tài viên, có đội ngũ thư ký rất chuyên nghiệp để hỗ trợ cho Hội đồng trọng tài, xem xét rất kỹ phán quyết để bảo đảm chất lượng. Đây là điểm rất quan trọng để bảo đảm thủ tục tố tụng hoặc phán quyết ít có sai sót. Nên tránh việc lựa chọn những tổ chức trọng tài mới được thành lập một thời gian ngắn và không có gì bảo đảm rằng tổ chức trọng tài đó sẽ tồn tại một cách ổn định và hoạt động lâu dài đến thời điểm tranh chấp phát sinh có thể dẫn đến hệ quả thỏa thuận trọng tài lựa chọn tổ chức trọng tài đó không thể thực hiện được do tổ chức đó đã chấm dứt hoạt động trên thực tế.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành, giúp việc: Mỗi tổ chức trọng tài đều có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành và giúp việc riêng tùy theo điều lệ của tổ chức trọng tài đó. Trong đó, luật sư cần lưu ý đến sự tham gia rộng rãi của các luật sư, chuyên gia và học giả về trọng tài quốc tế trong việc điều hành tổ chức trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý một cách có hiệu quả và chuyên nghiệp tố tụng trọng tài. Ban thư ký của tổ chức trọng tài cũng có ý nghĩa quan trọng đến tính chuyên nghiệp của tố tụng trọng tài.  

Quy tắc hành chinh: Ngoài quy tắc trọng tài khác nhau, mỗi tổ chức trọng tài có thể có những quy tắc hành chính điều chỉnh các vấn đề về quản trị, tài chính, v.v.. khác nhau. Những quy tắc này thể hiện tính độc lập của các Hội đồng trọng tài với bộ máy quản trị, điều hành và giúp việc của tổ chức trọng tài đó.

Các dịch vụ cung cấp: Trên thực tế, các tổ chức trọng tài không chỉ cung cấp một dịch vụ duy nhất là dịch vụ giải quyết tranh chấp bởi trọng tài mà còn có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Một ví dụ điển hình là ICC cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp cả bằng trọng tài (arbitration), hòa giải (mediation), dịch vụ giải quyết tranh chấp giừa các tổ chức tín dụng (DOCDEX), chuyên gia (experts), ban giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng (Dispute Board), tranh chấp tên miền quốc tế (ICANN), cơ sở vật chất phục vụ phòng xử (hearing centre).

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng đồng thời cung cấp cả dịch vụ trọng tài và hòa giải cho các bên tranh chấp. Luật sư có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn một hoặc nhiều dịch vụ giải quyết tranh chấp tại tổ chức trọng tài mà phổ biến nhất là lựa chọn đồng thời dịch vụ hòa giải và trọng tài trong một giao dịch thường được gọi là các điều khoản giải quyết tranh chấp hỗn hợp, tức là bằng nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau có thể ở cùng một tổ chức trọng tài.

Danh sách trọng tài viên: tiên chuẩn, quy trình tuyến chọn và đào tạo trọng tài viên: Có thể nói rằng chất lượng của trọng tài tùy thuộc nhiều vào chất lượng của đội ngũ trọng tài viên. Do đó, luật sư cần xem xét kỹ lưỡng danh sách trọng tài viên của một tổ chức trọng tài cụ thể (thường gọi là List hay Panel) xem tiêu chuẩn để được kết nạp vào tổ chức trọng tài đó như thế nào, quy trình tuyển chọn và đào tạo đội ngũ trọng tài viên của tổ chức trọng tài đó ra sao và cách thức chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài theo quy tắc trọng tài của tổ chức đó.

Đa phần các thẩm quyền tài phán đều không quy định tiêu chuẩn luật định của trọng tài viên mà trao quyền cho các tổ chức trọng tài quyết định tiêu chuẩn trọng tài của riêng mình. Phần lớn các tổ chức trọng tài đều công khai tiêu chuẩn kết nạp trọng tài viên của mình để các bên tranh chấp cân nhắc. Riêng ICC không duy trì một danh sách trọng tài viên của riêng mình mà phụ thuộc vào đề cử của các ủy ban ICC quốc gia. Trên thực tế thì Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không có yêu cầu bắt buộc các bên tranh chấp phải lựa chọn trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Chi phi hành chính, lệ phí trọng tài, thù lao trọng tài viên và các chi phí khác: Chi phí trọng tài là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong trọng tài quốc tế. Các tổ chức trọng tài với tư cách là những tổ chức cung cấp dịch vụ phi lợi nhuận (non-profit/not for profit service providers) đồng thời cũng phải cạnh tranh với nhau trên thị trường trọng tài thông qua chính sách phí (fee policy) của riêng mình. Do đó, mỗi tổ chức trọng tài lại ban hành biểu phí khác nhau với những loại phí phải trả và mức phí hoàn toàn khác nhau. Đây là một vấn đề cần luật sư lưu ý một cách thích đáng khi tư vấn cho khách hàng lựa chọn tổ chức trọng tài vì nỏ liên quan đến ngân sách pháp lý cúa doanh nghiệp có thể phải sử dụng một khi tranh chấp phát sinh.

Chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia: Thông thường, các tổ chức trọng tài được thành lập như là một tổ chức phi chính phủ, độc lập và phi lợi nhuận, do đó đều phải tuân thủ luật quốc gia nơi tổ chức trọng tài được thành lập. Tuy nhiên, môi trường pháp lý và hệ thống tư pháp tại mỗi quốc gia đều khác nhau nên vai trò hỗ trợ và giám sát trọng tài cũng rất khác nhau. Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ có một hệ thống tư pháp phát triển thì rất thuận lợi cho sự phát triển của trọng tài quốc tế nói chung cũng như các tổ chức trọng tài, cụ thể như SIAC hay HKIAC...

(i) Trọng tài quốc tế:

Nhóm trọng tài khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Asia Pacific Regional Arbitration Group ('APRAG'): gồm có 30 thành viên. Đây không phải là một tổ chức trọng tài mà là một hiệp hội của 30 tổ chức trọng tài ở các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC): SIAC được coi là một trong những tổ chức trọng tài hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cũng là tổ chức trọng tài được nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao dịch xuyên biên giới. Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường Việt Nam, SIAC đã dịch quy tắc trọng tài của mình sang tiếng Việt để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng dịch vụ trọng tài ở Việt Nam. Việc lựa chọn SIAC dễ được các đối tác kinh doanh quốc tế chấp nhận do uy tín về tính trung lập và chuyên nghiệp của tổ chức này.

Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKỈAC): Tương tự SIAC, HKIAC cũng là một trong những tổ chức trọng tài hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. HKIAC rất có thế mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến các doanh nghiệp của Trung Quốc lục địa (mainland China) và các doanh nghiệp ở khu vực Bắc Mỹ.

Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC): CIETAC có thể được coi là tổ chức trọng tài quốc gia của Trung Quốc (tương tự Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam của Việt Nam) mặc dù hiện nay đã có rất nhiều tổ chức trọng tài khác nhau ra đời từ sự "ly khai” của các chi nhánh CIETAC trước đây ở các địa phương như Thượng Hải hay Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi giao dịch với các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, điều khoản trọng tài mẫu thường được yêu cầu áp dụng để lựa chọn CIETAC giải quyết các tranh chấp phát sinh, do đó luật sư Việt Nam khi tư vấn cho khách hàng có quan hệ kinh doanh với thị trường Trung Quốc cần nghiên cứu kỹ về tổ chức này.

Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản (JCAA): JCAA ít có uy tín quốc tế hơn so với Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore hay Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông do thị trường trọng tài nội địa của Nhật Bản chưa thực sự phát triển đến mức độ như ở Singapore hay Hồng Kông. JCAA thường được các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng khi đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn là các giao dịch nội địa. Tuy nhiên, với tư cách là quốc gia cung cấp viện trợ ODA nhiều cho Việt Nam cũng như là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam thì luật sư cũng cần tìm hiểu về tổ chức trọng tài này khi giao dịch với các đối tác Nhật Bản.         

Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tê (ICC): ICC là một tổ chức trọng tài toàn cầu (global) được thành lập năm 1923, có trụ sở chính tại Paris, Pháp. Tòa trọng tài quốc tế của ICC có tới 176 thành viên đại diện cho 104 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trong đó có Việt Nam. Trọng tài ICC được biết đến với thế mạnh lâu đời trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, v.v. có giá trị lớn và có tính chất phức tạp về mặt pháp lý.

(ii) Trọng tài trong nước:

Theo thống kê của Bộ Tư pháp thì Việt Nam có tới 22 tổ chức trọng tài khác nhau phân bổ chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó, đáng lưu ý nhất là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình Dương.

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC): Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 cùa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương (thành lập nãm 1963) và Hội đồng trọng tài hàng hải (thành lập năm 1964). Cho đến nay, đây vẫn là tổ chức trọng tài có truyền thống lâu đời và hoạt động tích cực nhất trong số các tổ chức trọng tài ở Việt Nam thể hiện ở số lượng vụ tranh chấp được giải quyết hàng năm ngày một tăng cao. VIAC cũng là tồ chức trọng tài Việt Nam được quốc tế biết đến nhiều nhất và thường xuyên được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC): Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Thái Bình Dương với tên tiếng Anh là Pacific International Arbitration Centre (PIAC) thành lập theo Giấy phép số 01/TP-GP ngày 28/8/2006 của Bộ Tư pháp. PIAC được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nhân về một định chế giải quyêt tranh chấp đáng tin cậy, hiệu quả, công bằng và độc lập tại Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của PIAC là giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp và bảo đảm uy tín, bền vững và lâu dài của PIAC.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

II- LỰA CHỌN QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

Thông thường, khi đã lựa chọn tổ chức trọng tài nào thì sẽ áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức trọng tài đó. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có những trường hợp mà các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức trọng tài này nhưng lại muốn áp dụng một quy tắc tố tụng trọng tài khác. Thực tiễn tố tụng trọng tài tại Việt Nam cho thấy, có nhiều trường hợp các bên ký kết hợp đồng lựa chọn chọn trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) nhưng lại không muốn áp dụng quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài này mà lại thỏa thuận áp dụng quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế của ICC.

Trước thời điểm Luật trọng tài thương mại nãm 2010 cỏ hiệu lực thì các điều khoản trọng tài có lựa chọn như vậy thường bị tòa án Việt Nam tuyên là vô hiệu theo khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Khi Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực thi hành thì các điều khoản thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọng tài nhưng lại áp dụng một quy tắc trọng tài khác vẫn được coi là có giá trị pháp lý để tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên nhưng có thể bị coi là không thể thực hiện được nếu tổ chức trọng tài mà các bên lựa chọn không đồng ý áp dụng quy tắc trọng tài khác với quy tắc của họ.

Tại thời điểm này thì VIAC chưa tiến hành giải quyết tranh chấp theo bất kỳ quy tắc trọng tài nào khác ngoài quy tắc trọng tài do VIAC ban hành. Quy tắc trọng tài của ICC năm 2017 cũng quy định rõ tại Khoản 2 Điều 1 rằng, Tòa trọng tài quốc tế của ICC “là cơ quan có thẩm quyền duy nhất để điều hành trọng tài theo Quy tắc này...”. Các bên khi đàm phán ký kết hợp đồng nên kiểm tra trực tiếp với tổ chức trọng tài mà họ đã lựa chọn xem tổ chức đó có thể tiến hành tố tụng trọng tài theo quy tắc trọng tài khác hay không trước khi ghi vào trong thỏa thuận trọng tài. Việc thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọng tài nhưng lại áp dụng một quy tắc trọng tài khác cũng có thể làm phát sinh những hậu quả pháp lý phức tạp giai đoạn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài ờ nước ngoài sau này.

Thông thường, các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức trọng tài nào thì sẽ áp dụng quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó, trừ trường họp trọng tài vụ việc (ad hoc). Tuy nhiên, trong trường hợp các bên tranh chấp mong muốn lựa chọn một quy tắc tố tụng khác với quy tắc của tổ chức trọng tài mà mình đã lựa chọn thì phải tìm hiểu xem tổ chức trọng tài đã chọn có cho phép áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài khác hay không.

Cho dù áp dụng bất kỳ quy tắc trọng tài nào thì cũng cân so sánh xem quy tắc tố tụng trọng tài đó có phù họp với tiêu chuẩn quốc tế thể hiện ở Quy tắc trọng tài của ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) hay không. Mức độ can thiệp của tổ chức trọng tài vào việc xét xử và ra phán quyết của Hội đồng trọng tài hay tính độc lập của trọng tài viên như thế nào. Quyền tự do lựa chọn (party autonomy) của các bên tranh chấp có được tôn trọng hay không để từ đó xác định việc lựa chọn một quy tắc trọng tài phù hợp nhất trong quá trình đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng cũng như thỏa thuận trọng tài.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

III- LỰA CHỌN SỐ LƯỢNG TRỌNG TÀI VIÊN

Các bên có quyền tự do lựa chọn số lượng trọng tài viên cho vụ tranh chấp của mình. Thông thường, các bên lựa chọn số lượng trọng tài viên là số lẻ để có thể thực hiện nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng trọng tài viên là số chẵn thì nếu không thực hiện được nguyên tắc biểu quyết theo đa số thì bên nào có phiếu biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ là phiếu quyết định (Veto). Các bên cũng thường lựa chọn Hội đồng trọng tài bao gồm 01 trọng tài viên duy nhất hoặc 03 trọng tài viên trong đó mỗi bên chọn 01 trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ do 02 trọng tài viên do các bên chọn thỏa thuận bầu lên hoặc nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ do tổ chức trọng tài chỉ định. Cách thức chỉ định trọng tài viên và thành lập Hội đồng trọng tài sẽ được tiến hành theo từng quy tắc tố tụng trọng tài cụ thể. Việc lựa chọn số lượng trọng tài viên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hình tranh chấp, tính chất phức tạp hay giá trị vụ tranh chấp, luật áp dụng về nội dung và tố tụng v.v.. dẫn đến thời gian giải quyết tranh chấp và chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể khác nhau là điều mà các bên khi đàm phán, ký kêt hợp đồng cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

IV- LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI

Việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có ý nghĩa quan trọng không chỉ vì sự thuận tiện cho các bên tranh chấp mà đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài hay tranh chấp quốc tế thì việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (hay thường gọi là seat/place of arbitration) chính là lựa chọn địa điểm về mặt pháp lý dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau, như xác định luật trọng tài của quốc gia nào sẽ điều chỉnh tố tụng trọng tài, tòa án nào sẽ có quyền giám sát và hỗ trợ tố tụng trọng tài, phán quyết trọng tài đó sẽ là phán quyết trọng tài trong nước hay phán quyết trọng tài nước ngoài và có thể được công nhận và thi hành theo Công ước New York 1958 hay không.

Do đó, các bên khi đàm phán, ký kết hợp đồng cần cân nhắc vấn đề này một cách kỹ lưỡng, cần lưu ý rằng việc các bên thỏa thuận lựa chọn địa điếm giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong mọi trường hợp nhất thiết phải được tổ chức tại địa điểm cụ thể đó. Khoản 2 Điều 11 Luật trọng tài thương mại năm 2010 kế thừa quy định tại Điều 20 Luật mẫu của UNCITRAL cho phép Hội đồng trọng tài có thể linh hoạt tiến hành phiên họp tại nơi Hội đồng X, trọng tài “cho là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hóa, tài sản hoặc tài liệu khác” nếu như các bên không có thỏa thuận khác.

Để xác định địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài (scat hay place of arbitration) họp lý, các bên tranh chấp cần trả lời một số câu hỏi sau đây:

- Luật trọng tài tại địa điểm tiến hành tổ tụng trọng tài có phù hợp với những tiêu chuẩn quôc tế thể hiện trong Luật trọng tài mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) hay không?

- Địa điểm trọng tài có phải là quốc gia thành viên Công ước New York 1958 hay không để bảo đảm hiệu lực cưỡng chế thi hành của phán quyết ưọng tài sau này?

- Tòa án sở tại có hỗ trợ trọng tài hay không hay hỗ trợ đến đâu?

- Chi phí và sự thuận tiện cho các bên tranh chấp về đi lại, ăn ở, thuê luật sư hay chuyên gia, v.v..

Cần lưu ý rằng, trừ khi đó là một tranh chấp hoàn toàn nội địa, còn đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì vấn đề chi phí và sự thuận tiện cho các bên tranh chấp không nên là những ưu tiên hàng đầu khi đàm phán, thương lượng để xác định địa điểm trọng tài.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

V- LỰA CHỌN NGÔN NGỮ TRỌNG TÀI

Thông thường các bên tranh chấp cũng có quyền tự do lựa chọn ngôn ngữ trọng tài. Tuy nhiên, đối với tranh chấp nội địa (không có yếu tố nước ngoài) thì Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định ngôn ngữ trọng tài bắt buộc phải là tiếng Việt, trừ khi tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc một trong các bên tranh chấp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định ngôn ngữ trọng tài.

VI- LỰA CHỌN LUẬT ÁP DỤNG CHO THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

Thực tiễn trọng tài ở Việt Nam thường cho rằng, luật điều chỉnh hợp đồng cũng đồng thời là luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài vì điều khoản trọng tài thường là một điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, điều này không hẳn lúc nào cũng đúng. Luật điều chỉnh hợp đồng và luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài có thể không đồng nhất với nhau, do đó để tránh những tranh chấp phức tạp về vấn đề này, cách tốt nhất là luật sư nên tư vấn cho khách hàng thỏa thuận rõ ràng về luật áp dụng để xác định sự tồn tại, giá trị pháp lý và hiệu lực thực tế của một thỏa thuận trọng tài ngoài thỏa thuận về luật điều chỉnh hợp đồng. Một ví dụ điển hình trong trường họp này là điều khoản trọng tài mẫu của Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông ghi rõ: “Luật của điều khoản trọng tài này sẽ là luật của... (Luật Hồng Kông)”.

Các yếu tố trên đây là những nội dung cơ bản cần có của một thỏa thuận trọng tài. Ngoài nội dung của họp đồng quy định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên ký kết họp đồng, điều khoản luật điều chỉnh hợp đồng thì các bên hoàn toàn có thể đàm phán, thương lượng từng yếu tố của thỏa thuận trọng tài trong từng vụ việc cụ thể cân nhắc tới vị thế thương lượng của từng bên, loại hình tranh chấp, quốc tịch của các bên, v.v.. Luật sư cần thảo luận kỹ lưỡng với khách hàng yếu tố nào là “lợi ích cốt lõi” không thể nhân nhượng và yếu tố nào có thể nhân nhượng đối tác để đáp ứng lợi ích của các bên. Không có một khuôn mẫu nào cụ thể cho mọi giao dịch khác nhau mà hoàn toàn tùy thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể để luật sư có thể đưa ra tư vấn cho khách hàng một cách chính xác để họ có thể đưa ra quyết định kịp thời.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

VII- ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI MẪU

Trong trường hợp khách hàng có toàn quyền quyết định về điều khoản thỏa thuận trọng tài thì cách đơn giản nhất là áp dụng điều khoản trọng tài mẫu của tố chức trọng tài mà khách hàng lựa chọn. Điều khoản trọng tài mẫu thường được công bố rộng rãi trên website và các tài liệu tiếp thị của tổ chức trọng tài. Dưới đây là một số điều khoản trọng tài mẫu phổ biến thường được cân nhắc ở thị trường Việt Nam:

Ví dụ:

Điều khoản trọng tài mẫu của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC):

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (“VIAC”) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Điều khoản trọng tài mẫu của Tòa trọng tài quốc tế (ICC):

- Điều khoản trọng tài tiêu chuẩn của ICC: “Tất cả tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ phải được giải quyết chung thấm theo Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Quy tắc này”.

Điều khoản trọng tài mẫu được khuyến nghị riêng cho thị trường Trung Quốc lục địa: “Tất cả tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ phải được đưa ra Tòa trọng tài quốc tế thuộc Phòng thương mại quốc tế (ICC) và sẽ được giải quyết chung thẩm theo Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Quy tắc này”.

Điều khoản trọng tài mẫu của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC): “Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc có liên quan tới hợp đồng này, bao gồm cả bất kỳ vấn đề nào về sự tồn tại, tính hiệu lực hoặc việc chấm dứt của hợp đồng này, đều phải được đưa ra giải quyết chung thẩm bằng tố tụng trọng tài do Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (“SIAC”) điều hành theo Quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (“Bộ Quy tắc SIAC”) đang có hiệu lực tại thời điểm đó, Bộ Quy tắc SIAC được xem là một phần không tách rời của điều khoản này”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

VIII- HƯỚNG DẪN CỦA HIỆP HỘI LUẬT SƯ QUỐC TẾ (IBA) VỀ SOẠN THẢO THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

Thực tiễn tố tụng trọng tài quốc tế cho thấy rất nhiều trường hợp các bên ký kết hợp đồng thường hay cố gắng tự soạn thảo thỏa thuận trọng tài cho giao dịch cụ thể của riêng mình do tính chất phức tạp, đa dạng và chuyên sâu của các giao dịch kinh doanh, thương mại và đầu tư quốc tế xuyên biên giới. Điều này dẫn tới những tranh chấp pháp lý phức tạp khi xảy ra tranh chấp.

Do đó, c

- Các bên nên quyết định lựa chọn giữa trọng tài quy chế hay trọng tài vụ việc?

- Các bên nên lựa chọn một quy tắc trọng tài và sử dụng điều khoản mẫu của quy tắc này hay không?

- Trừ trường hợp đặc biệt, các bên không nên cố gắng giới hạn phạm vi tranh chấp đưa ra trọng tài và nên xác định phạm vi rộng.

- Các bên nên lựa chọn địa điểm tố tụng trọng tài (place) ở đâu? Lựa chọn này nên dựa trên cả những cân nhắc thực tiễn và pháp lý.

- Các bên nên xác định số lượng trọng tài viên cụ thể là bao nhiêu người?

- Các bên nên xác định phương thức lựa chọn và thay thế trọng tài viên như thế nào? Đối với trọng tài vụ việc thì nên xác định cơ quan có  thẩm quyền chỉ định trọng tài viên là tòa án quốc gia hay tổ chức trọng tài nào?

- Các bên nên xác định rõ ngôn ngữ trọng tài là ngôn ngữ hợp đồng hay không?

- Các bên nên xác định luật điều chỉnh hợp đồng và các tranh chấp phát sinh sau này là luật của quốc gia nào?

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: đàm phán, thương lượng, soạn thảo thỏa thuận trọng tài

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.49979 sec| 1221.086 kb