Kỹ năng của luật sư tham gia tố tụng hành chính sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

"Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".

Abraham Lincoln

Kỹ năng của luật sư tham gia tố tụng hành chính sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chinh khi có các điêu kiện theo quy định cùa Luật tố tụng hành chính năm 2015 nhằm rút ngắn về thờig gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Luật sư cần nắm vững những tiêu chí cụ thể để tư vấn cho khách hàng cỏ thể yêu cầu Tòa án đưa những vụ việc cụ thể ra giải quyết theo thủ tục rút gọn, rút ngắn thời gian tố tụng và đơn giải hóa về thủ tục theo đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Liên hệ

 

I- NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 thi “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn’ và 'Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Như vậy, về nguyên tắc, việc xét xử của Tòa án có thể được thực hiện hoặc theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn với những điều kiện nhất định do luật định.

Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn xét xử có những yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính đơn giản, trong khi đó Tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục thông thường dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc đối với Nhà nước vó nhân dân. Vì vậy, Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là có căn cứ pháp lý và cần thiết.

Luật sư cần nắm vững những tiêu chí cụ thể để tư vấn cho khách hàng cỏ thể yêu cầu Tòa án đưa những vụ việc cụ thể ra giải quyết theo thủ tục rút gọn, rút ngắn thời gian tố tụng và đơn giải hóa về thủ tục theo đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật.

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật mà Luật sư cần nắm vững và giải thích rõ cho khách hàng của mình trong trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn là:

(i) Vụ án hành chính được Tòa án xử lý hoặc giải quyết nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

(ii) Việc áp dụng thủ tục rút gọn sẽ giảm nhẹ đáng kể thời gian, vật chất cho hoạt động tố tụng của Tòa án; giảm nhẹ đáng kể chi phí tố tụng, thời gian, công sức của các đương sự cho việc tham gia tố tụng tại Tòa án;

(iii) Việc xử lý hoặc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, bất đồng nảy sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của vụ việc đó trong xã hội, góp phần nhanh chóng ổn định mâu thuẫn xã hội;

(iv) Việc quy định về thủ tục rút gọn bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường sẽ tạo cơ hội cho người dân lựa chọn phương thức tham gia và tiếp cận các hoạt động của Tòa án.

Khác với việc Luật tố tụng hành chính quy định Tòa án chủ động xem xét các điều kiện luật định để quyết định có giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn hay theo thủ tục thông thường, Luật không quy định đương sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, nhưng thực tế Luật sư có thể đưa ra lời khuyên khách hàng suy nghĩ có nên yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bằng thủ tục rút gọn cùng với việc khởi kiện vụ án hành chính hay không. Trường hợp có yêu cầu thì Luật sư cần xem xét kỹ tài liệu và yêu cầu khởi kiện của khách hàng có đủ các điều kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính để đưa ra đề nghị Tòa Án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

Xem thêm: Dich vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

II- KỸ NĂNG KIỂM TRA CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN

Luật tố tụng hành chính không phân biệt đối tượng khởi kiện vụ án là QĐHC hay HVHC, không phân biệt đối tượng khởi kiện là loại  QĐHC, HVHC gì, chỉ cần thỏa mãn điều kiện theo Luật định là có thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Theo quy định tại Điều 246 Luật tố tụng hành chính thì vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.

Đây là điều kiện tiên quyết để giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn.

Trường hợp một số yêu cầu khởi kiện có tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, qua đó đã thể hiện vụ án thì có thể được xem là tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.

Thứ hai, các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.

Thứ ba, không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Luật sư cũng cần lưu ý khả năng Tòa án ra quyết định chuyển vụ án từ giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường khi phát sinh các sự kiện làm mất đi các điều kiện để vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Tại Khoản 2 Điều 246 Luật tố tụng hành chính quỵ định: Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

- Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá;

- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Phát sinh yêu cầu độc lập;

- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp (trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

III- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THỰC HIỆN KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN

Khi xét thấy có đủ điều kiện giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 125 Luật tố tụng hành chính, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp cùng hồ sơ vụ án ngay sau khi ra quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trà lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Tòa án, đương sự có quyên khiêu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Vấn đề của các luật sư là cân nhắc xem việc Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn hay giải quyết theo thủ tục thông thường có lợi hơn, có cơ hội xem xét quyền lợi cho thân chủ của mình để tư vấn cho họ quyết định là có thực hiện quyền khiếu nại của mình để yêu cầu giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường hay không.​​​​​​

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.

​​​​​​

IV - KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM THEO THỦ TỤC RÚT GỌN

Theo thủ tục thông thường, trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, Luật tố tụng hành chính quy định tại Điều 130, 131 về thời hạn chuẩn bị xét xử và nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Đối với vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn, Luật tố tụng hành chính không quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thẩm phán trong giai đoạn này; chỉ quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 125 Luật tố tụng hành chính thì Thẩm Phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Như vậy, đương nhiên sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải có nhiệm vụ lập hồ sơ vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện tự giác giao nộp cùng với đơn khởi kiện và người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giao nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) theo Thông báo của Thẩm phán thụ lý vụ án (Điều 126 và Điều 128 Luật tố tụng hành chính). Sau khi lập hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án có đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại Khoản 1 Điều 246 Luật tố tụng hành chính thì Thẩm phán

không tiến hành các bước chuẩn bị xét xử tiếp theo yêu cầu giao nộp, xác minh, thu thập chứng cứ, tổ chức giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, tố chức đối thoại...) mà ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Nội dung của quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 247 Luật tố tụng hành chính.

Đế bảo đảm nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp cùng hồ sơ vụ án ngay sau khi ra quyết định; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án để Tòa án kịp đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Như trên đã nêu, Luật sư cần xem xét đề tư vấn cho khách hàng của mình thực hiện quyền khiếu nại quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Trường hợp không có đương sự nào khiếu nại quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn, thì Luật sư phải nghiên cứu ngày hồ sơ vụ án để chuẩn bị bản luận cứ của mình.

Các kỹ năng của Luật sư tại phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn như sau:

- Trong thủ tục khai mạc phiên tòa:

Khác với phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án thông thường, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện. Thủ tục khai mạc phiên tòa được Thẩm phán tiến hành theo quy định tại Điều 169 Luật tố tụng hành chính - như phiên tòa theo thủ tục thông thường. Luật sư cần theo dõi diễn biến thủ tục khai mạc phiên tòa và xử lý kịp thời các tình huống tố tụng phát sinh như kỳ năng tham gia phiên tòa theo thủ tục thông thường.

- Kỹ năng tiến hành đối thoại tại phiên tòa rút gọn:

Khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán không được tổ chức đối thoại trước khi mở phiên tòa; việc đối thoại sẽ được tiến hành ngay sau khi khai mạc phiên tòa. Vì vậy, Luật sư lưu ý cho khách hàng của mình không yêu cầu tiến hành đối thoại ngày sản khi Tòa án thụ lý vụ án trong trường hợp mong muốn tòa án giải quyết nhanh, gọn vụ án bằng thủ tục rút gọn.

Luật tố tụng hành chính không quy định chi tiết cách thức tiến hành đối thoại, cách thức xử lý kết quả đối thoại, lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành trong thủ tục rút gọn; tại Khoản 3 Điều 249 Luật tố tụng hành chính chi quy định: Trường hợp đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 Luật tố tụng hành chính.

Khi chưa có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề đối thoại trong phiên tòa rút gọn, kết quả đối thoại cần được xử lý cụ thể như sau:

- Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử (Khoản 3 Điều 249 Luật tố tụng hành chính);

- Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán yêu cầu Thư ký ghi vào biên bản phiên tòa về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết dự án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Luật không quy định chi tiết việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa như thế nào. Vì vậy, trong trường hợp này, với tư cách người bảo vệ quyền lợi cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư có thể yêu cầu lập biên bản riêng với các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 139 Luật tố tụng hành chính.

 Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt HVHC bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự (có thể ghi vào biên bản phiên tòa). Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án QĐHC mới hoặc thông báo về việc chấm dứt HVHC bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành mở lại phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp nhận được QĐHC mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biệt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngày và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thi quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Như vậy, trong khoảng thời gian 07 ngày cho người bị kiện gửi cho Tòa án QĐHC mới hoặc thông báo về việc chấm dứt HVHC bị khởi kiện và cũng trong khoảng thời gian 07 ngày chờ người khởi kiện gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện luật không quy định Thẩm phán xừ lý phiên tòa thế nào.

Trong trường hợp này, căn cứ quy định về tạm ngừng phiên tòa tại Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 187 Luật tố tụng hành chính, Luật sư có quyền đưa ra đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa.

Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử. Kỹ năng chuẩn bị và tham gia đối thoại của Luật sư được phân tích chi tiết trong Mục 2 Chương 5.

- Kỹ năng trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án:

Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án trong phiên tòa theo thủ tục rút gọn được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XI của Luật tố tụng hành chính, bao gồm các điều từ 175 đến 197 quy định về việc tranh tụng tại phiên tòa, có nghĩa là được thực hiện như tại phiên tòa theo thủ tục thông thường.

Tuy nhiên, mục đích của thủ tục rút gọn là rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật, vì vậy Luật sư cần lưu ý là tại phiên tòa rút gọn một số thủ tục tranh tụng sẽ được Tòa án đơn giản hóa. Hơn nữa. trước khi trình bày. tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án các bên tham gia tố tụng vừa trải qua một quá trình đối thoại mà qua đó các yêu cầu. quan điểm đã được trình bày, trao đổi, các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét, vì vậy không cần phải lặp lại mà nhấn mạnh phần đề xuất hướng giải quyết vụ án một cách cụ thể, chi tiết.

Trường hợp phiên tòa có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát thì sau khi những người tham gia tố tụng tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán. Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, tuyên án, bản án sơ thám, sửa chữa, bổ sung bản án và cấp trích lục bản án, cấp bản án được thực hiện như đối với thủ tục thông thường quy định tại các điều từ 191 đến 197 Luật tố tụng hành chính.

Ngoài những kỹ năng trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa theo thủ tục thông thường, tại phiên tòa theo thủ tục rút gọn, Luật sư cần hết sức nhạy cảm để tư vấn cho khách hàng đưa ra đề nghị cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ nhảm yêu cầu Tòa án xem xét thêm trước khi đưa ra phán quyết về vụ án bằng cách chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

V- KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG PHÁT SINH TRONG THỦ TỤC RÚT GỌN

1- Hoãn phiên tòa:

Luật tố tụng hành chính không quy định chi tiết các trường hợp phải hoãn phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Luật sư chú ý quy định tại Khoản 2 Điều 245 Luật tố tụng hành chính: “Tòa án áp dụng những quy định của Chương này'. đồng thời áp dụng những quy định khác của Luật này không trải với những quy định của Chương này để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn". Như vậy, việc hoàn phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn cũng được thực hiện theo quy định tại các điều 142 và 143 Luật tố tụng hành chính.

Luật sư đề nghị hoàn phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có một trong các căn cứ sau:

(i) Khi Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án mà không có Thấm phán dự khuyết để thay thế;

(ii) Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế;

(iii) Có đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt theo triệu tập họp lệ lần thứ nhất của Tòa án (trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt);

(iv) Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế;

(v) Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay.

Phiên tòa theo thủ tục thông thường còn phải hoãn khi vắng mặt người làm chứng, người giám định hoặc khi phải giám định lại. Các  trường hợp này không có trong phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn vì vụ án được giải quyết theo thủ tục này có tình tiết đơn giản, chứng cứ rõ ràng.

Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn không quá 15 ngày kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định hoãn phiên tòa đối với phiên tòa theo thủ tục thông thường thời hạn nay là 30 ngày).

2- Chuyển về xử thông thường: 

Bất cứ ở giai đoạn tố tụng nào, việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn đều có thế chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường khí xuất hiện một trong các sự kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 246 Luật tố tụng hành chính.

3- Đương sự vắng mặt:

 Luật sư cần lưu ý khách hàng của mình về việc vắng mặt tại phiên tòa: Vắng mặt lần thứ nhất, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa; Vắng mặt lần thứ hai (trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan) thì Thẩm phán xử lý như sau:

(i) Đối với người khởi kiện, người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

(ii) Đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.

(iii) Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Luật sư cần chú ý là: Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Luật sư) vắng mặt, Tòa án sẽ không chấp nhận hoãn phiên tòa theo yêu cầu của đương sự khi họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai.

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây;

- Người khởi kiện, người bị kiện. người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

- Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

- Người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án nền hành xét xử vắng mặt họ;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

- Sự tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết theo thủ tục rút gọn:

Vai trò, chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính nói chung và tại phiên tòa sơ thẩm được quy định cụ thể tại Điều 25, Điều 156 và Điều 200 Luật tố tụng hành chính. Theo đó, Viện kiểm sát tham gia hầu hết các phiên tòa sơ thẩm.

Tại Khoản 2 Điều 25 Luật tố tụng hành chính quy định.' “Viện kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 156 Luật TTHS quy định; Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử mà không phải hoãn phiên tòa.

Như vậy, không bắt buộc phải có sự tham gia của Kiểm sát viên tại các phiên tòa sơ thẩm (trong đó có các vụ án hành chính có tiêu chí để áp dụng thủ tục rút gọn). Khi đó, Viện kiểm sát có thể thực hiện quyền kiểm sát của minh thông qua kiểm tra hồ sơ vụ án để thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị hoác yêu cáu theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật tố tụng hành chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư tham gia tố tụng hành chính sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.35929 sec| 1184.117 kb