Lịch sử nghề luật sư ở Nhật Bản

04/03/2021
Tìm hiểu về lịch sử nghề luật sư ở Nhật Bản trước thời kỳ Duy tân Minh Trị (năm 1868), Nhật Bản là một quốc gia phong kiến mà quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong tay các tướng quân (Shogun). Từ năm 1868, Nhật Bản bắt đầu phong trào hiện đại hoá đất nước (phương Tây hoá hay còn gọi là Duy Tân)

 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

1- Lịch sử nghề luật sư ở Nhật Bản

Trước thời kỳ Duy tân Minh Trị (năm 1868), Nhật Bản là một quốc gia phong kiến mà quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong tay các tướng quân (Shogun). Từ năm 1868, Nhật Bản bắt đầu phong trào hiện đại hoá đất nước (phương Tây hoá hay còn gọi là Duy Tân) với mục đích đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, có hệ thống pháp luật phát triển. Để đạt được mục đích đó, Nhật Bản xác lập chế độ tam quyền phân lập với ba ngành: lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó tính độc lập của ngành tư pháp được đề cao.

Cùng với quá trình xác lập chế độ tư pháp độc lập, vào tháng 02 năm 1876, Nhật Bản ban hành quy định đầu tiên về chế độ nghề luật sư ở Nhật Bản. Theo quy định này, Bộ trưởng Tư pháp công nhận người viết thế (người chuyên việt độ đơn kiện tụng) và người phát ngôn thể (người biện hộ tại Toà án dân sự tương đương với avocat của Pháp).

Vào năm 1889, Hiến pháp Minh Trị được ban hành. Theo quy định của Hiến pháp Minh Trị, Nhật Bản xác lập chế độ quân chủ lập hiến mà trung tâm là Nhật Hoàng. Chế độ tam quyền phân lập được củng cố, tính độc lập của Toà án và thẩm phán được bảo đảm. Trên cơ sở của Hiến pháp Nhật Bản, một loạt các luật tổ chức các cơ quan nhà nước được ban hành, trong đó có Luật về luật sư (năm 1893). Theo quy định của Luật về luật sư năm 1893, người phát ngôn thể chuyển thành luật sư và được quyền tham gia tất cả các vụ án tại tất cả Toà án các cấp trên phạm vi toàn quốc. Hội luật sư được thành lập tại các Toà án địa phương. Người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập một Hội luật sư địa phương. Các luật sư Nhật Bản chịu sự giám sát của Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương. Vào năm 1897, Liên đoàn luật sư Nhật Bản được thành lập.

Luật về luật sư được sửa đổi vào năm 1933. Theo quy định của Luật về luật sự năm 1933, phụ nữ Nhật Bản được quyền trở thành luật sư hành nghề. Luật về luật sư năm 1933 quy định chế độ đào tạo nghề đối với những người muốn hành nghề luật sư, thời gian đào tạo nghề là một năm sáu tháng sau khi đã thi đỗ kỳ thi quốc gia. Thẩm quyền giám sát luật sư được chuyển từ Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương sang Bộ trưởng Tư pháp. Luật sư Nhật Bản được độc quyền trong hành nghề luật sư. Những người không phải là luật sư không được phép hành nghề luật sư. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của luật sư trong thời kỳ này chưa được đề cao, thù lao luật sư không rõ ràng, luật sư thực hiện hành nghề còn chưa được khách quan. Việc tuyển chọn luật sự vào các chức vụ trong Hội luật sư địa phương, Liên đoàn luật sư Nhật Bản thường xảy ra tranh chấp. Do vậy, vào năm 1923, Đoàn luật sư Tokyo bị rạn nứt và tách thành hai. Liên đoàn luật sư Nhật Bản cũng tách thành hai: Hội luật sư đế quốc và Hội luật sư Nhật Bản. Ông

Từ năm 1930 đến năm 1945, hoạt động luật sư không phát triển, vì nước Nhật tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau khi Nhật Bản bại trận vào năm 1945, thể chế chính trị của Nhật Bản về cơ bản đã thay đổi. Hiến pháp mới năm 1946 được ban hành, theo đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân quyền được tôn trọng, Nhật Bản cam kết theo đuổi chủ nghĩa hoà bình. Bên cạnh nguyên tắc hiến định về sự độc lập của tư pháp và thẩm phán (Điều 76 Hiến pháp năm 1946), quyền của bị cáo được nhờ người biện hộ là luật sư cũng được quy định rõ trong Hiến pháp (Điều 37 Hiến pháp năm 1946).

2- Sửa đổi luật về luật sư năm 1949

Luật về luật sư cũng được sửa đổi vào năm 1949. So với Luật về luật sư năm 1933, Luật về luật sự năm 1949 có một số điểm mới sau:

- Sứ mạng của luật sư là bảo vệ nhân quyền cơ bản và thực hiện công lý xã hội.

- Quyền tự quản của Đoàn luật sư địa phương và Liên đoàn luật sư Nhật bản được thừa nhận

Việc giám sát hoạt động của luật sư được chuyển từ Bộ Tư pháp sang cho Liên đoàn luật sư và Đoàn luật sư địa phương. Liên đoàn luật sư có thẩm quyền công nhận luật sư và thực hiện xử lý kỷ luật đối với luật sư. Đoàn luật sư địa pương được thành lập theo phạm vi thẩm quyền tài phán của Toà án địa phương và là tổ chức bắt buộc của luật sư hành nghề, có nghĩa là luật sư phải là thành viên của một đoạn luân sự địa phương mới được phép hành nghề.

- Ba chức danh tư pháp là thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư phải thị đo kỳ thi tư pháp quốc gia, sau đó được đào tạo chung tại trường đào tạo chức danh tư pháp thuộc sự quản lý của Toà án tối cao.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Lịch sử nghề luật sư ở Nhật Bản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17874 sec| 942.297 kb