Kỹ năng viết trong tranh luận của luật sư
Nội dung bài viết
- 1- Kỹ năng viết trong tranh luận của luật sư
- Khi nói đến kỹ năng viết trong nghề luật, một số người thường nghĩ đến việc Luật sư viết văn bản kiến nghị, quan điểm bảo chữa, bảo vệ; Kiểm sát viên viết Bản cáo trạng, quan điểm luận tội, Thẩm phán viết Bản án... Trong cuộc sống thường ngày, việc tranh luận thường chỉ diễn ra bằng lời nói qua lại giữa các bên tham gia tranh luận. Tuy nhiên, hoạt động tranh luận trong nghề luật, đặc biệt là tranh luận tại phiên tòa, không thể không gắn với kỹ năng viết của Luật sư. Kỹ năng viết khi tham gia tranh luận không phải là viết những văn bản mà thường là kỹ năng viết, ghi chép kịp thời những ý, những quan điểm phát sinh trong quá trình tranh luận.
Khi nói đến kỹ năng viết trong nghề luật, một số người thường nghĩ đến việc Luật sư viết văn bản kiến nghị, quan điểm bảo chữa, bảo vệ; Kiểm sát viên viết Bản cáo trạng, quan điểm luận tội, Thẩm phán viết Bản án. Trong cuộc sống thường ngày, việc tranh luận thường chỉ diễn ra bằng lời nói qua lại giữa các bên tham gia tranh luận.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật:
(024) 66 527 527
1- Kỹ năng viết trong tranh luận của luật sư
Khi nói đến kỹ năng viết trong nghề luật, một số người thường nghĩ đến việc Luật sư viết văn bản kiến nghị, quan điểm bảo chữa, bảo vệ; Kiểm sát viên viết Bản cáo trạng, quan điểm luận tội, Thẩm phán viết Bản án... Trong cuộc sống thường ngày, việc tranh luận thường chỉ diễn ra bằng lời nói qua lại giữa các bên tham gia tranh luận. Tuy nhiên, hoạt động tranh luận trong nghề luật, đặc biệt là tranh luận tại phiên tòa, không thể không gắn với kỹ năng viết của Luật sư. Kỹ năng viết khi tham gia tranh luận không phải là viết những văn bản mà thường là kỹ năng viết, ghi chép kịp thời những ý, những quan điểm phát sinh trong quá trình tranh luận.
Trong các vụ án, đặc biệt là các vụ án lớn, phức tạp, liên quan đến vấn đề kinh tế, chuyên môn phức tạp như tài chính, ngân hàng, kế toán các bên tham gia tranh luận thường đưa ra rất nhiều thông tin, số liệu. Nếu người tham gia tranh luận chỉ nghe và ghi nhớ thì trong nhiều trường hợp sẽ không thể ghi nhớ được chính xác, đầy đủ các thông tin quan trọng. Do đó, khi tranh luận, bên cạnh việc lắng nghe các bên trình bày quan điểm, cần phải biết ghi chép lại những thông tin quan trọng để phục vụ cho việc tranh tụng.
2- Kỹ năng đọc trong tranh luận
Trong nghề luật, đọc là một hoạt động mà người làm công tác pháp luật thường phải thực hiện. Đọc hồ sơ vụ án, văn bản pháp luật giúp Luật sư, Kiểm sát viên nắm được nội dung vụ án, quy định pháp luật, từ đó đưa ra quan điểm buộc tội, gỡ tội. Tuy nhiên, kỹ năng đọc trong tranh luận có những điểm khác với đọc hồ sơ vụ án, văn bản pháp luật. Tại phiên tòa, khi trình bày quan điểm tranh luận của mình, có rất nhiều trường hợp, Luật sư, Kiểm sát viên sẽ phải viện dẫn những điều luật liên quan.
Trong trường hợp này, người tranh luận không nên chỉ dựa vào trí nhớ của mình để đưa ra điều luật mà nên dừng lại, mở văn bản pháp luật và đọc, trích dẫn chính xác điều luật liên quan. Điều này sẽ tăng tính thuyết phục đối với người nghe, người tham gia tranh luận. Khi đọc, trích dẫn văn bản pháp luật trong quá trình tranh luận hoặc tại phiên tòa, Luật sư cần đọc chậm, rõ ràng nội dung điều luật mà mình viện dẫn để chứng minh cho quan điểm tranh luận.
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm