Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong các vụ án xâm phạm trật quản lý kinh tế phần năm

03/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Các quy định về sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố đã được quy định chi tiết tại Chương V Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Theo đó, những kỹ năng cụ thể sau đây các Luật sư có thể tham khảo trong quá trình tham gia tổ tụng nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

 

 

tài liệu hồ sơ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Về việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu đóng dấu “Mật”, "Tuyệt mật”, “Tối mật” có trong hồ sơ vụ án

 

 

Điểm e và g khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nghĩa vụ của người bào chữa đã quy định không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa, không được sử dụng tài liệu đã ghi Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của chức, cá nhân, không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tôi mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm tích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

 

Điều 177 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra, yêu cầu này được ghi vào biên bản. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

 

 

Tuy nhiên, trong thực tiễn hành nghề, việc hiểu, giải thích và vận dụng quy định này chưa được thống nhất giữa người tiến hành và người tham gia tố tụng, vì nội hàm khái niệm “bí mật điều tra” chưa dẫn thi hành. Ngoài ra, trong hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có nhiều tài liệu tố tụng trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tụng, tuy có dấu “Mật”, “Tối mật” hoặc “Tuyệt mật”, nhưng được đóng dấu bút lục và Luật sư lại được tiếp xúc, đọc, ghi chép và sao được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp quy hướng chụp những tài liệu liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra. Nhằm tránh những sai sót, vi phạm có thể xảy ra trong quá trình Luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra và sử dụng các tài liệu, sơ vụ án bảo đảm tuân thủ đúng đắn các quy định pháp luật, Luật sư cần chú ý những điểm sau:

 

 

Trước hết, về nhận thức, có thể hiểu bí mật điều tra là toàn bộ những thông tin (bằng văn bản hoặc trao đổi miệng), tài liệu, cơ sở dữ liệu tin học ... được hình thành trong giai đoạn điều tra kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra, được Điều tra viên thông báo và ghi nhận bằng biên bản cho người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự có trách nhiệm phải bảo mật, mà nếu tiết lộ ra bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khác quan và các hoạt động bình thường khác theo quy định của pháp luật của cơ quan và người tiến hành tố tụng”. Do đó, từ thực tiễn hành nghề, Luật sư cần thận trọng khi tiếp xúc, nghiên cứu các tài liệu có thể được coi thuộc về “bí mật điều tra”. Những tài liệu dạng này có thể là:

 

 

- Các thông tin, tài liệu do cơ quan điều tra ban hành, cung cấp, trao đổi kiến với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan chức năng khác các báo cáo sơ kết, tổng kết và báo cáo tiến độ điều tra liên quan trực tiếp đến vụ án có đóng dấu “Mật” mà nếu bị tiết lộ, có thể ảnh hưởng đến thẩm quyền, chức năng và hiệu quả tiến hành các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra...

 

 

- Những tin báo, tố giác về tội phạm mà nếu tiết lộ sẽ khiến cho việc điều tra tội phạm gặp khó khăn, kẻ phạm tội bỏ trốn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống, an toàn của người cung cấp, tố giác tội phạm.

 

 

- Nội dung các thông tin, trao đổi đã được ghi nhận trong các Biên bản hỏi cung bị can, biên bản đối chất, biên bản làm việc, biên bản xác minh, thực nghiệm ... mà Điều tra viên đã cung cấp, sao chụp thông báo cho Luật sư và lập biên bản yêu cầu Luật sư phải giữ bí mật

 

 

- Các yêu cầu điều tra bổ sung do Viện kiểm sát hoặc Kiểm sát viên yêu cầu đối với cơ quan điều tra có đóng dấu “Mật”, mà nếu tiết lộ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra.

 

 

Về thời điểm xác định giới hạn bắt đầu và hết hiệu lực của những thông tin được coi là “bí mật điều tra” mà Luật sư có trách nhiệm không được tiết lộ, đó là toàn bộ thời hạn từ khi cơ quan điều tra chấp thuận tự cách người bào chữa cho bị can hoặc chính thức thông báo về nghĩa vụ tuân thủ “bí mật điều tra” và được lập thành biên bản chính thức, cho đến khi kết thúc điều tra, tống đạt bản kết luận điều tra cho bị can hoặc những người tham gia tố tụng khác.

 

 

Về vấn đề “quan điểm của các thành viên của Hội đồng xét xử của các cấp Tòa án khi nghị án” phải được hiểu là trước hay sau khi bản án có hiệu pháp luật. Theo chúng tôi, dù là trước khi bản án có hiệu lực hay sau khi bản án có hiệu lực vẫn là tài liệu Mật và vẫn phải tuân thủ quy định về việc sử dụng tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 9 của Quy chế bảo vệ bí mật . Quy định của Điều 9 như sau :

 

 

(a) Mọi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu. Việc phổ biến, nghiên cứu phải được tổ chức ở nơi đảm bảo bí mật.

 

 

(b) Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước do ngành Tòa án nhân dân quản lý sau khi được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Các băng ghi âm, ghi hình, phim, ảnh có độ Mật phải được quản lý, bảo quản như tài liệu gốc.

 

 

Theo quy định của Điều 9 thì trong mọi trường hợp, tài liệu mang bí mật nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến. Việc khai thác, sử dụng tài liệu (ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu, vật mang bí mật nhà nước) chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân.

 

 

Căn cứ vào quy định của Điều này thì trường hợp Luật sư tham tụng tại phiên tòa đã được Tòa án cho phép photocopy thì cũng chỉ được sử dụng tài liệu có độ Mật của Nhà nước trong hồ sơ vụ án vào mục đích bào chữa nhưng không được công bố tài liệu đó và không được sử dụng vào mục đích khác (giảng dạy, viết sách) được. Nếu sử dụng các tài liệu được coi là bí mật nhà nước trái với quy định của Điều 9 nêu trên sẽ bị coi là vi phạm Quy chế bảo vệ bí mật của ngành Tòa án .

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

 

 

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ trong các vụ án xâm phạm trật quản lý kinh tế phần năm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.55504 sec| 954.695 kb