Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng của Luật sư

12/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong lĩnh vực pháp lý nói riêng hay các lĩnh vực kinh khách nói chung thì kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu Luật sư nắm bắt được kỹ năng quan trọng này vấn đề sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn.

 

 

kỹ năng luật sư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong lĩnh vực pháp lý

 

(i) Đối với khách hàng là người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài 

 

Cũng giống như bất kể vụ án nào khác, trước khi tiếp xúc trao đối với khách hàng, Luật sư phải tìm hiểu các thông tin về khách hàng về các tình tiết của vụ án cũng như những thông tin khác liên quan đến. vụ án. Tùy theo từng trường hợp phạm tội cụ thể và khách hàng cụ thể mà Luật sư thực hiện cách thức tiếp xúc, trao đổi khác nhau; nội dung trao đổi khác nhau, nội dung tư vấn cho khách hàng khác nhau. Luật sư cũng cần chuẩn bị cho mình hoặc lựa chọn một người am hiểu về phản luật quốc tế trợ giúp trong quá trình tiếp xúc, trao đổi.

 

 

      Vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ

 

 

Đối với đối tượng phạm tội là người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài (thông qua người đại diện theo pháp luật), Luật sư cần quan tâm đến quốc tịch của họ, từ đó xác định ngôn ngữ họ dùng để tiếp xúc, trao đổi. Nếu họ biết và đồng ý sử dụng tiếng Việt trao đổi thì Luật sư cũng nên kiểm tra thực tế, chỉ trao đổi bằng tiếng Việt nếu khách hàng sử dụng thành thạo. Đây là điều cần thiết vì không sử dụng thành thạo thì sẽ gặp khó khăn khi trao đổi, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc. Trường hợp họ không sử dụng tiếng Việt tùy theo họ sử dụng ngôn ngữ nào Luật sư phải có sự chuẩn bị để dịch chuyển ngữ. Phiên dịch có thể do phía khách hàng hoặc phía Luật sư chuẩn bị nhưng cần có sự thống nhất của hai bên.

 

 

Tuy nhiên, khi lập và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, Luật sư cần thống nhất với khách hàng về ngôn ngữ sẽ sử dụng. Luật sư có thể sử dụng tiếng nói và chữ viết của nước mà khách hàng mang quốc tịch thì dễ dàng cho cả hai bên. Nếu không thể sử dụng được tiếng và chữ viết của nước mà khách hàng mang quốc tịch thì nên sử dụng ngôn ngữ Anh làm cơ sở trao đổi và lập hợp đồng.

 

 

     Giải thích các quy định của pháp luật Việt Nam:

 

 

Sau khi nghe và hiểu nội dung yêu cầu của khách hàng, Luật sư cần giảu thích các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến yêu cầu khách hàng. Nhiều quy định của pháp luật Việt Nam không tương thích với quy định pháp luật của nước mà khách hàng mang quốc tịch, đặc biệt là những nước có hệ thống án lệ. 

 

 

Việc giải thích pháp luật rất quan trọng, giúp khách hàng hiểu rõ lý do tại sao bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam và trong trường hợp luật không tương thích thì giải quyết như thế nào...

 

 

    Nội dung trao đổi với khách hàng

 

 

Tùy theo từng đối tượng khách hàng và tùy theo từng vụ việc cụ thể, Luật sư xác định các nội dung cần trao đổi với khách hàng. Ngoài những nội dung cần trao đổi giống như trong bất kể vụ án nào (như: Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội; Lý do thực hiện hành vi phạm tôi; Diễn biến của hành vi phạm tội; Hậu quả của hành vi phạm tội; Đã khắc phục hậu quả chưa; Gia đình thuộc diện như thế nào; Nhân thân ra sao; Có suy nghĩ gì về hành vi của mình; Mong muốn hiện tại của khách hàng là như thế nào...), Luật sư cần làm rõ hơn về nhân thân của khách hàng, công việc và các mối quan hệ của khách hàng tại Việt Nam. Ngược lại, nếu khách hàng của Luật sư là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có yếu tố nước ngoài, thì việc trao đổi lại có nội dung được đề cập ở góc độ khác (tập trung chủ yếu vào vấn đề thiệt hại, tổn thất và bồi thường thiệt hại; Vấn đề vệu cầu xử lý đối với đối tượng như thế nào...).

 

(ii) Đối với đối tượng là công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam

 

Do khách hàng là công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại của Việt Nam nên về cơ bản việc tiếp xúc, trao đổi của Luật sư với họ cũng được thực hiện như trong các vụ án hình sự khác. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Luật sư có thể trao đổi thêm với họ và các nội dung liên quan đến yếu tố nước ngoài, như về quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, về một số hoạt động tố tụng được thực hiện trên cơ sở sự phối hợp giữa cơ quan tố tụng Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài hoặc trên cơ sở các Điều ước quốc tế; Cách cư xử phù hợp nếu khách hàng đã có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của người nước ngoài hoặc cơ quan, tổ chức của nước ngoài...

 

 

Tại sao Luật sư cần phải có kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng?

 

 

Luật sư trang bị được kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng thì không chỉ công việc của Luật sư được thuận lợi mà còn nâng tầm giá trị của Luật sư trong mắt khách hàng. Điều này còn giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm về tác phong làm việc của những cá nhân hành nghề Luật sư nói chung. Từ đó, sẽ góp phần hình thành cầu nối tinh thần cho khách hàng về lĩnh vực pháp lý.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.46326 sec| 942.555 kb