Kỹ năng lập luận quy nạp của luật sư 

24/06/2021
Lập luận quy nạp được chia thành hai dạng là quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn. Quy nạp hoàn toàn đặc trưng bởi sự nghiên cứu toàn bộ các đối tượng thuộc phạm vi xem xét để rút ra kết luận chung về chúng. Trái lại, quy nạp không hoàn toàn chỉ là phép rút ra kết luận chung cho toàn bộ lớp đối tượng trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng.

 

lập luận quy nạp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Kỹ năng lập luận quy nạp của luật sư 

Là suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở đi từ tri thức đơn lẻ, đơn nhất đến kết luận là tri thức chung. Quy nạp được chia thành hai dạng là quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn. Quy nạp hoàn toàn đặc trưng bởi sự nghiên cứu toàn bộ các đối tượng thuộc phạm vi xem xét để rút ra kết luận chung về chúng. Trái lại, quy nạp không hoàn toàn chỉ là phép rút ra kết luận chung cho toàn bộ lớp đối tượng trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng.

2- Ví dụ minh họa

Lập luận quy nạp của Luật sư trong vụ án Phạm Công D tại phiên tòa sơ thẩm.

Luật sư Nguyễn Văn T đã phân tích, làm rõ nhiều vấn đề về nội dung và tổ tụng của vụ án liên quan đến bị cáo, trong đó có việc xác định bị cáo có gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP X hay không. Cụ thể như sau:

"Có phải bị cáo Phạm Công D đã gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP X số tiền 9.000 tỷ đồng không? Về việc này, : Luật sư Phan Trung H đã trình bày cụ thể liên quan đến quy kết thiệt hại 7.000 tỷ đồng trong phần tội danh “Cố ý làm trái...”. Về phần mình, tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần nội dung vụ án, Ở đây, tôi chỉ nêu một s 5 tình tiết để minh chứng: Tháng 6/2012 khi Phạm Công D mới mò mẫm tìm hiểu Ngân hàng TMCP X thì thực trạng Ngân hàng theo Kết luận thanh tra xác định đến 29/02/2012 vốn chủ sở hữu đã bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế 6.061 tỷ đồng. gần gấp 2 lần vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trên báo cáo tài chính năm 2011, luôn có nguy cơ đổ vỡ, đang trên bờ vực phá sản. Đến sau ngày Đại hội cổ đông 07/02/2013, Phạm Công D mới chính thức bước chân vào Ngân hàng TMCP X, thì theo Cáo trạng, thực trạng ngân hàng còn tệ hại hơn: theo Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) thì lỗ lũy kế đã tăng lên 8.765.835 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711,1 tỷ đồng. Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tại Điều 5 quy định: giá trị thực của vốn điều lệ được xác định bằng vốn điều lệ thực góp cộng lợi nhuận chưa phân phối hoặc trừ lỗ chưa xử lý. Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2012, Ngân hàng TMCP X chẳng những mất vốn điều lệ mà giá trị cổ phần Ngân hàng TMCP X còn bị âm gần 20.000 đồng cổ phần! Trong tình trạng như vậy, đáng lý ra chỉ mua đồng/cổ phần, thế mà Phạm Công D và Tập đoàn T đã cả gan đảm mua lại Ngân hàng TMCP X với giá 4.484,61 tỷ đồng (thực tế đã chi trả 3.600 tỷ đồng), đồng thời ra sức huy động toàn bộ vốn liếng, tài sản của cá nhân và của Tập đoàn T, phải “vay nóng, vay lạnh" để thêm vào Ngân hàng TMCP X gần 10.000 tỷ đồng để bảo đảm tính thanh khoản và duy trì hoạt động của 22 Chi nhánh khắp cả nước với hơn một nghìn cán bộ, nhân viên của Ngân hàng TMCP X. Đau xót thay chi hơn hai năm sau, ngày 05/3/2015 Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc Ngân hàng X với giá 0 đồng cổ phần, đồng thời còn kể thìa toàn bộ quyền đòi nợ của Ngân hàng X, quản lý toàn bộ tài sản của Tập đoàn T đang thế chấp hợp pháp tại Ngân hàng X để thu hồi nợ 4.700 tỷ đồng! Chúng tôi được biết đến tháng 7/2016, tức là chỉ hơn một năm sau ngày Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng cổ phần, Ngân hàng Nhà nước đã công nhận Ngân hàng X có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh bất sản hình thành trong tương lai theo Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản! Đúng là phép màu! Phải chỉ phép màu này được Ngân hàng Nhà nước ra tay thực hiện ngay từ cuối năm 2012, sau khi có Kết luận Thanh tra, thì vụ án Phạm Công D đã không xảy ra và những người đứng trước vành móng ngựa hôm nay, nếu có, cũng không phải 36 bị cáo này!

Ngân hàng TMCP X là do Tập đoàn T (Phạm Công D đại diện) làm chủ sở hữu. Hoạt động của Ngân hàng TMCP X đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát Ngân hàng Nhà nước, tài sản của Tập đoàn T đưa vào Ngân hàng và các tài sản thế chấp khác vẫn còn nguyên vẹn đó. Vậy thì căn cử vào đâu để nói Phạm Công D gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP X 9.000 tỷ đồng? Mà nếu Ngân hàng TMCP X bị thiệt hại thì Tập đoàn T và Phạm Công D mới chính là người bị thiệt hại đầu tiên!

Từ những phân tích trên, cho thấy rằng, việc truy tố của Viện kiểm trên là không có căn cứ.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng lập luận quy nạp của luật sư 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.80071 sec| 942.383 kb