Kỹ năng quản lý cảm xúc khi đàm phán,thương thuyết trong nghề luật

24/07/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Cảm xúc khi đàm phán trong nhiều trường hợp có thể chính là kẻ thù khiến con người không thể đàm phán hay thương thuyết thành công. Khi bị cảm xúc lấn át, cá nhân không còn nghe được những gì người khác nói. Thay vì nghĩ đến mục tiêu, đến mối quan tâm hay nhu cầu của mình để giao tiếp hiệu quả thì những người bị kích động do sự tiêu cực của cảm xúc lại tập trung vào việc trừng phạt hay trả đĩa.

cảm xúc khi đàm phán Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng quản lý cảm xúc khi đàm phán, thương thuyết trong nghề luật

Cảm xúc trong nhiều trường hợp có thể chính là kẻ thù khiến con người không thể đàm phán hay thương thuyết thành công. Khi bị cảm xúc lấn át, cá nhân không còn nghe được những gì người khác nói. Khi ấy, họ thường trở nên khó đoán trước và không thể tập trung vào tiêu đã đặt ra. Thay vì nghĩ đến mục tiêu, đến mối quan tâm hay nhu cầu của mình để giao tiếp hiệu quả thì những người bị kích động do sự tiêu cực của cảm xúc lại tập trung vào việc trừng phạt hay trả đĩa. Giao dịch thất bại, mục tiêu không đạt được, óc phán đoán bị che mở và các nhu cầu không được thoả mãn. Cảm xúc hủy hoại các cuộc đàm phán và hạn chế khả năng sáng tạo. Khả năng tập trung và ra quyết định không còn, thay vào đó là hành động có thể làm tổn thương đến nhau.(xem thêm: luật sư tư vấn ly hôn)

Trong những trường hợp như vậy, cá nhân thường gây bất lợi cho chính bản thân và không bao giờ đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu trên phim ảnh, người ta có thể thấy những bài diễn văn xúc động luôn mang lại hiệu quả cao thì trên thực tế, điều này có đúng hay không còn phụ thuộc vào việc, liệu người có kiểm soát được cảm xúc của mình không hay lại xúc động mức để không thể suy nghĩ rõ ràng.

Khi đàm phán thương thuyết cần lưu ý gì?

Vậy nên, điều cốt yếu đầu tiên trong quản lý cảm xúc khi đàm phản/thương thuyết là phải để cho cảm xúc của bản thân ở trạng thái “trung lập", tức là không nên để cảm nhận chủ quan của cá nhân chi phối quá nhiều vào công việc đàm phán. Những phản ứng do định kiến chủ quan sẽ gây khó hiểu cho đổi tác đàm phán và nhiều trường hợp thậm chí còn không gắn với nội dung của cuộc đàm phán như: định kiến ghét làm việc với phụ nữ. Với người hành nghề luật, khi đàm phán thương thuyết thì phải biết để cho “mắt nhìn, tai nghe" trước khi tạo nên sự nhận thức cần có về “nhân sự trên bàn hội nghị”. Một điều cốt yếu cần được quán triệt trong quản lý cảm xúc bản thân khi thực hiện hoạt động đàm phán thương thuyết đó là “muốn thành công ngoài đời cũng như thắng lợi trong thương thuyết, hãy khách quan thực hiện những gì chủ quan mong đợi. Đó là cách hiểu ngôn ngữ chủ quan một cách khách quan nhất".(đọc thêm: văn bản đơn ly hôn)

Cảm xúc trong hoạt động đàm phán thương thuyết là tổ hợp của những trạng thái cảm xúc dương tính, cảm xúc âm tính và cảm xúc cân bằng. Mỗi trạng thái cảm xúc này được người đàm phán áp dụng và quản lý theo những chiến lược cụ thể, phù hợp với bối cảnh, mối quan hệ và đối tác chủ thể liên quan.(tìm hiểu về: hợp đồng hôn nhân)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng quản lý cảm xúc khi đàm phán,thương thuyết trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.42632 sec| 938.313 kb